Hoá 9 bài 1: Tính chất hóa học của oxit khái quát về sự phân loại oxit

Hóa học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit được VnDoc biên soạn, nội dung tóm tắt trọng tâm Bài 1 Hóa 9. Bên cạnh đó tổng hợp các câu hỏi lí thuyết hóa 9 bài 1, bài tập tính toán trong bài cũng như chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9.

  • Chuỗi phản ứng Hóa học vô cơ lớp 9
  • Cách nhận biết các chất hóa học lớp 8 và 9
  • Các công thức hóa học lớp 9 Đầy đủ nhất
  • Tóm tắt lý thuyết Hóa học 9

I. Tóm tắt nội dung kiến thức trọng tâm

1. Tính chất hóa học của Oxit bazơ

1.1. Khái niệm: Thường là oxit của kim loại tương ứng với một bazơ

Ví dụ: Na2O tương ứng với bazơ NaOH

Cu2O tương ứng với bazơ Cu(OH)2

1.2. Phân loại:

Oxit bazơ tan: Na2O, K2O, BaO, CaO,…

Oxit bazơ không tan: CuO, Fe2O3, MgO,…

1.3. Tính chất hóa học của Oxit bazơ

  • Oxit bazơ tác dụng với nước H2O

Một số Oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm)

Phương trình phản ứng: Oxit bazơ + H2O → Bazơ

Ví dụ:

BaO (r) + H2O (dd) → Ba(OH)2

BaO + H2O (dd) → Ba(OH)2

Một số oxit bazơ khác tác dụng với nước như: K2O, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO,…

  • Oxit bazơ tác dụng với Axit

Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước

Phương trình phản ứng: Oxit bazơ + Axit → Muối + H2O

Ví dụ:

CuO(r) + HCl (dd) → CuCl2 (dd) + H2O

BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O

  • Oxit bazơ tác dụng với Oxit axit

Một số oxit bazơ (là những oxit bazơ tan trong nước) tác dụng với oxit axit tạo thành muối

Phương trình phản ứng: Oxit bazơ + Oxit axit → Muối

Ví dụ:

CaO + CO2 → CaCO3

BaO + CO2 → BaCO3

2. Tính chất hóa học của Oxit axit

2.1. Khái niệm: Thường là oxit của phi kim tương ứng với một axit

Ví dụ: SO3 tương ứng với bazơ H2SO4

2.2. Tính chất hóa học của Oxit axit

  • Oxit axit tác dụng với nước H2O

Nhiều Oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit

Phương trình phản ứng: Oxit axit + H2O → Axit

Ví dụ:

SO3(k) + H2O(dd) → H2SO4 (dd)

N2O5 + H2O(dd) → 2HNO3

  • Oxit axit tác dụng với Bazơ

Oxit axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước

Phương trình phản ứng: Oxit axit + Bazơ → Muối + H2O

Ví dụ:

SO3 + Ca(OH)2 → CaSO4 + H2O

Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O

  • Oxit axit tác dụng với Oxit bazơ

Một số oxit bazơ (là những oxit bazơ tan trong nước) tác dụng với oxit axit tạo thành muối

Phương trình phản ứng: Oxit axit + Oxit bazơ → Muối

Ví dụ: CaO + CO2 → CaCO3

3. Phân loại oxit

Oxit được chia thành 4 loại:

  • Oxit bazơ: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước
Đọc thêm:  Tính chất của Lưu huỳnh (S): Tính chất hóa học, vật lí, Điều chế

+ Bazơ không tan: CuO, FeO, MgO, Ag2O,…

+ Bazơ tan: Na2O, K2O, BaO, CaO

  • Oxit axit: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

Ví dụ: SO2, SO3, CO2, P2O5, N2O5

  • Oxit trung tính: Còn được gọi là oxit không tạo muối, là oxit không tác dụng với axit, bazơ, muối.

Ví dụ: N2O, NO, CO,…

  • Oxit lưỡng tính: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ, và khi tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

Ví dụ: Al2O3, ZnO, Cr2O3,…

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

II. Luyện tập

III. Bài tập trắc nghiệm oxit

Câu 1. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit axit?

A. SO2, Na2O, N2O5

B. SO2, CO, N2O5

C. SO2, CO2, P2O5

D. SO2, K2O, CO2

Câu 2. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit bazơ

A. CO2, CaO, K2O

B. CaO, K2O, Li2O

C. SO2, BaO, MgO

D. FeO, CO, CuO

Câu 3. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch HCl?

