Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Trao duyên” (theo

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1.1. Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Trao duyên” (theo

kiến của một vài nhà nghiên cứu)

2.1.1.1. Theo tác giả Trần Nho Thìn trong cuốn “Phân tích tác phẩm

Ngữ văn 10″ (NXB Giáo dục năm 2006 trang 204) thì đoạn trích “Trao

duyên” (Trích Truyện Kiều) gồm 2 nội dung đáng chú ý:

– Hình tượng nhân vật Kiều.

– Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.

 Về hình tƣợng nhân vật Thúy Kiều, nhà nghiên cứu khẳng định: – Thúy Kiều là người có đức hi sinh, vị tha.

+ Trước cảnh gia biến, Kiều không hề băn khoăn, do dự, nàng sẵn sàng chấp nhận hi sinh tình yêu, bán mình để cứu cha và em.

+ Khi gia đình qua cơn sóng gió, Kiều lại day dứt trăn trở nghĩ về Kim Trọng. Nàng thấy mình có lỗi với chàng Kim và nàng quyết định trao duyên cho em, cố gắng thuyết phục em kết duyên với Kim Trọng. Nếu được như vậy thì nàng dẫu chết cũng cảm thấy được an ủi. Có thể nói, việc trao duyên cũng có nhiều biểu hiện của lý trí, của nhân cách đạo đức.

– Thúy Kiều là người có tình yêu sâu sắc và mãnh liệt. Nếu nhân vật Thúy Kiều chỉ biết có hi sinh, chỉ biết có chấp nhận đau khổ, bất hạnh thì nhân vật sẽ không hoàn thiện, không chân thực. Kiều còn là một người có tình yêu sâu sắc, mãnh liệt. Nghĩa là nàng cũng biết sống cho riêng mình. Nàng nhận thấy sự trống trải, vô nghĩa của cuộc đời khi không giữ được tình yêu với chàng Kim nữa. Nàng bất giác liên tưởng đến cái chết nhiều lần. Nhờ Thúy Vân trả nghĩa tưởng như có thể thanh thản, song lòng nàng biết bao dằn vặt đau đớn. Nàng than thân trách phận. Kiều đã yêu bằng cả tình cảm và cảm xúc của mình nên cũng thấu rõ bi kịch của thân phận và tình yêu.

→ Có thể nói, nhân vật Thúy Kiều có sự kết hợp hài hòa cả tình cảm và lý trí. Đây là kiểu nhân vật mới của văn học Việt Nam thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

 Về nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật, nhà nghiên cứu khẳng định: Đoạn trích “Trao duyên” đã chứng tỏ nghệ thuật miêu tả nội tâm xuất sắc của Nguyễn Du.

– Nguyễn Du đã dùng nhiều thủ pháp khác nhau để diễn tả đức hi sinh và lòng vị tha của Thúy Kiều.

+ Ngôn ngữ Kiều thuyết phục em thay mình trả nghĩa Kim Trọng có tính thuyết phục: cậy, lạy rồi sẽ thưa, xót tình máu mủ…

+ Kiều trân trọng khi nói đến lời thề nguyền: lời nước non.

+ Kiều cảm thấy thanh thản khi Thúy Vân kết duyên cùng với Kim Trọng. Những đoạn trích này chủ yếu miêu tả nội tâm nhân vật Thúy Kiều với tình yêu tha thiết, mãnh liệt. Nguyễn Du đã để cho Kiều nhiều lần nhắc đến các kỷ vật tình yêu đẹp đẽ, thiêng liêng để nói rõ nàng trân trọng tình yêu, Kiều nghĩ nhiều đến cái chết nhằm chứng tỏ nàng thấy cuộc đời vô nghĩa khi không được sống với chàng Kim.

+ Những sáng tạo nghệ thuật tài tình của Nguyễn Du ở đoạn trích này là khai thác triệt để ngôn ngữ nhân vật. Lúc đầu, Kiều dùng ngôn ngữ thuyết phục Thúy Vân vì đối tượng đối thoại là Thúy Vân. Nhưng rồi Kiều đánh

mất sự thanh thản từ lúc nào, nàng bất giác chuyển qua ngôn ngữ độc thoại với những lời than thân trách phận. Cuối cùng nàng lại chuyển qua ngôn ngữ

đối thoại với Kim Trọng mà quên hẳn Thúy Vân đang ngồi trước mặt. Sự

chuyển đổi đối tượng hướng đến của ngôn ngữ nhân vật khiến cho độc giả hình dung được tâm trạng nhân vật đa dạng nhiều chiều.

1.2.1.2. Theo tác giả Chu Văn Sơn trong cuốn “Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 10 nâng cao” (NXB Giáo dục năm 2006 trang 171) thì:

– “Trao duyên” có lẽ là tiếng kêu đứt ruột đầu tiên mở màn một chuỗi dài những đau thương chất chồng lên cuộc đời truân chuyên của người con gái tài sắc.

Đọc thêm:  Pinyin tiếng Trung là gì? Bảng chữ cái kèm cách đọc chuẩn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

– Kiều muốn một mình hứng chịu tất cả trước cảnh gia biến. Nàng đã trải qua một cuộc giằng xé đau đớn âm thầm giữa bên tình và bên hiếu. Cuối cùng nàng tự nguyện bán mình chuộc cha, quyết định hi sinh chữ tình vì chữ hiếu. Nhưng đây mới chỉ là màn dạo đầu của bi kịch mà thôi.

– Sự giằng xé sâu thẳm trong con người Kiều là giằng xé giữa chữ tình

và chữ duyên. Đây là xung đột không dễ gì hóa giải và nó là sự tiếp tục nỗi

đau đứt ruột của đêm trước. Hôm qua, Kiều đã xác định vì chữ hiếu thì đó là sự lựa chọn của nhận thức. Còn hôm nay Kiều phải trao duyên cho người khác thì đó mới chính là mất mát trong tình cảm.

– Kiều là người nghĩa trọng tình thân nên rơi vào bi kịch khi trao duyên.

Duyên thì đã trao. Tình lại thêm nặng. Vì vậy Kiều càng thấy yêu chàng

Kim hơn.

– Trong suốt đoạn trích và cả trước đó nữa, nàng luôn nghĩ đến cái chết như một kết cục u ám vì với nàng cuộc sống lúc này hoàn toàn vô nghĩa. Kiều hình dung mình chết, mình “thác oan” vì còn nặng tình với Kim Trọng. Vì thế oan hồn của nàng trở về dương thế và nàng chỉ xin cho mình một chén nước thôi để giải oan, để hồn thấy được an ủi, cảm thông, nhớ thương của người sống, của một chút tình cũ, một chút duyên thừa.

– Lời Kiều khép lại đoạn trích như vỡ ra trong nước mắt, nức nở cay cực: “Ôi ! Kim Lang ! Hỡi Kim Lang !

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”

Nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn phân tích sâu sắc về tấm lòng của Nguyễn Du trước tấm bi kịch của Kiều.

– Tố Như đã cảm nhận được nỗi uẩn khúc sâu hơn và đó mới là chỗ xót xa nhất của vết thương tâm.

– Nguyễn Du đã hóa thân vào nhân vật để thấy được tường tận tình

hiếu chỉ là đầu mối, là phần bên trên, còn ở bề sâu, cái phần nhức buốt nhất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

– Nguyễn Du đã thấu hiểu những tâm tư khuất lấp mà chân thực của Kiều khi trao những kỷ vật tình yêu cho em.

– Nguyễn Du đã 3 lần kêu lên đầy thống khổ cho những thân phận đàn bà tài sắc:

“Đau đớn thay phận đàn bà” “Chém cha cái số đào hoa”

– Nguyễn Du đã thực sự cảm thông sâu sắc cho Kiều nên qua đoạn trích, ta thấy Nguyễn Du đã hóa thân thành Kiều để nói lên những điều sâu kín nhất trong lòng Kiều. Bởi vậy, Thúy Kiều Trao duyên mà ngỡ như chính Nguyễn Du đang đứt ruột trao duyên.

Về sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du ở đoạn trích này, Chu Văn Sơn cho rằng:

– Trao duyên được mở đầu bằng hai câu thơ mà khi nói về vẻ đẹp của ngôn ngữ Truyện Kiều, ít ai không nhắc đến. Giản đơn mà chính xác, hàm súc qua bốn chữ: Cậy, chịu, lạy, thƣa. Với bốn chữ này, vị thế của hai chị em đã thay đổi đảo lộn. Kiều đang nhún mình, hạ mình để mong báo đáp ân tình cho chàng Kim. Tóm lại, bốn chữ ấy mang đậm cái bi kịch của nàng Kiều và qua đó ta thấy được tấm lòng, phẩm cách của Kiều thật cao khiết.

– Câu thơ: “Duyên này thì giữ, vật này của chung” thể hiện nỗi đau hết sức sâu kín của Kiều qua nghệ thuật dùng điệp từ “này” và 2 chữ “này” còn nằm trong điểm nhấn ngữ điệu. Nó gợi ra sự giằng co tinh vi giữa tâm và trí của Thúy Kiều.

