Đế chế Ba Tư thứ nhất: Đế quốc quân sự đúng nghĩa đầu tiên trong

Khởi nguồn của Đế chế Ba Tư là từ những bộ lạc, được thống nhất bởi vua Achaemenes vào khoảng năm 690 TCN và lập ra Vương triều Achaemenid. Các vùng lãnh thổ của con cháu vua Achaemenes sau đó đã chịu quy thuận, làm phiên thuộc của người Media phía Bắc Iran ngày nay. Hậu duệ của triều đại Achaemenid là Cyrus Đại Đế đã lật đổ người Media và thành lập Đế chế Ba Tư của riêng mình.

Đế chế Ba Tư thứ nhất: Đế quốc quân sự đúng nghĩa đầu tiên trong lịch sử

Đế chế Ba Tư của triều đại Achaemenid được Cyrus Đại đế thành lập vào khoảng năm 550 trước Công nguyên. Vị vua này có tước hiệu Vua của các Vua (Shahanshah). Mặc dù Đế chế Ba Tư có kết thúc bi thảm trong tay Alexander Đại Đế (của Vương quốc Macedonia) vào năm 330 trước Công nguyên, đế chế này vẫn để lại di sản dài lâu cho sự phát triển sau này của các nền văn minh thế giới và các đế chế tương lai. Đế chế Ba Tư là một đế chế chủ chốt trong lịch sử loài người, bởi lẽ đây là đế chế thực sự đầu tiên – nó đã đặt ra các chuẩn mực về thế nào là đế chế cho các đế chế tương lai. Sau này, danh xưng Đế chế Ba Tư vẫn còn được sử dụng cho tới tận năm 1979 dưới thời kỳ trị vì của Mohammad Reza Pahlavi.

Dưới thời kỳ trị vì của Cyrus Đại đế (trị vì 559 TCN – 530 TCN), đế chế Ba Tư đã chinh phạt Media, Lydia, Babylon, Ai Cập và hình thành một đế chế rộng lớn nhất khu vực. Đến thời kỳ của Hoàng đế Darius Đại Đế (trị vì 522 TCN – 486 TCN)- một vị vua có tài tổ chức và quân sự – đã tiến hành cải tổ Đế quốc và đưa quân Ba Tư tiến công châu Âu. Ông là vị vua châu Á đầu tiên tiến hành chinh phạt châu Âu. Ông cũng đã cách mạng hóa nền kinh tế bằng cách đánh giá nó dựa trên một tiền xu bằng bạc và vàng và giới thiệu một hệ thống thuế quy định và bền vững mà thực sự phù hợp với mỗi khu vực, dựa trên năng suất thu hoạch ước chừng cũng như tiềm lực kinh tế của mỗi vùng. Con trai ông là Hoàng đế Xerxes Đại Đế (trị vì 485 TCN – 465 TCN) tiếp bước, cũng kéo đại quân đánh vào phương Tây, giành nhiều chiến thắng vang dội nhưng sau đó bại trận trước người Hy Lạp và rút quân.

Đọc thêm:  Ý kiến nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên (2 Mẫu)

Đế chế Ba Tư nói trên tồn tại vào một thời điểm độc nhất vô nhị trong lịch sử, khi phần lớn thế giới văn minh có người sinh sống đều tập trung ở Trung Đông hoặc gần Trung Đông. Kết quả là, Đế chế Ba Tư khi thống trị hầu hết Trung Đông thời điểm đó thì cũng đồng thời cai trị một tỷ lệ dân số thế giới lớn hơn bất cứ đế chế nào khác trong lịch sử. Cụ thể, vào năm 480 trước Công nguyên, đế chế này có dân số xấp xỉ 49,4 triệu người, bằng 44% dân số toàn thế giới lúc đó.

Đế chế Ba Tư là đế chế đầu tiên kết nối nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á, Ấn Độ, châu Âu và vùng Địa Trung Hải. Đế chế này đã khơi mào cho khái niệm đế chế ở những nơi như Hy Lạp và Ấn Độ.

Một đế chế lớn như vậy chỉ có thể quy tụ lại được nhờ vào sức mạnh quân sự. Các thành tựu quân sự của Đế chế Ba Tư là rất đáng nể, dù rằng chúng hay bị lãng quên do thất bại bất ngờ của đế chế này trước các đội quân của Alexander Đại đế. Các chiến dịch khác nhau của Ba Tư đã chinh phục được nhiều nền văn minh tiên tiến của thế giới khi ấy như là Babylon, Lydian, Ai Cập, và khu vực Hindu của Gandhara nằm ở nước Pakistan ngày nay.

Về sức mạnh quân sự của mình, người Ba Tư có phương pháp tổ chức khá khoa học và hiện đại. Từ 5 đến 20 tuổi, các bé trai Ba Tư được huấn luyện bắn cung và cưỡi ngựa. Sau khoảng thời gian này, nam giới sẽ phải dành 4 năm thực hiện nghĩa vụ quân sự và sẽ được gọi nhập ngũ trở lại trong trường hợp cần thiết. Sau năm 50 tuổi, nam giới Ba Tư sẽ được coi là đã “nghỉ hưu” và sẽ không cần tham gia quân đội nữa.

Quân đội Ba Tư có cách tổ chức quân đội khá hiện đại với tỉ lệ 1:10. Theo đó, đơn vị lớn nhất là “Myriad” có quân số 10.000 binh sĩ, được chia làm 10 đơn vị “Hazarabam” (trong tiếng Ba Tư là 1.000). Tiếp đó, mỗi “Hazarabam” lại được cấu thành bởi 10 đơn vị “Sataba” (100) và mỗi “Sataba” lại bao gồm 10 đơn vị “Dathaba” (10). Được biết, tất cả các đơn vị đều có chỉ huy riêng giống cách tổ chức quân đội hiện tại trên thế giới.

Đọc thêm:  Hàn Tín là ai? Tài năng và nhân cách Hàn Tín như thế nào?

Trang bị bộ binh Ba Tư bao gồm cung, giáo dài và gươm lưỡi cong. Các đơn vị bắn cung được coi là là xương sống của quân đội Ba Tư và mỗi đơn vị bắn cung sẽ luôn luôn được một đơn vị lính cầm khiên và giáo dài bảo vệ. Kị binh Ba Tư là đơn vị tự chủ và thường là những quý tộc, những người có địa vị cao trong xã hội. Kị binh được các hoàng đế Ba Tư coi là những “quả đấm thép” và vô cùng trọng dụng. Đơn vị kị binh nổi tiếng nhất Ba Tư là “Hukava”, bao gồm 1 vạn rưỡi quý tộc có địa vị rất cao trong xã hội Ba Tư. Lực lượng cũng khá nổi tiếng trong quân đội Ba Tư là “Amrtaka” (những người bất tử). Đây là những lính bộ binh đặc biệt tinh nhuệ đóng vai trò như cấm quân, bảo vệ Hoàng gia và có quân số khoảng 10.000 người (1 “Maryad”). Ngoài ra, người Ba Tư cũng đã xây dựng một lực lượng hải quân, lính thủy đánh bộ, lính đánh thuê khá chuyên nghiệp.

Có một sự thật rằng có nhiều người Hy Lạp sống trong Đế chế Ba Tư hơn là sống bên ngoài. Đế chế Ba Tư đã mở ra cả một thời kỳ hòa hợp và hòa bình ở Trung Đông trong 200 năm – một chiến tích hiếm khi được lặp lại.

