Soạn bài Hoán dụ | Soạn văn 6 hay nhất – VietJack.com

Soạn bài Hoán dụ

I. Hoán dụ là gì?

Câu 1 (trang 82 sgk ngữ văn 6 tập 2):

– Áo nâu: chỉ người nông dân

– Áo xanh: chỉ người công nhân

– Nông thôn: chỉ những người sống ở nông thôn

– Thị thành: chỉ những người sống ở thị thành

Câu 2 (trang 82 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Các từ này có mối quan hệ gần gũi với nhau:

– Áo nâu gợi liên tưởng tới những người nông dân sống ở nông thôn

– Áo xanh là nét đặc trưng gợi liên tưởng tới những người công nhân sống ở thị thành ( trong thời kì Đổi mới của nước ta)

Câu 3 (trang 82 sgk ngữ văn tập 6 tập 2):

Cách diễn đạt trên ngắn gọn, gợi được sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

II. Các kiểu hoán dụ

Câu 1 (trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2):

– Bàn tay: chỉ bộ phận con người dùng để lao động, cầm nắm, nó tượng trưng cho sức lao động, người lao động chân chính

– Một, ba: Biểu thị số lượng cụ thể, xác định, ở đây chỉ sự hợp lại của các cá thể, tập thể tạo ra sức mạnh chung

– Đổ máu: là thương tích, mất mát, hi sinh, ở đây biểu thị chiến tranh bắt đầu xảy ra.

Đọc thêm:  [SGK Scan] Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Sách Giáo Khoa

Câu 2 (trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2):

– Câu a biểu thị mối quan hệ giữa bộ phận với cái toàn thể

– Câu b biểu thị mối quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng

– Câu c biểu thị quan hệ dấu hiệu của sự vật với sự vật

Câu 3 (trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ:

– Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

– Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

– Lấy bộ phận để chỉ toàn thể

LUYỆN TẬP

Bài 1 (Trang 84 skg ngữ văn 6 tập 2):

a, Phép hoán dụ mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng:

– Làng xóm ta: tên của vật chứa đựng

– Những người sống trong xóm làng đó: vật bị chứa đựng

b, Phép hoán dụ dùng mối quan hệ giữa cụ thể và trừu tượng

– Cái cụ thể: mười năm, trăm năm

– Cái trừu tượng: con số không xác định rõ

c, Phép hoán dụ: mối quan hệ một bộ phận với cái toàn thể

– Áo chàm: dấu hiệu của sự vật

– Thay cho sự vật: người Việt Bắc

d, Phép hoán dụ: mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng

– Trái đất: Vật chứa đựng

– Nhân loại: Vật bị chứa đựng

Bài 2 (trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2):

– Giống: đều là những biện pháp tu từ xây dựng trên cơ sở các mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng

Đọc thêm:  Top 60 Đề thi Ngữ Văn 6 Cuối Học kì 2 năm 2023 (có đáp án)

– Khác:

+ Ẩn dụ: Mối quan hệ giữa các sự vật tương đồng với nhau (so sánh ngầm)

+ Hoán dụ: Mối quan hệ giữa các sự vật có mối quan hệ tượng cận, gần gũi với nhau.

Bài 3 (trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Chép chính tả: Đêm nay Bác không ngủ (từ “Lần thứ ba thức dậy” đến “Anh thức luôn cùng Bác”)

Bài giảng: Hoán dụ – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 ngắn gọn, hay khác:

  • Tập làm thơ bốn chữ
  • Cô Tô (Nguyễn Tuân)
  • Các thành phần chính của câu
  • Viết bài tập làm văn số 6 – Văn tả người
  • Cây tre Việt Nam (Thép Mới)

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:

  • Soạn Văn 6 (bản ngắn nhất)
  • Soạn Văn 6 (siêu ngắn)
  • Soạn Văn lớp 6 (cực ngắn)
  • Văn mẫu lớp 6
  • Tác giả – Tác phẩm Văn 6
  • Lý thuyết, Bài tập Tiếng Việt – Tập làm văn 6
  • 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 6
  • Giải vở bài tập Ngữ văn 6
  • Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)

Săn SALE shopee tháng 6:

  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button