ATSM là gì? Ý nghĩa của ATSM trên Facebook là gì? – Family News
ATSM là gì chắc hẳn không còn xa lạ với các bạn teen. Đây là cụm viết tắt của “Ảo tưởng sức mạnh”. Đây là câu nói ám chỉ những người tự tin thái quá đến mức tự cao, tự đắc. ATSM là một trong nhiều cụm từ viết tắt hay được giới trẻ sử dụng trên MXH. Dùng để “tát cho tỉnh ngộ” những người quá tự cao vào những gì họ có, họ làm. Vậy những đối tượng nào thì được gọi là “ATSM”, làm sao để “đối phó” thành phần này, hãy cùng Family News tìm hiểu nhé!
ATSM là gì? Người ATSM là người như thế nào?
ATSM là viết tắt từ cụm đầy đủ “Ảo tưởng sức mạnh”. Ám chỉ những lời nói quá tự cao hay thổi phồng năng lực, thành tính của bản thân.
ATSM khác với “khoác lác”, vì “khoác lác” là những kẻ biết mình nói sai nhưng vẫn cố tình để nâng cao giá trị bản thân. Trong khi ảo tưởng là tự ngộ nhận chính khả năng của mình. Đại khái là tưởng bản thân mình tài giỏi, hơn người nhưng thực ra không hề như vậy.
Ảo tưởng sức mạnh là một loại “bệnh tâm lý” còn nguy hiểm hơn cả người hay nói dối!
ATSM là gì trên Facebook?
ATSM là gì trên Facebook? Thực ra câu nói ATSM – Ảo tưởng sức mạnh trên MXH có hai thái cực.
Thứ nhất là câu nói troll giữa những người bạn bè thân thiết. Đôi khi một người tếu táo tự “tâng bốc” mình để gây cười cho anh em. Cách nói chuyện vui này sẽ bị bạn bè chọc lại “đồ ảo tưởng sức mạnh”. Nó mang ý nghĩa vui vẻ và tích cực, không hơn không kém.
Chẳng hạn như khi một anh bạn vô tình được crush trả lời comment. Cậu bạn vui sướng nói “em ý thích thích tao đó chúng mày”. Chúng bạn cười phá lên và nói “mày ảo tưởng sức mạnh à”.
Bản thân cậu bạn có thể tự ý thức được đó chỉ là chào hỏi bình thường trên mạng. Nhưng muốn phá tan cảm giá ngượng ngùng nên “tếu” với anh em. Còn bạn bè biết cậu bạn “thương” cô gái đó nên cố tình “chọc” lại anh bạn.
Còn cách hiểu thứ hai là về những người đúng nghĩa “ATSM”. Họ luôn tâng bốc và tự hào về bản thân thái quá. Làm được 1 nhưng nghĩ đã làm 10 và không mấy ai bằng mình. Đây là kiểu người tự đắc, luôn tự “làm màu” trang cá nhân bằng những lời khen cho bản thân. Khiến người khác nhìn vào đến ngán ngẩm, không thích nổi.
Người ATSM là người như thế nào?
Bỏ qua ý nghĩa “tếu táo” của câu ATSM là gì. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu biểu hiện của những kẻ đàn tự Ảo tưởng sức mạnh bản thân nhé!
Tự luyến về bản thân thái quá: Luôn thích kể lể những điều tốt của bản thân, với giọng điệu tự hào và tự khen không ngớt.
Không chịu tiếp thu những lời phê bình: Những người ATSM luôn có cái tôi rất cao vì họ thấy mình giỏi không cần nghe ai khác. Thay vì những góp ý chân thành, họ sẽ bỏ ngoài tai và chỉ muốn được “tâng bốc”, “nịnh bợ”.
Thích trở thành “trung tâm”: Những người ATSM thực chất lại là những người “yếu tâm hồn”. Họ trở nên quá tự cao do dễ bị những lời nịnh bợ làm mờ mắt. Vì những câu tâng bốc bao giờ cũng nghe lọt tai hơn phê bình. Hoặc họ là những người không dám mở lòng, tự ti không dám nhìn nhận tài năng người khác. Lâu ngày sinh ra cảm giác thế giới chỉ có mình mình, nên mình mới là tốt nhất.
Rất giàu năng lượng nhưng bất cẩn: Người ATSM luôn luôn thích làm gì đó để thể hiện “tài cán”. Vì thế đôi khi họ tỏ ra rất nhiệt tình và hiểu biết. Nhưng thực tế khả năng của họ không như suy nghĩ trong đầu, thành ra toàn làm hỏng chuyện.
