Khi tham gia giao thông, người lái xe cần đặc biệt quan tâm đến các loại biển báo trên đường. Một trong số đó có hệ thống biển báo hiệu đường đôi. Vậy có các loại biển báo hiệu đường đôi nào? Quy định về biển báo hiệu đường đôi như thế nào?
Để có thể giải đáp thắc mắc về câu hỏi này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của CSGT nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Đường đôi là gì?
Đường đôi là đường được thiết kế theo kết cấu chia làm 2 chiều, 2 chiều đường đôi được ngăn cách bằng dải phân cách (dải phân cách cố định hoặc có thể di chuyển được). Xe lưu thông chạy theo 2 hướng ngược nhau. Trên mỗi chiều có nhiều làn xe ô tô và xe máy. Chú ý đường 2 chiều phân chia bằng vạch sơn không phải là đường đôi.
Chú ý: Một chút khác biệt so với đường 2 chiều chính là với những đoạn đường tuy là phương tiện lưu thông trên đó là dạng lưu thông 2 hướng ngược nhau nhưng không có dải phân cách ở giữa thì là đường 2 chiều. Hai dạng đường này khá dễ bị nhầm lẫn với nhau. Vậy nên khi đọc biển báo cũng nên chú ý để hiểu đúng ý nghĩa biển báo đường đôi đang thể hiện.
Các biển báo hiệu đường đôi
Biển báo hiệu đường đôi ý nghĩa báo hiệu cho người tham gia giao thông sắp tiến vào đoạn đường đôi hoặc sắp ra khỏi đoạn đường đổi để điều khiển xe đúng làn đường và đúng các ký hiệu đã quy định. Biển báo hiệu đường đôi bao gồm biển báo hiệu bắt đầu đường đôi (biến báo số hiệu W.235) và biển báo hiệu hết đường đôi (biến báo số hiệu W.236). Các biển báo báo hiệu đường đôi có hình tam giác cân nền vàng viền đỏ, ký hiệu màu đen, được cắm ở đầu và cuối đoạn đoạn đường đôi.
Biển báo hiệu bắt đầu đường đôi W.235
Số hiệu biển báo bắt đầu đường đôi là W.235. Trong đó thì tên gọi chính xác của số hiệu W.235 là: Biển báo đường đôi
Ý nghĩa biển báo: Biển nào báo hiệu đường đôi được đặt để báo trước người điều khiển phương tiện tham gia lưu thống sắp điều khiển phương tiện đi đến đoạn đường dạng đôi (chiều đi và chiều về phân biệt rõ ràng bằng giải phân cách cứng đặt giữa).
Loại biển báo bắt đầu đường đôi thường được đặt ở đầu những đoạn đường có đường dạng đôi. Ở vị trí dễ thấy để người điều khiển phương tiện tham gia lưu thông có thể kịp thời điều khiển phương tiện đúng theo quy định.
Biển báo hiệu hết đường đôi W.236
Số hiệu biển báo hết đường dạng đôi là W.236
Tên gọi biển báo: Hết đường đôi
Ý nghĩa biển báo: Biển báo hết đường đôi này được đặt để báo trước với người điều khiển phương tiện tham gia lưu thông là sắp kết thúc đoạn đường dạng đôi. (đoạn đường hết giải phân cách). Tức là đoạn đường dạng đôi chỉ được chia bằng vạch sơn sẽ không phải đặt biển này.
Ngoài ra còn có một dạng đường khác khiến cho nhiều chủ xe khi tham gia giao thông hay mắc phải vi phạm đó chính là đường 1 chiều. Tìm hiểu ngay tất tần tật các thông tin về biển báo đường 1 chiều để nắm rõ và chấp hành đúng luật, tránh các vi phạm làm thâm hụt túi tiền.
Tốc độ lưu thông cho phép khi chạy xe trong đường đôi
Trong khu vực đông dân cư
Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới khi tham gia giao thông lưu thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) là:
- Tại đường dạng đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới lưu thông trở lên được phép lưu thông với tốc độ tối đa 60 km/h.
- Riêng xe máy chuyên dùng, các xe gắn máy (kể cả các loại xe máy điện) và các loại xe tương tự được lưu thông tối đa 40 km/h.
Ngoài khu vực đông dân cư
Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông được phép lưu thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) là:
- Xe ô tô con, các xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); các xe ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn: Tối đa 90 km/h tại khu vực đường dạng đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
- Các xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); Các loại ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc): Tối đa 80 km/h là tốc độ được quy định tại đường dạng đôi; Các đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
- Ô tô buýt; ô tô đầu kéo hay kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; Các ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông): Tối đa 70 km/h tại đường dạng đôi; Các dạng đường đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
- Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn bê tông, ô tô trộn vữa, ô tô xi téc: Tối đa 60 km/h tại đường dạng đôi; Các đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
Cách đi xe trên đường đôi đúng luật
Trên 1 chiều của đường dạng đôi thường sẽ có vạch sơn phân chia các làn đường. Khi điều khiển phương tiện tham gia lưu thông thì người điều khiển nên chú ý quan sát các loại vạch được sử dụng. Chạy đúng làn đường, phần đường dành cho phương tiện mình đang sử dụng.
Tốc độ điều khiển phương tiện đi trên đường ở mỗi đoạn đường đều được quy định rõ ràng. Tuân thủ tốc độ chạy xe cho phép cũng là một trong những cách để tránh bị phạt do không hiểu luật. Việc tìm hiểu các loại biển báo, dạng đường còn giúp các chủ xe hạn chế và tránh những lỗi phạt nguội ô tô khi tham gia giao thông.
Có thể bạn quan tâm:
- Các biển báo trên đường cao tốc
- Lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường giao thông của ô tô
- Chưa đủ tuổi lái xe phạt bao nhiêu tiền?
- Xe máy bật xi nhan trái khi rẽ phải có bị xử phạt không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Quy định về biển báo hiệu đường đôi“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux