Bài 1 luyện tập trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1 – Đọc Tài Liệu

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 147 sách giáo khoa Ngữ văn 10 phần Luyện tập soạn bài Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) của Đỗ Phủ với các cách trình bày khác nhau để các em tham khảo.

Đề bài: Thử đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với bản phiên âm và dịch nghĩa?

Trả lời bài 1 luyện tập trang 147 SGK văn 10 tập 1

Cách trả lời 1

– Ưu điểm: Bản dịch thơ cơ bản đã thể hiện được khá sắc sảo tinh thần của bài thơ. Bản dịch có thể coi là khá đạt.

– Nh­ược điểm: Bản dịch còn có một số vênh lệch so với bản phiên âm:

+ Trong câu đầu, bản dịch thơ ch­ưa chuyển tải được ý nghĩa của từ “điêu thương” – đây là một tính từ đã được động từ hóa (làm tiêu điều). Vì vậy ở trong bản phiên âm nó mang nghĩa rất mạnh – chỉ sự tàn phá khắc nghiệt của sư­ơng móc đối với rừng phong.

+ Chữ “thẳm” trong câu ba (bản dịch) ch­ưa thật sát nghĩa. Đồng thời nó còn làm cho âm hưởng thơ trầm xuống.

+ Câu 5, bản dịch bỏ mất chữ “l­ưỡng khai” – là một từ quan trọng của bản phiên âm – nhấn mạnh số lần lặp lại. Cũng vậy ở câu 6, chữ “cô” ch­a dịch được làm cho câu thơ ch­a thật sự thể hiện được nỗi lòng của kẻ li hương.

Đọc thêm:  Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 10 trang 37 Tập 1 | Kết nối tri thức

Tham khảo: Phân tích bài Thu hứng của Đỗ Phủ

Cách trả lời 2

Bản dịch của Nguyễn Công Trứ khá sát, thể hiện tài hoa của ông. Thơ Đường, như đã nói, thường là “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời), “ngôn tận nhi ý bất tận”, “ngôn đáo bút bất đáo” (lời hết mà ý không hết), người dịch dù tài hoa đến đâu cũng khó mà chuyển tải toàn vẹn tinh túy của nguyên tác chữ Hán.

– Trong câu đầu, bản dịch thơ chưa chuyển tải được ý nghĩa của từ “điêu thương”: đây là một tính từ đã được động từ hóa (làm tiêu điều). Vì vậy ở trong bản phiên âm nó mang nghĩa rất mạnh – chỉ sự tàn phá khắc nghiệt của sương móc đối với rừng phong.

– Chữ “thẳm” trong câu ba (bản dịch) chưa thật sát nghĩa. Đồng thời nó còn làm cho âm hưởng thơ trầm xuống.

– Câu 5, bản dịch bỏ mất chữ “lưỡng khai”: là một từ quan trọng của bản phiên âm → nhấn mạnh số lần lặp lại. Cũng vậy ở câu 6, chữ “cô” cha dịch được làm cho câu thơ cha thật sự thể hiện được nỗi lòng của kẻ li hương.

Cách trả lời 3

So với bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ (phiên âm và dịch nghĩa):

– Ưu điểm: Bản dịch thơ khá sát với tinh thần của bài thơ, thể hiện được sự sắc sảo khi sử dụng ngôn ngữ

Đọc thêm:  Bài 1 trang 100 SGK Ngữ văn 10 tập 1 - Đọc Tài Liệu

Nhược điểm: Một số chênh lệch so với bản phiên âm:

+ Câu đầu tiên, tác giả chưa dịch sát nghĩa từ “điêu thương- đây là tính từ nhưng lại đóng vai trò làm động từ trong câu thơ. Cần phải diễn đạt được sắc thái tàn phá khắc nghiệt của sương đối với rừng phong.

+ Chữ “thẳm” diễn đạt chưa trọn vẹn nghĩa, nó khiến âm hưởng bài thơ bị kéo xuống

+ Câu 5, khi dịch tác giả làm mất từ “lưỡng khai” quan trọng, từ này có ý nghĩa nhấn mạnh vào sự lặp lại

+ Câu 6, tác giả không truyền tải được hết sự trống trải, cô đơn của kẻ li hương trong chữ “cô” phần phiên âm.

Trên đây, Đọc Tài Liệu đã giới thiệu với các em 3 cách trình bày câu trả lời cho câu hỏi bài 1 luyện tập trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1. Các em có thể tham khảo và cân nhắc những cách trình bày tối ưu và dễ hiểu nhất khi tìm hiểu soạn bài Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ).

Chúc các em học tốt !

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button