Cách “trị” bệnh Ảo tưởng sức mạnh – ATSM là gì?
Làm sao để những đối tượng “tự luyến” bản thân thức tỉnh và nhìn nhận chính mình? Hay có khi nào chính bạn là người đang ATSM hay không?
Kiểm tra bạn có phải người đang “ATSM” không
Bạn đã bao giờ nghĩ mình quan trọng đối với ai đó. Rồi đến khi người ta dễ dàng bỏ bạn đi mới nhận ra chính bạn đang “ảo tưởng vị trí của mình” không?
Đôi khi chúng ta cũng đang vô tình bị ATSM. Có thể là nguyên nhân khách quan đến từ việc bạn chưa được nhìn nhận toàn diện vấn đề. Nên mới cho rằng hiểu biết của bản thân đã chính xác và đủ. Đôi khi chúng ta lại rơi vào trạng thái “tự đánh lừa bản thân” đấy. Vậy làm sao để tránh khỏi việc bị lầm tưởng tầm quan trọng và khả năng của bản thân:
– Hãy lắng nghe những lời phê bình, góp ý để hoàn thiện bản thân. Không được cho bản thân suy nghĩ mình đã rất tốt, đã hoàn hảo. Nhưng tiếp thu phê bình là để cố gắng hoàn thiện, không phải để bạn mặc cảm và tự ti.
– Phải hiểu rằng trân trọng bản thân khác với tự đề cao giá trị của mình. Đừng bao giờ đem chính mình đi so bì hơn kém với người khác. Quá quan trọng vị thế là lý do người ta trở nên tự cao hoặc tự ti.
– Tỉnh táo trước mọi lời khen, không ngủ quên trên chiến thắng. Đôi lúc tự cổ vũ tinh thần cho mình nhưng không được nghĩ rằng thành công như vậy là đủ rồi.
– Hãy học cách nói chuyện khiêm tốn thay vì luôn kể lể ta có gì, làm được gì.
Cách trị người bị ATSM quanh bạn
Những người mắc chứng ảo tưởng sức mạnh đôi khi khiến ta cảm thấy chướng mắt. Thậm chí họ gây ra những việc “phiền toái” vì nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại. Đối với những người chẳng liên quan, bạn có thể nói thẳng “đồ ảo tưởng”, “tự luyến vừa thôi”… với họ. Nhưng nếu chính người thân của chúng ta đang bị “chứng bệnh” này thì sao? Family News gợi ý cho bạn một vài phương pháp “trị người ATSM” sau nhé:
– Để người đó trong môi trường “nhiều người tài thật sự”. Để bản thân họ hiểu ra thành tựu của mình chưa là gì so với người khác.
– Hãy tinh tế trong những lời góp ý phê bình. Nói nhẹ nhàng để họ từ từ chấp nhận khuyết điểm của bản thân. Thay vì “bốp chát” lời khó nghe thì không ai thích cả.
– Muốn họ tiếp nhận góp ý kiến của bạn thì bạn phải xây dựng được niềm tin trước. Hãy cho họ thấy mọi lời nói của bạn xuất phát từ sự quan tâm chứ không gì khác.
– “Lôi kéo số đông”: Một người nói có thể là ý kiến chủ quan, không được coi trọng. Nhưng nhiều người cùng góp ý thì “nước chảy đá mòn”, họ sẽ dần thấy khiếm khuyết của bản thân.
Tuy nhiên, cách này chỉ thích hợp với những người “cấp tính” chứ chưa “mãn tính”. Những đối tượng này phải có sự hiểu biết và nhìn nhận vấn đề nhất định. Còn những đối tượng không chịu trời, không chịu đất, không nghe ai thì “vô phương cứu chữa”. Chỉ có cuộc đời “đập” họ te tua thì may chăng mới tự giác ngộ sự yếu kém của mình!
Trên đây là lý giải ATSM là gì trên Facebook. Cách xem bản thân có đang ATSM không và cách trị ATSM tận gốc. Chúc bạn luôn có những giây phút vui vẻ, không gặp phải những thành phần “tự luyến” đến ngán ngẩm trên Facebook nhé!
||Bài viết liên quan khác:
- Thế nào là câu đặc biệt? Phân loại, tác dụng của câu đặc biệt
- Rich kid là gì? Cách nhận biết một Rich kid thứ thiệt
- Đông Lào là gì? “Bật Mode Đông Lào” trên MXH Facebook
- Tra nam, tra nữ là gì? Trạch nam, trạch nữ là gì?
- Cẩu Lương là gì, Ăn Cẩu Lương là gì? Từ liên quan cẩu lương
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!