Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O – VnDoc.com
Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc cân bằng phản ứng oxi hóa khử khi cho Al tác dụng HNO3 sau phản ứng thu được NO và N2O biết tỉ lệ thể tích của N2O : NO = 1 : 3.
1. Phương trình phản ứng Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O
2. Điều kiện phản ứng xảy ra
Nhiệt độ thường
3. Hướng dẫn cân bằng phản ứng oxi hóa khử Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O
Cân bằng phản ứng oxi hóa khử Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O. Biết tỉ lệ thể tích của N2O : NO = 1 : 3
Ta cân bằng 2 phương trình nhỏ:
8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O (1)
Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O (2)
Do tỉ lệ thể tích N2O : NO = 1:3. Mà hệ số của N2O ở (1) là 3 do đó ta nhân cả 2 vế của (2) với 9 rồi cộng với (1)
8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O (1)
9x (Al + 4HNO3 →Al(NO3)3 + NO + 2H2O) (2)
Cộng lại được:
17Al + 66HNO3 →17Al(NO3)3 + 3N2O + 9NO + 33H2O
4. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Cho phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O
Tính tổng hệ số (tối giản) của phương trình sau khi cân bằng biết tỉ lệ thể tích của N2O : NO = 1 : 3?
A. 145
B. 147
C. 143
D. 141
Câu 2. Cho phương trình phản ứng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Tỉ lệ a : b là tỉ lệ nào sau đây?
A. 2 : 3.
B. 1 : 3.
C. 1 : 4.
D. 2 : 5.
Câu 3. Cho sơ đồ phản ứng: FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O. Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của các chất phản ứng là bao nhiêu?
A. 9
B. 10
C. 17
D. 19
Câu 4. Trong phản ứng: HCl + KMnO4 → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.(Hệ số là những số nguyên tối giản). Số phân tử HCl bị oxi hóa là bao nhiêu?
A. 16
B. 10
C. 2
D. 4
Câu 5. Nhận xét đúng về muối amoni trong các nhận xét dưới đây là:
A. Muối amoni là chất tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion hiđroxit.
B. Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước, khi tan điện li hoàn toàn thành cation amoni và anion gốc axit.
C. Dung dịch muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm đặc, nóng cho thoát ra chất khí làm quỳ tím hóa đỏ.
D. Khi nhiệt phân muối amoni luôn luôn cho khí amoniac thoát ra.
Câu 6. Sử dụng dung dịch Ba(OH)2 có thể phân biệt dãy dung dịch muối nào sau đây:
A. MgCl2, NH4Cl, Na2SO4, NaNO3.
B. AlCl3, ZnCl2, NH4Cl, NaCl.
C. NH4Cl, (NH4)2SO4, Na2SO4, NaNO3.
D. NH4NO3, NH4Cl, Na2SO4, NaCl.
–
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số phương trình liên quan:
- Al + HNO3 = H2O + NO2 + Al(NO3)3
- Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O
- Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + H2O
- Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O
- Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + H2O
Hy vọng thông qua nội dung phương trình phản ứng, bạn đọc sẽ nắm được phương pháp cân bằng dạng phương trình này. Cũng như vận dụng vào hoàn thành các phương trình tương tự.
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn phương trình hóa học Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý,….
Chúc các bạn học tập tốt.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!