Bài 3 trang 141 SGK Ngữ văn 10 | Soạn bài Cáo bệnh, bảo mọi người

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 141 sách giáo khoa Ngữ văn 10 phần soạn bài Cáo bệnh, bảo mọi người (Thiền sư Mãn Giác) chi tiết nhất.

Đề bài: Hai câu cuối có phải là thơ tả thiên nhiên không? Câu thơ đầu khẳng định “Xuân quan trăm hoa rụng” vậy mà hai câu cuối lại nói xuân tàn vẫn nở cành mai. Như thế có mâu thuẫn không? Vì sao? Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng cành mai trong câu thơ cuối?

Trả lời bài 3 trang 141 SGK văn 10 tập 1

Cách trả lời 1:

– Hai câu cuối không phải là thơ tả thiên nhiên.

– Câu đầu và câu cuối có mâu thuẫn, vì: mùa xuân qua đi thì hoa rụng hết mà nhà thơ vẫn “Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết. Đêm qua xuân trước một cành mai”.

– Cảm nhận về hình tượng cành mai trong câu thơ cuối: tác giả dựa vào sự biến đổi của cành mai tác giả đã nói đến sự biến đổi của con người.

Cách trả lời 2:

– Hai câu thơ cuối không đơn thuần là tả cảnh thiên nhiên mà nó còn thể hiện quan niệm triết lí Phật giáo.

– Khi con người đã đã giác ngộ – đã thấu hiểu mọi chân lí, quy luật của cuộc sống thì trong họ đã có một sức mạnh khác, lớn lao và có thể vượt lên trên lẽ thường tình. Mùa xuân đi rồi, tưởng rằng hoa sẽ tàn hết nhưng trong đêm đông gió rét ta bắt gặp hình ảnh cành mai đang nở rộ.

Đọc thêm:  Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 100 Tập 2 - vietjack.me

– Hoa mai ở đây có thể coi là hình ảnh cho những người đã vượt qua những lẽ thường tình để sống mãi khi những thứ khác đã lụi tàn hết.

Cách trả lời 3:

– Hai câu thơ cuối không đơn thuần chỉ là miêu tả thiên nhiên mà nó còn là sự giác ngộ của con người khi vượt lên trên lẽ hóa sinh thông thường.

– Hình ảnh “cành mai” nở lúc mùa xuân tàn thoạt nhìn thì có lẽ vô lí nhưng sự vô lí ấy lại mang đến một ý nghĩa triết lí sâu sắc, toát lên được sự lạc quan, bất diệt của sự sống.

– Hình ảnh cành mai ở hai câu thơ cuối là một hình tượng nghệ thuật đẹp bởi mai là một trong bốn loại cây tứ quý, nó mang vẻ đẹp của sự thanh tao, dịu dàng. Đồng thời, hình ảnh cành mai nở sau một đêm đông dài cũng cho thấy sức sống sinh sôi bất diệt dù cho hoàn cảnh có giá rét.

Cách trả lời 4:

– Hai câu cuối không phải tả thiên nhiên.

– Trong hai câu thơ cuối, tác giả mượn việc miêu tả thiên nhiên mà nói đến một quan niệm triết lí trong Phật giáo ; khi con người đã giác ngộ đạo (hiểu được chân lí và quy luật) thì có sức mạnh lớn lao, vượt lên trên cả lẽ sinh diệt thông thường. Thiền sư đắc đạo trở về với bản thể vĩnh hằng, không sinh, không diệt như nhành mai kia cứ tươi bất kể xuân tàn. Theo cách giải thích này nội dung ý tức của hai câu thơ cuối không hề có chút gì mâu thuẫn với nhau.

Đọc thêm:  Soạn bài: Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ

– Hình tượng cành mai đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận: Trong quan niệm của người xưa, hoa mai là loài hoa chịu được cái giá rét của mùa đông. Trong sương tuyết lạnh, mai vẫn nở hoa, báo hiệu cho mùa xuân đến. Hoa mai tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, thử thách, gian nan. Hình tượng hoa mai vì thế tượng trưng cho sức sống bất diệt của con người.

Tham khảo: Cảm nhận bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người

-/-

Trên đây là 4 cách trả lời câu hỏi bài 3 trang 141 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Cáo bệnh, bảo mọi người tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button