Lý thuyết Axit – Bazơ – Muối (mới 2023 + Bài Tập) – Hóa học 8
Lý thuyết Hóa 8 Bài 37: Axit – Bazơ – Muối
Bài giảng Hóa 8 Bài 37: Axit – Bazơ – Muối
I. Axit
1. Khái niệm
Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
2. Công thức hóa học
– Gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit.
Ví dụ: HCl, H2SO4, HNO3, H2S,…
3. Phân loại
– Dựa vào thành phần phân tử, axit được chia làm hai loại:
+ Axit không có oxi: HCl, H2S,….
+ Axit có oxi: H2SO4, H2CO3,…
4. Tên gọi
a) Axit không có oxi
Tên axit = axit + tên phi kim + hiđric
Ví dụ:
HCl: axit clohiđric. Gốc axit tương ứng là – Cl: clorua
H2S: axit sunfuhiđric. Gốc axit tương ứng là = S: sunfua
b) Axit có oxi
– Axit có nhiều nguyên tử oxi
Tên axit = axit + tên phi kim + ic
Ví dụ:
H2SO4: axit sunfuric. Gốc axit là = SO4: sunfat
HNO3: axit nitric. Gốc axit là – NO3: nitrat
– Axit có ít oxi
Tên axit = axit + tên phi kim + ơ
Ví dụ:
H2SO3: axit sunfurơ. Gốc axit là = SO3: sunfit
II. Bazơ
1. Khái niệm
Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (- OH).
2. Công thức hóa học
Công thức hóa học của bazơ có dạng: M(OH)n, với n là số hóa trị của kim loại.
3. Tên gọi
Tên bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hiđroxit
Ví dụ:
Fe(OH)2: sắt(II) hiđroxit
KOH: kali hiđroxit
4. Phân loại
– Dựa vào tính tan của bazơ mà bazơ được chia làm hai loại:
+ Bazơ tan trong nước gọi là kiềm.
Ví dụ: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2…
+ Bazơ không tan trong nước.
Ví dụ: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,…
III. Muối
1. Khái niệm
Phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
2. Công thức hóa học
– Gồm 2 phần: kim loại và gốc axit
Ví dụ: Na2SO4, CaCO3,…
3. Tên gọi
Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit
Ví dụ:
Na2SO4: natri sunfat
CaCO3: canxi cacbonat
FeSO4: sắt(II) sunfat
4. Phân loại
– Dựa vào thành phần, muối chia làm hai loại:
+ Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
Ví dụ: Na2SO4, CaCO3,…
+ Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hiđro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
Ví dụ: NaHSO4, NaHS, NaHSO3,…
– Lưu ý: Trong muối axit, hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hiđro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 37: Axit – bazơ – muối
Câu 1: Phân tử axit gồm có
A. một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (- OH).
B. một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
C. một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
D. một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với một nguyên tử phi kim.
Câu 2: Công thức hóa học của axit có gốc axit (= S) và (≡ PO4) lần lượt là:
A. HS2; H3PO4.
B. H2S; H(PO4)3.
C. H2S; H3PO4.
D. HS; HPO4.
Câu 3: Chất nào sau đây là axit?
A. H2SO4.
B. NaCl.
C. Ba(OH)2.
D. MgSO4.
Câu 4: Cho các chất sau: H2SO3, KOH, FeCl3, Na2CO3, Ca(OH)2, HNO3, CuSO4. Số axit, bazơ và muối lần lượt là:
A. 3, 2, 2.
B. 2, 3, 2.
C. 2, 2, 3.
D. 1, 3, 3.
Câu 5: Tên gọi của chất có công thức hóa học H2SO4 là
A. axit sunfuric.
B. axit sunfurơ.
C. axit sunfuhiđric.
D. axit lưu huỳnh.
Câu 6: Tên gọi của các chất có công thức hóa học: HCl, NaOH, Al2(SO4)3 lần lượt là:
A. axit clohiđric, natri hiđroxit, nhôm(III) sunfat.
B. axit cloric, natri hiđroxit, nhôm sunfat.
C. axit clohiđric, natri(I) hiđroxit, nhôm(III) sunfat.
D. axit clohiđric, natri hiđroxit, nhôm sunfat.
Câu 7: Công thức hóa học của sắt(III) hiđroxit là
A. Fe(OH)2.
B. Fe2O3.
C. Fe(OH)3.
D. FeO.
Câu 8: Trường hợp nào sau đây không có sự phù hợp giữa tên gọi và công thức hóa học?
A. HNO3: axit nitric.
B. CuSO4: đồng(II) sunfat.
C. Fe2O3: sắt(III) oxit.
D. FeS: sắt sunfua.
Câu 9: Công thức hóa học của những oxit axit tương ứng với những axit H2SO4, H2CO3, HNO3, H3PO4 lần lượt là:
A. SO2, CO2, N2O5, P2O5.
B. SO3, CO2, N2O5, P2O5.
C. SO2, CO, N2O5, P2O5.
D. SO3, CO2, N2O5, P2O3.
Câu 10: Công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit K2O, MgO, BaO, Fe2O3 lần lượt là:
A. KOH, Mg(OH)3, Ba(OH)2, Fe(OH)3.
B. KOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)2.
C. KOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)3.
D. K(OH)2, Mg(OH)3, Ba(OH)2, Fe(OH)2.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 38: Bài luyện tập 7
Lý thuyết Bài 40: Dung dịch
Lý thuyết Bài 41: Độ tan của một chất trong nước
Lý thuyết Bài 42: Nồng độ dung dịch
Lý thuyết Bài 43: Pha chế dung dịch
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!