2.1.1.3 Nhà nghiên cứu Lê Xuân Lít trong cuốn “Dạy và học Truyện Kiều – Những điều cần bàn ” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 2007) cho rằng: Ở đoạn trích “Trao duyên” Nguyễn Du đã có những sáng tạo sau:

Đọc thêm:  Lập dàn ý tả cảnh sông nước (một vùng biển, một con suối hay một

– Bố cục: Nếu “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) để Kiều hai lần nói chuyện trao duyên cho Thúy Vân thì trong Truyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

– Cách thể hiện: Nếu “Kim Vân Kiều Truyện” lúc trao duyên là một cuộc đối thoại thì trong Truyện Kiều thành độc thoại nội tâm, bởi vì Thúy Vân

không hề nói gì, mà chỉ có Kiều tự nói với mình, với Kim Trọng, với mối tình. – Chuyển vị trí ý tứ: “Kim Vân Kiều Truyện” để Kiều hai lần nói với Thúy Vân về việc gìn giữ tấm thân khi gần Kim Trọng thì Nguyễn Du đã chuyển vị trí điều đó khi Kiều đi theo Mã Giám Sinh với một nội dung khác: Kiều tiếc cho “Công nắng giữ mưa gìn” và “Thiệt lòng khi ở, đau lòng khi đi”.

2.1.2. Phƣơng án dạy học của SGV Ngữ văn 10 bộ cơ bản

A. Mục tiêu bài học

– Hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kịch của Kiều qua đoạn trích. Đối với Kiều, tình và hiếu thống nhất chặt chẽ.

– Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích.

B. Trọng tâm bài học

– Nêu bật sự tha thiết của Thúy Kiều với tình yêu bộc lộ qua hành động trao duyên.

– Tình yêu của Kiều mang đặc điểm quan niệm truyền thống về tình yêu: tình và nghĩa trong tình yêu.

C. Nội dung bài học

Trả lời 4 câu hỏi “Hướng dẫn học bài” trong SGK (có 4 nội dung):

1. Ý nghĩa của việc Kiều nhắc đến kỷ niệm tình yêu khi nói với Thúy Vân. Trong khi nói với Thúy Vân, Kiều như sống lại với các kỷ niệm của tình yêu với Kim Trọng qua kỷ vật, qua lời thề nguyền. Điều đó có ý nghĩa: tình yêu ở Kiều sâu sắc và mãnh liệt.

2. Việc Kiều nghĩ đến cái chết

– Từ ngữ thể hiện: “Trông ra ngọn cỏ lá cây. Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”; “hồn”, “dạ đài”; “người thác oan”.

– Kiều cảm thấy cuộc đời trống trải, vô nghĩa khi không còn tình yêu nữa, nàng nghĩ đến cái chết…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3. Kiều đối thoại với những ai trong đêm Trao duyên? – Kiều nói với Thúy Vân.

– Kiều đối thoại với Kim Trọng. – Kiều đối thoại với chính mình.

Điều đó thể hiện rõ tài năng của Nguyễn Du: Tác giả nắm bắt một cách tinh tế quy luật diễn biến tâm trạng của nhân vật. Kiều không thể nói hết nỗi lòng mình nếu chỉ có đối thoại với Thúy Vân.

Ý nghĩa: Để cho Kiều đối thoại với Thúy Vân, Kim Trọng, với chính mình như vậy thì mới đẩy cảm xúc của nhân vật lên đến cao trào, nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều được bộc lộ.

4. Nhận xét về mối quan hệ giữa tình cảm với lý trí, nhân cách và thân phận của Kiều qua đoạn trích.

– Về tình cảm: Kiều yêu Kim Trọng tha thiết, nhưng chữ “hiếu” buộc nàng phải hy sinh tình yêu. Do đó, về lý trí, Kiều buộc phải nhờ em gái trả nghĩa. Do vậy, Kiều đau đớn, than thân trách phận, xót xa chứ không hề thanh thản.

– Thân phận đau khổ nhưng nhân cách sáng ngời.

– Kiều gần với con người thực hơn, chứ không phải là một tấm gương đạo lý. Điều đó thể hiện tài năng của Nguyễn Du: nhân vật Thúy Kiều sống động và chân thực hơn nhân vật Thúy Kiều trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).

2.1.3. Phƣơng án dạy học của SGV Ngữ Văn 10 bộ nâng cao

A. Mục tiêu bài học

– Cảm nhận được tình yêu sâu sắc và nỗi đau đớn của Thúy Kiều trong đêm “Trao duyên”.

– Thấy được tài nghệ tuyệt vời của Nguyễn Du trong việc miêu tả diễn biến tâm lý của nhân vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

B. Những điểm cần lƣu ý

– Đoạn trích thể hiện một quan niệm rất đẹp về tình yêu: Yêu không chỉ vì mình mà còn vì hạnh phúc của người mình yêu. Và nói lên sự đau đớn tột độ khi tình yêu tan vỡ.

