Bài 1 trang 127 SGK Ngữ văn 10 tập 1 – Đọc Tài Liệu

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 127 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Đọc đoạn trích nhật kí dưới đây và trả lời câu hỏi

8 – 3 – 69

Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thương trên mảnh đất Đức Phổ này. Rồi cảnh chi li, cảnh đau buồn cũng đến nữa… Đáng trách qua Th. ơi! Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa. Chiến trường vẫn đang mùa chiến thắng.

(Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)

a) Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?

b) Theo anh (chị), ghi nhât kí có lợi gì cho sự phát triển ngôn ngữ của mình?

Đọc thêm:  Điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 Nghệ An 2022 - 2023

Gợi ý trả lời bài 1 trang 127 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

a)

– Tính cụ thể:

+ Cụ thể về địa điểm và thời gian của “lời nói”: Trong một căn phòng ở giữa khu rừng vào lúc đêm khuya.

+ Cụ thể về người nói, mục đích nói (nhân vật Thùy tự nhủ với mình).

+ Cụ thể về cách diễn đạt: từ hô gọi (ơi), những lời tự nhủ (nghĩ gì đấy), lời tự trách (đáng trách quá).

– Tính cảm xúc:

Giọng thủ thỉ tâm tình (suy nghĩ về hiện tại, liên tưởng đến tương lai).

Giọng trách móc, giục giã.

– Tính cá thể:

Đoạn trích có một giọng điệu riêng dễ nhận (giọng tâm tình đặc trưng của nhật kí): gồm nhiều từ ngữ đối thoại nội tâm. Qua giọng nói, có thể đoán được đây là một người chiến sĩ trẻ tuổi đang sống trong hoàn cảnh chiến tranh.

b) Ghi nhật kí rất có lợi cho việc phát triển vốn ngôn ngữ, nhất là phát triển vốn từ vựng và các cách diễn đạt mới.

Cách trình bày 2

a.

– Những hành vi và từ ngữ thể hiện tính cụ thể:

+ Địa điểm và thời gian của lời nói: Trong căn phòng ở giữa khu rừng vào lúc đêm khuya.

+ Có người nói, mục đích nói (Nhân vật Th. Tự nhủ với mình).

+ Có cách diễn đạt cụ thể: từ hô gọi “ơi”, những lời tự nhủ (nghĩ gì đấy), lời tự trách (đáng trách quá).

Đọc thêm:  Liên kết van der waals là gì? Lý thuyết Hoá học 10 VUIHOC

– Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính cảm xúc:

Đoạn trích là lời của một nhân vật nhưng tình cảm được biểu hiện qua nhiều giọng:

+ Giọng thủ thỉ tầm tình

+ Giọng trách móc, giục giã.

– Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính cá thể: gồm nhiều từ ngữ đối thoại nội tâm

=> Giọng một người chiến sĩ trẻ tuổi đang sống trong hoàn cảnh chiến tranh.

b. Ghi nhật kí rất có lợi cho sự phát triển vốn ngôn ngữ, nhất là phát triển vốn từ vựng và cách diễn đạt.

Cách trình bày 3

Đặc trưng phong cách ngôn ngữ trong nhật kí Đặng Thùy Trâm:

– Tính cụ thể:

+ Về thời gian, địa điểm: đây cũng là đặc trưng chung khi viết nhật kí

+ Cụ thể về người nói, mục đích nói (nhân vật tự nhủ với bản thân)

+ Cụ thể trong diễn đạt: hô gọi, lời tự nhủ, lời tự trách

– Tính cảm xúc: giọng thủ thỉ tâm tình nói về hiện tại và tương lai đôi lúc giọng hơn trách, giục giã (nghĩ gì đấy Th. ơi?; Đáng trách quá Th ơi)

– Tính cá thể

+ Có nét riêng biệt của giọng điệu tâm tình đặc trưng của nhật kí: có nhiều từ ngữ nội tâm, giọng trẻ- tâm hồn của người trẻ khi sống trong hoàn cảnh chiến tranh.

b, Ghi nhật kí giúp bạn có thể phát triển vốn ngôn ngữ, vốn từ vựng cũng như cách diễn đạt linh hoạt.

Đọc thêm:  Hóa 10 Kết nối tri thức Bài 14: Ôn tập chương 3 trang 69

Cách trình bày 4

a. Tính cụ thể:

Cụ thể về không gian và thời gian: : Trong một căn phòng ở giữa khu rừng vào lúc đêm khuya.

Cụ thể về người nói và người nghe: nhân vật Th tự nhủ với mình “Nghĩ gì đấy Th.ơi. Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm”.

Có cách diễn đạt cụ thể ở giọng điệu thân mật, tha thiết, những lời cảm thán như: “Nghĩ gì đấy Th. Ơi?”; “Đáng trách quá Th. Ơi!”.

– Tính cảm xúc:

+ Giọng thủ thỉ tâm tình (suy nghĩ về hiện tại, liên tưởng đến tương lai).

+ Giọng trách móc, giục giã.

– Tính cá thể:

+ Giọng điệu riêng dễ nhận (giọng tâm tình như đang giãi bày tâm trạng)

+ Từ ngữ đối thoại nội tâm

b, Ghi nhật kí rất có lợi cho việc phát triển vốn ngôn ngữ, nhất là phát triển vốn từ vựng và các cách diễn đạt mới. đời sống nội tâm phong phú,qua đó giúp ta trở thành người giàu tình cảm và có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc của mình.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 127 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button