Xét về mặt khái niệm đế quốc thì di sản của Đế chế Ba Tư để lại cho thế giới bao gồm việc sử dụng một mạng lưới đường bộ, hệ thống bưu chính (Cyrus Đại Đế đã hình thành nên một hệ thống bưu chính sáng tạo trên khắp đế quốc, dựa trên một số trạm chuyển tiếp gọi là Chapar Khaneh), một ngôn ngữ hành chính thống nhất (tiếng Aramaic dùng trong toàn đế chế), chế độ tự trị dành cho các dân tộc thiểu số, và một chế độ quan liêu. Tôn giáo Ba Tư – Bái Hỏa giáo – có ảnh hưởng đến sự phát triển của các khái niệm chính yếu như tự do ý chí, thiên đường và địa ngục trong các tôn giáo Abraham cho tới đạo Do Thái.

Năm 334 TCN, lúc này Ba Tư đã suy yếu, vua xứ Macedonia là Alexander Đại đế thống lĩnh liên quân Macedonia và các thành bang Hy Lạp vượt biển Hellespont tiến đánh Ba Tư. Ông vốn rất ngưỡng mộ Hoàng đế Cyrus Đại Đế – vị vua thống nhất hai dân tộc Media và Ba Tư. Với một lực lượng Quân đội tinh nhuệ, ông quyết định theo chân Hoàng đế Cyrus Đại Đế trong việc xây dựng một Đế quốc thống trị thế giới. Vua Alexander Đại Đế đánh trận đầu với Quân đội Ba Tư tại Granicus, và giành thắng lợi. Vào năm 333 TCN, ông tiếp tục đánh tan tác Quân đội Ba Tư do Hoàng đế Darius III thân chinh thống lĩnh tại trận Issus năm 333 TCN, sau đó ông chiếm được thành phố Týros. Vua Alexander Đại Đế cũng kéo quân vào Ai Cập vào năm 332 TCN. Sau đó, Hoàng đế Darius III một lần nữa bị đánh bại trong trận Gaugamela (Arbela) vào năm 331 TCN. Trong cơn khủng hoảng, Darius III bị em họ là Bessus giết năm 330 TCN, cùng năm đó vua Alexander Đại Đế đốt cháy kinh thành Persepolis. Bessus, tức vua Artaxerxes V cầm cự đến năm 328 TCN thì toàn bộ Đế quốc Ba Tư bị mất về tay vua Alexander Đại Đế. Bessus bị bắt sống. Tuy đã đánh bại Hoàng đế Darius III, vua Alexander Đại Đế vẫn tôn trọng đối thủ và xây cho Darius III một lăng tẩm tại Persepolis.

Đọc thêm:  Tạ Bích Loan là ai? Thông tin chi tiết về vị nữ lãnh đạo VTV

Từ đây, Đế quốc Ba Tư Thứ Nhất cáo chung. Mặc dù có được thành công khi chinh phục toàn bộ đế quốc Ba Tư, Alexander Đại đế cũng không thể mang đến một sự thay thế ổn định. Sau khi ông qua đời, đế chế của Alexander bị tan rã và được kế tục bởi một vài đế chế vài nhỏ hơn, quan trọng nhất là đế quốc Seleukos, được cai trị bởi các vị tướng của Alexandros và con cháu của họ. Họ sau đó sẽ được kế tục bởi đế chế của người Parthia. Istakhr, một trong các vương quốc chư hầu của Đế chế Parthia, sẽ bị lật đổ bởi Papak, một giáo sĩ của một ngôi đền ở đó. Con trai của Papak, Ardašir I, người đã đặt tên mình để tưởng nhớ đến Artaxerxes II, sẽ nổi loạn chống lại người Parthia, cuối cùng đánh bại họ và thiết lập đế chế Sassanid hay nó được biết đến với tên Đế quốc Ba Tư thứ hai (224 TCN).

—————————

Tài liệu tham khảo:

1. Cuộc sống đó đây – Đài tiếng nói Việt Nam – 01/09/2015 2. Iranica in the Achaemenid Period – Jan Tavernier – 2007 3. A Political History of the Achaemenid Empire – M. A. Dandamaev – 1989

Theo HỘI YÊU LỊCH SỬ-KHÍ TÀI QUÂN SỰ

Tags: Văn minh nhân loại, Ba Tư, Thế giới cổ đại

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button