Đọc thêm:  Bài 1 trang 26 SGK Ngữ văn 8 tập 2

– Tài nghệ của Nguyễn Du thể hiện trong việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật, sử dụng lời thoại và độc thoại của nhân vật.

C. Nội dung dạy học

Trả lời 4 câu hỏi trong SGK 1. Tìm hiểu bố cục đoạn trích. 2. Việc trao duyên của Thúy Kiều

– Lời nói và việc làm của Kiều khi trao duyên.

– Tài nghệ tuyệt vời của Nguyễn Du: để nhân vật Thúy Kiều có những lời lẽ và hành vi đầy sức thuyết phục trong đêm “Trao duyên” cho Thúy Vân: “Cậy em” (chứ không phải nhờ), “chịu lời” (chứ không phải nhận lời), “ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” – dùng từ rất tinh tế (từ đắt).

3. Tâm trạng mâu thuẫn của Kiều khi trao duyên Thể hiện rõ trong câu thơ:

“Chiếc vành với bức tờ mây Duyên này thì giữ, vật này của chung”

“Duyên này thì giữ” – “giữ” không có nghĩa là trao hẳn mà chỉ để cho em giữ, “của chung” nghĩa là không đành lòng trao lại cho em”.

Điều đó chứng tỏ: Tình yêu của Kiều với Kim Trọng rất sâu sắc nhưng Kiều vẫn trao duyên cho em, Kiều đã đặt hạnh phúc của người yêu lên trên hết.

4. Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên

– Sau khi trao duyên cho em, Kiều đau đớn tột cùng, Kiều chỉ nghĩ đến cái chết, khóc cho một số phận, cho một mối tình.

– Điều đó thể hiện rõ ở chỗ: từ chỗ nói với em, Kiều chuyển sang nói với người yêu (vắng mặt) và nói với chính mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Ý nghĩa:

– Đoạn trích bộc lộ phẩm chất cao quý của Thúy Kiều trong tình yêu. – Tài nghệ tuyệt vời của Nguyễn Du thể hiện ở năng lực thấu hiểu con người qua việc miêu tả tâm lý nhân vật, sử dụng thành công lời đối thoại và độc thoại của nhân vật.

2.1.4. Các phƣơng án dạy học của một số sách tham khảo

2.1.4.1. Phƣơng án dạy học của tác giả Nguyễn Văn Đƣờng trong cuốn “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10” (Nhà xuất bản Hà Nội – 2008).

I. Nội dung cần đạt

Hiểu được diễn biến tâm trạng đầy mâu thuẫn, phức tạp, bế tắc của Thúy Kiều trong đêm trao duyên. Qua đó, thấy được sự đồng cảm mạnh mẽ, sâu sắc của Nguyễn Du đối với hoàn cảnh đau khổ và phẩm chất cao quý của Kiều: đức hi sinh, lòng vị tha.

II. Nội dung dạy học

Sau các hoạt động: kiểm tra bài cũ, giới thiệu đoạn thơ, đọc hiểu khái quát là đến hoạt động đọc hiểu chi tiết theo từng đoạn thơ.

1. Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong 12 câu đầu (723 – 734)

– Học sinh đọc 2 câu đầu, phát hiện, suy nghĩ về cử chỉ bất bình thường

của Kiều, thử tìm cách lí giải.

– GV hỏi: Tại sao Nguyễn Du dùng hai từ cậy, chịu ở đây? Có nên và có thể thay bằng hai từ khác gần nghĩa, chẳng hạn: nhờ, nhận không? Vì sao?

– HS đọc lại cả bốn câu đầu, thảo luận câu hỏi, đọc đoạn lời bình 1 của bản thân.

– GV nhận xét, đọc lại 4 câu thơ đầu và nói lời bình 1 của mình.

– HS đọc tiếp 6 câu, thảo luận về lý lẽ trao duyên của Kiều? Nhận xét ngôn ngữ của Nguyễn Du trong đoạn thơ có gần gũi hay không và như thế nào với ngôn ngữ dân gian?

(Giải thích các cụm từ: keo loan, tơ duyên, chén thề đi đôi với các thành ngữ: tình máu mủ, lời nước non, thịt nát, xương mòn, ngậm cười chín suối…)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2. Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong 15 câu tiếp theo (735 – 749)

– HS đọc diễn cảm 6 câu tiếp theo. Chú ý các ngữ của chung, của tin, người mệnh bạc.

– GV hỏi:

+ Của chung khác với của tin như thế nào? Kiều trao kỷ vật cho em

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button