A. CaO, Na2O, SO2

B. FeO, CaO, MgO

C. CO2, CaO, BaO

D. MgO, CaO, NO

Câu 4. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch KOH?

A. CO2, Na2O, SO3

B. N2O, BaO, CO2

C. N2O5, P2O5, CO2

D. CuO, CO2, Na2O

Câu 5. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với nước?

A. CaO, CuO, SO3, Na2O

B. CaO, N2O5, K2O, CuO

C. Na2O, BaO, N2O, FeO

D. SO3, CO2, BaO, CaO

Câu 6. Cho các chất sau: H2O, Na2O, CO2, CuO và HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là:

A. 4

B. 5

C. 6

D. 3

Câu 7. Cho 16 gam bột CuO tác dụng hoàn toàn với 400ml dung dịch HCl. Nồng độ mol của dung dịch đã dùng là?

A. 0,1M

B. 1M

C. 0,2M

D. 2M

Câu 8. Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam một oxit kim loại hóa trị II cần dùng hết 10 gam dung dịch HCl 21,9%. Xác định công thức hóa học của oxit trên.

A. FeO

B. CaO

C. MgO

D. CuO

Câu 9. Cho 1,82 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 0,2M. Thành phần % khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp là:

A. 43,96% và 56,04%

B. 56,33% và 43,67%

C. 27,18% và 72,82%

D. 53,63% và 46,37%

Câu 10. Cho a gam SO3 tác dụng với một lượng nước lấy dư, thu được 2,94 gam axit. Giá trị của a là:

A. 2,4

B. 0,24

C. 1,2

D. 0,12

Câu 11: Oxit là:

A. Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố hoá học khác.

B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hoá học khác.

C. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.

D. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hoá học khác.

Câu 12: Oxit lưỡng tính là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

Đọc thêm:  Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O | Na2O ra Na2SO4 - vietjack.me

C. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 13: Oxit khi tan trong nước làm giấy quỳ chuyển thành màu đỏ là

A. MgO

B. P2O5

C. K2O

D. CaO

Câu 14: Có 1 ống nghiệm chứa nước và dung dịch phenolphtalein, cho oxit nào vào ống nghiệm trên thì làm cho phenolphtalein chuyển sang màu hồng?

A. CaO

B. CO2

C. CO

D. NO

Câu 15: Những dãy chất nào sau đây đều là oxit axit?

A. CO2, SO3, Na2O, NO2

B. CO2, SO2, H2O, P2O5

C. SO2, P2O5, CO2, N2O5

D. H2O, CaO, FeO, CuO

IV. Đáp án – Hướng dẫn giải bài tập

1C2B3B4C5D6B7B8D9A10A11C12B13B14B15A

Câu 1. Dãy chất nào gồm các oxit axit:

Oxit axit là gồm nguyên tố oxi và phi kim

Đáp án C: SO2, CO2, P2O5

Câu 2. Dãy chất gồm các oxit bazơ

Oxit axit là gồm nguyên tố oxi và kim loại

Đáp án B. CaO, K2O, Li2O

Câu 3. Dãy chất gồm các oxit tác dụng được với dung dịch HCl là:

HCl là axit do đó oxit tác dụng được với HCl phải là oxit bazo

Đáp án B. FeO, CaO, MgO

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

Câu 4. Dãy chất gồm các oxit tác dụng được với dung dịch KOH

KOH là bazo tan do đó oxit tác dụng được với KOH oxit axit

Đap án C. N2O5, P2O5, CO2

N2O5 + H2O → HNO3

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

CO2 + H2O → H2CO3

Câu 7.

Phương trình hóa học:

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

nCuO = 0,2 mol

Theo phương trình hóa học: nHCl = 2nCuO => nHCl = 0,4 mol => CM HCl = 0,4/0,4 = 1M

Câu 8.

CTTQ của oxit kim loại có hóa trị 2 là: MO

{n_{HCl}} = frac{{{m_{HCl}}}}{{{M_{HCl}}}} = frac{{frac{{{m_{dd}}.C% }}{{100% }}}}{{{M_{HCl}}}} = frac{{frac{{10.21,9}}{{100}}}}{{36,5}} = 0,06(mol)

Phương trình hóa học:

MO + 2HCl → MCl2 + H2O

nMO = nHCl/2 = 0,03 mol

MMO = 80 => M + 16 = 80 => M = 64 => M là Cu

Công thứ hóa học của oxit là CuO

Câu 9.

