Tính chất của Amino axit (Tính chất hóa học, vật lí, Điều chế, Ứng

I. Khái niệm, cấu tạo

Bài giảng: Bài 10: Amino axit – Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

1. Khái niệm

– Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH)-

– Công thức chung: (H2N)x – R – (COOH)y

II. Danh pháp

a. Tên thay thế: axit + vị trí + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.

Ví dụ: H2N-CH2-COOH: axit aminoetanoic

HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH: axit 2-aminopentanđioic

b. Tên bán hệ thống: axit + vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) + amino + tên thông thường của axit cacboxylic tương ứng.

Ví dụ: CH3-CH(NH2)-COOH: axit α-aminopropionic

H2N-[CH2]5-COOH: axit ε-aminocaproic

H2N -[ CH2]6-COOH: axit ω-aminoenantoic

c. Tên thông thường: các amino axit thiên nhiên (α-amino axit) đều có tên thường. Ví dụ: H2N-CH2-COOH có tên thường là glyxin (Gly) hay glicocol

Tên gọi của một số α – amino axit

III. Tính chất vật lý

Các amino axit là các chất rắn không màu, vị hơi ngọt, dễ tan trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực (muối nội phân tử), nhiệt độ nóng chảy cao (vì là hợp chất ion)

IV. Tính chất hóa học

1. Tác dụng lên thuốc thử màu: (H2N)x – R – (COOH)y. Khi:

– x = y thì amino axit trung tính, quỳ tím không đổi màu

Đọc thêm:  Công thức hóa học của đơn chất, hợp chất, cách viết, ý nghĩa và bài

– x > y thì amino axit có tính bazơ, quỳ tím hóa xanh

– x < y thì amino axit có tính axit, quỳ tím hóa đỏ

2. Tính chất axit – bazơ của dung dịch amino axit: thể hiện tính chất lưỡng tính

– Tác dụng với dung dịch bazơ (do có nhóm COOH)

H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O

– Tác dụng với dung dịch axit (do có nhóm NH2)

H2N-CH2-COOH + HCl → ClH3N-CH2-COOH

3. Phản ứng este hóa nhóm COOH

4. Phản ứng của nhóm NH2 với HNO2

H2N-CH2-COOH + HNO2 → HO-CH2-COOH + N2 + H2O axit hiđroxiaxetic

5. Phản ứng trùng ngưng

– Do có nhóm NH2 và COOH nên amino axit tham gia phản ứng trùng ngưng tạo thành polime thuộc loại poliamit

– Trong phản ứng này, OH của nhóm COOH ở phân tử axit này kết hợp với H của nhóm NH2 ở phân tử axit kia tạo thành nước và sinh ra polime.

V. Ứng dụng

– Amino axit thiên nhiên (hầu hết là α-amino axit) là cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống

– Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm mì chính (hay bột ngọt)

– Axit ε-aminocaproic và axit ω-aminoenantoic là nguyên liệu sản xuất tơ tổng hợp (nilon – 6 và nilon – 7)

– Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.

Xem thêm các phần Lý thuyết Hóa học lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia hay khác:

  • Lý thuyết Amin
  • Lý thuyết Peptit và Protein
  • Lý thuyết Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit, protein
Đọc thêm:  CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O | CO2 ra CaCO3 - vietjack.me

Săn SALE shopee tháng 5:

  • Mỹ phẩm SACE LADY giảm tới 200k
  • SRM Simple tặng tẩy trang 50k
  • Combo Dầu Gội, Dầu Xả TRESEMME 80k
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button