Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + H2O – Al+ HNO3 – VnDoc.com
Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + H2O được VnDoc biên soạn là phản ứng oxi hóa khử khi cho Al tác dụng với dung dịch HNO3 loãng sau phản ứng thu được muối nhôm và khí nito.
>> Tham khảo thêm các tài liệu liên quan:
- Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + SO2 + H2O
- Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + S + H2O
- Al + HNO3 = H2O + NO2 + Al(NO3)3
- Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O
- Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + H2O
- Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O
- Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + H2O
1. Phương trình phản ứng Al+ HNO3
2. Cách cân bằng phản ứng Al tác dụng HNO3
Xác định vai trò của từng chất tham gia phản ứng và nêu sự oxi hóa, sự khử:
Al0 + H+5NO3 loãng →Al+3(NO3)3+ N02+ H2O
Số oxi hóa của Al tăng từ 0 lên +3 => Al là chất khử
Số oxi hóa của N giảm từ +5 xuống 0 => HNO3 là chất oxi hóa
Sự oxi hóa: Al → Al+3 + 3e
Sự khử: 2N+5 + 10e → N2
b) Cân bằng phản ứng trên theo phương pháp thăng bằng electron.
0Al + H+5NO3 loang →+3Al(NO3)3 + 0N2 + H2O
3. Điều kiện phản ứng xảy ra Al tác dụng HNO3
Dung dịch HNO3 loãng
4. Tính chất hóa học của nhôm
4.1. Tác dụng với oxi và một số phi kim.
4Al + 3O2 → 2Al2O3
ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng bền vững, lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng oxi trong không khí, nước.
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
4.2. Nhôm tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng,..)
- Tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng,..)
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Chú ý: Nhôm không tác dụng với H2SO4, HNO3 đặc, nguội
- Tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3 hoặc H2SO4 đậm đặc
Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
4.3. Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn.
AI + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag
2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe
4.4. Tính chất hóa học riêng của nhôm.
Do lớp oxit nhôm bị hòa tan trong kiềm nên nhôm phản ứng với dung dịch kiềm.
2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2↑
4.5. Phản ứng nhiệt nhôm
Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng hóa học toả nhiệt trong đó nhôm là chất khử ở nhiệt độ cao.
Ví dụ nổi bật nhất là phản ứng nhiệt nhôm giữa oxit sắt III và nhôm:
Fe2O3 + 2Al → 2Fe + Al2O3
Một số phản ứng khác như:
3CuO+ 2Al → Al2O3 + 3Cu
8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
5. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dung dịch AlCl3 và Al2(SO3)3 làm quỳ tím hóa hồng
B. Al(OH)3, Al2O3, Al đều là các chất lưỡng, tính
C. Nhôm là kim loai nhẹ và có khả năng dẫn điện Iot
D. Từ Al2O3 có thế điều chế được Al.
Câu 2. Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3?
A. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện
B. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức, sau đó kết tủa tan dần
C. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện, rồi tan dần.
D. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức và không tan,
Câu 3. Cho 3,82 gam hợp kim Ba, Al vào nước dư chỉ thu được dung dịch chưa duy nhất một muối. Khối lượng Ba là:
A. 3.425 gam.
B. 1,644 gam.
C. 1,370 gam,
D. 2,740 gam
Câu 4. Cho một lá nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch Hg(NO3)2, thấy có một lớp thủy ngân bám trên bề mặt nhôm. Hiện tượng tiếp theo quan sát được là:
A. khí hiđro thoát ra mạnh.
B. khí hiđro thoát ra sau đó dừng lại ngay.
C. lá nhôm bốc cháy.
D. lá nhôm tan ngay trong thủy ngân và không có phản ứng.
Câu 5. Cho sơ đồ phản ứng sau: Al → X → Al2O3 → Y→ Z → Al(OH)3
X, Y, Z lần lượt có thể là:
A. Al(NO3)3, NaAlO2, AlCl3
B. Al(NO3)3, Al(OH)3, AlCl3
C. AlCl3, Al2(SO4)3, NaAlO2
D. AlCl3, NaAlO2, Al2(SO4)3
Câu 6. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3 hiện tượng xảy ra là
A. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
B. Chỉ có kết tủa keo trắng.
C. Có kết tủa keo trắng và khí bay lên.
D. Không có kết tủa, có khí bay lên.
Câu 7. Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại được trong cùng một dung dịch
A. AlCl3 và Na2CO3
B. KNO3 và NaOH
C. AgNO3 và KCl
D. BaCl2 và H2SO4
Câu 8. Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, KHSO3, (NH4)2CO3. Số chất phản ứng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH là
A. 4
B. 6
C. 5
D. 7
Câu 9. Cho 300 ml dung dịch NaOH 2M vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,4M, lắc đều cho đến khi phản ứng kết thúc ta thu được kết tủa Z. Tính khối lượng kết tủa thu được.
A. 1,56 gam.
B. 3,12 gam.
C. 6,24 gam.
D. 2,34 gam.
Câu 10. Cho 1 lít dung dịch NaOH tác dụng với 600 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M thu được 3,12 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.Nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH.
A. 0,12M
B. 0,12M hoặc 0,92M
C. 0,92M
D. 0,15M hoặc 0,92M
Câu 11. Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. AlCl3 và K2CO3
B. HNO3 và KHCO3
C. KAlO2 và NaOH
D. NaCl và AgNO3
Câu 12. Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt Zn(NO3)2 và Al(NO3)3 ?
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch Ba(OH)2
C. Dung dịch NH3
D. Dung dịch Ca(OH)2
Câu 13. Cho 1 gam kim loại R vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,25M đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch không chứa ion Ag+ và có khối lượng giảm so với khối lượng của dung dịch AgNO3 ban đầu là 4,4 gam. Kim loại R là?
A. Cu.
B. Ca.
C. Zn.
D. Fe.
Câu 14. Nhúng một đinh sắt vào 200ml dung dịch CuSO4 1M. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô và đem cân thì thấy khối lượng đinh sắt tăng lên 0,4g. Xem như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Vậy nồng độ của CuSO4 còn lại sau phản ứng là:
A. 0,75M
B. 0,5M
C. 0,65M
D. 0,8M
Câu 15. Phản ứng nhiệt nhôm (đun nóng oxit kim loại với Al ở nhiệt độ cao) dùng điều chế những kim loại nào?
A. Al, Fe, Mg
B. Fe, Cr, Cu
C. Cu, Na, Zn
D. Ca, Fe, Cu
Câu 16. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Mời các bạn tham khảo thêm một số phương trình phản ứng liên quan
- Al + HNO3 → H2O + NO2 + Al(NO3)3
- Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O
- Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + H2O
Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 ,….
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!