Ta có:

nH2SO4 = 0,04 mol

Gọi số mol của MgO và Al2O3 lần lượt là x, y

Theo đề bài ta có: 40x + 102 y = 1,82 (1)

Phương trình hóa học:

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

x x

Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

y 3y

Theo phương trình: nH2SO4 = x + 3y = 0,05 (2)

Giải hệ phương trình (1), (2) được: x = 0,02; y = 0,01

Thành phần % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp:

% {m_{A{l_2}{O_3}}} = 100% – 43,96% = 56,04% end{array}” width=”348″ height=”63″ data-latex=”begin{array}{l} % {m_{MgO}} = frac{{0,02.40}}{{1,82}}.100% = 43,96% \ = > % {m_{A{l_2}{O_3}}} = 100% – 43,96% = 56,04% end{array}” class=”lazy” data-src=”https://tex.vdoc.vn?tex=%5Cbegin%7Barray%7D%7Bl%7D%0A%5C%25%20%7Bm_%7BMgO%7D%7D%20%3D%20%5Cfrac%7B%7B0%2C02.40%7D%7D%7B%7B1%2C82%7D%7D.100%5C%25%20%20%3D%2043%2C96%5C%25%20%5C%5C%0A%20%3D%20%20%3E%20%20%5C%25%20%7Bm_%7BA%7Bl_2%7D%7BO_3%7D%7D%7D%20%20%3D%20%20100%5C%25%20%20-%2043%2C96%5C%25%20%20%3D%2056%2C04%5C%25%20%0A%5Cend%7Barray%7D”>

Câu 10.

nH2SO4 = 0,03 mol

Phương trình hóa học: SO3 + H2O → H2SO4

Theo phương trình hóa học nSO3 = nH2SO4 = 0,03 mol => mSO3 = 2,4 gam

Câu 11. Oxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.

D. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hoá học khác.

Câu 12: Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

Câu 13: Oxit khi tan trong nước làm giấy quỳ chuyển thành màu đỏ là P2O5

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Câu 14: Có 1 ống nghiệm chứa nước và dung dịch phenolphtalein, cho oxit nào vào ống nghiệm trên thì làm cho phenolphtalein chuyển sang màu hồng

Đọc thêm:  SiO2 + HF → SiF4 + H2O | SiO2 ra SiF4 - vietjack.me

Dung dịch làm cho phenolphtalein chuyển sang màu hồng là dung dịch kiềm

Chỉ có đáp án A

CaO + H2O → Ca(OH)2

Câu 15: Những dãy chất nào sau đây đều là oxit axit:

C. SO2, P2O5, CO2, N2O5

VI. Bài tập tự luyện tính chất hóa học của oxit

Câu 1. Có 4 oxit riêng biệt: K2O, Al2O3, Fe2O3, MgO. Nêu cách nhận biết 4 oxit trên bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

Câu 2. Nung nóng 26,2 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al, Zn trong không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 40,6 gam hỗn hợp 3 oxit. Để hòa tan hết lượng oxit trên cần V lít dung dịch HCl 0,5M

a) Tính giá trị của V

b) Tính khối lượng muối clorua tạo thành sau phản ứng.

Câu 3. Hòa tan hỗn hoàn toàn 21,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO và FeCO3 vào V lít dung dịch HCl 0,4M thấy thoát ra hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với He bằng 7,5 và tạo thành 31,75 gam muối clorua.

a) Tính giá trị của V

b) Tính thành phần, phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X

Câu 4. Sục 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) tác dụng vừa đủ với 200ml NaOH tạo thành muối trung hòa.

a) Tính khối lượng muối thu được.

b) Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng

Câu 5. Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 12 gam kết tủa. Lọc kết tủa đun nóng dung dịch lại thấy có kết tủa nữa. Tính giá trị V?

VII. Giải Hóa 9 Bài 1 Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Để giúp các bạn học sinh có thể hoàn thành tốt các dạng bài tập sách giáo khoa cũng như biết cách vận dụng kiến thức đã học của bài áp dụng vào các dạng bài tập, từ đó rèn luyện kĩ năng thao tác giải bài tập. VnDoc đã biên soạn hướng dẫn giải bài tập hóa 9 sách giáo khoa bài 1 tại:

  • Giải Hóa 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

…………………

Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới.

Hóa học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit được VnDoc biên soạn nằm trong nội dung Hóa 9 Bài 1 mở đầu chương 1. Nội dung tài liệu hướng tới các bạn củng cố kiến thức bằng cách tóm tắt trọng tâm lí thuyết bài học, từ đó rèn luyện bằng các dạng câu hỏi trắc nghiệm.

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Hóa 9 Bài 1. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button