Bài 1 trang 14 SGK Ngữ văn 10 tập 1 | Soạn bài Hoạt động giao tiếp

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 14 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.

Vua nhà Trần trịnh trọng hỏi các bô lão:

– Nước Đại Việt ta tuy là một nước nhỏ ở phương Nam nhưng luôn bị nước ngoài nhòm ngó. Tự cổ xưa đến giờ thật chưa có khi nào giặc mạnh và hung hãn như ngày nay. Chúng sẽ kéo sang năm mươi vạn quân, bảo rằng: “Vó ngựa mông cổ đi đến đâu cỏ không mọc được ở chỗ ấy!”. Vậy nên liệu tính ra sao?

Mọi người xôn xao tranh nhau nói:

– Xin bệ hạ cho đánh!

– Thưa chỉ có đánh!

Nhà vua nhìn những khuôn mặt đẹp lồng lộng, hỏi lại một lần nữa:

– Nên hòa hay nên đánh?

Tức thì muôn miệng một lời:

– Đánh! Đánh!

Điện Diên Hồng như rung chuyển. Người người sục sôi.

(Theo Lê Vân, Hội nghị Diên Hồng)

a) Hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?

b) Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai (vai người nói, vai người nghe) cho nhau như thế nào? Người nói tiến hành những hành động cụ thể nào, còn người nghe thực hiện những hành động tương ứng nào?

c) Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh nào? (Ở đâu? Vào lúc nào? Khi đó ở nước ta có sự kiện lịch sử gì?)

d) Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung gì?

e) Mục đích của cuộc giao tiếp (hội nghị) là gì? Cuộc giao tiếp có đạt được mục đích đó không?

Trả lời bài 1 trang 14 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

a) Nhân vật giao tiếp: vua nhà Trần và các bô lão.

Mối quan hệ: vua nhà Trần (bề trên) – các bô lão (quần thần, người phò tá giúp đỡ vua).

b) Các nhân vật lần lượt đổi vai: trong lượt nói đầu tiên và lời nói thứ ba, vua trần là người nói, các bô lão và người nghe; trong lượt nói thứ hai và thứ tư, các bô lão là người nói và vua Trần là người nghe.

Người nói thực hiện hành động phát vấn, đặt câu hỏi, người nghe thực hiện hành động đáp lời: Vua Trần hỏi có nên đánh lại quân Mông Cổ hay không, các bô lão trả lời là “Đánh”.

Đọc thêm:  Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2022 - 2023

c) Hoạt động giao tiếp diễn ra ở điện Diên Hồng, vào thời kì nhà Trần, khi quân Mông Cổ kéo quân xâm lược nước ta.

d) Nội dung của cuộc giao tiếp: Bàn bạc kế sách ứng phó với quân Mông Cổ.

e) Mục đích của hoạt động giao tiếp: Tiến công đánh bại kẻ thù xâm lược, giữ gìn chủ quyền độc lập dân tộc. Mục đích giao tiếp này đã đạt được.

Cách trình bày 2

a, Hoạt động giao tiếp được văn bản ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp là: Vua Trần và các bô lão.

– Các nhân vật giao tiếp có mối quan hệ: Vua (bề trên) – tôi (bề dưới).

– Cương vị của nhân vật giao tiếp cũng có sự khác nhau:

+ Vua là người lãnh đạo tối cao của nhà nước.

+ Các bô lão đại diện cho các tầng lớp nhân dân.

b. Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai (vai người nói, vai người nghe) cho nhau như sau:

– Vua hỏi hai lần, các bô lão đáp hai lần.

– Cụ thể: Vua trình bày mối hiểm nguy đất nước bị quân Mông Cổ dòm ngó và hỏi cách xử lí. Các bô lão đề nghị đánh. Vua hỏi lại: “Nên hòa hay nên đánh?” Các bô lão khẳng định: “Đánh! Đánh!”.

c. Hoàn cảnh giao tiếp:

– Địa điểm: điện Diên Hồng.

– Thời gian: Vào thế kỉ XIII, khi giặc Nguyên – Mông đang đe dọa xâm chiếm bờ cõi nước ta.

– Sự kiện lịch sử: Quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

d. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung:

– Bàn bạc, thảo luận về sách lược đối phó với kẻ thù.

– Vua đưa ra tình hình cụ thể: thế giặc rất mạnh, nhưng các bô lão vẫn quyết tâm đánh.

e. Cuộc giao tiếp trên nhằm mục đích:

– Bàn bạc đưa ra được sách lược đối phó với kẻ thù.

– Mọi người đều quyết tâm đánh giặc, cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích.

Cách trình bày 3

a. Các nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp mà văn bản trên ghi lại gồm có: Vua Trần Nhân Tông, các bô lão và những người khác (không nói rõ).

b. Trong hoạt động giao tiếp trên, người nói và người nghe luôn đổi vai cho nhau. Lúc đầu vua Trần Nhân Tông là người nói, các bô lão là người nghe, sau đó, các bô lão lại là người nói: “Xin bệ hạ cho đánh”, “Thưa, chỉ có đánh”… “Đánh! Đánh!”.

Đọc thêm:  Giải Hóa 10 Bài 16 (Kết nối tri thức): Ôn tập chương 4 - vietjack.me

Người nói đầu tiên là vua Trần Nhân Tông thực hiện hành động “Trịnh trọng hỏi”. Khi mọi người đáp (trở thành người nói) thì có hành động “xôn xao, tranh nhau nói”. Lần thứ hai, vua trở thành người nói, động tác kèm theo, báo hiệu tư cách người nói là: vua “nhìn những khuôn mặt đẹp lồng lộng, hỏi lại lần nữa” ; còn những người nghe là các bô lão, cuối cùng trở thành người nói qua hành động: “… tức thì, muốn miệng một lời”.

c. Hoàn cảnh giao tiếp

– Địa điểm: tại điện Diên Hồng.

– Thời gian: Vào thòi vua Trần Nhân Tông. Khi đó, nước ta đang bị đế quốc Nguyên – Mông đe dọa xâm lăng.

d. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung: thảo luận nhiệm vụ quốc gia khi có giặc ngoại xâm. Vấn đề cụ thế trong hoạt động giao tiếp trên là: Nên hòa (tức đầu hàng) hay nên đánh?

e. Cuộc giao tiếp trên nhằm mục đích; kêu gọi các bô lão, thông qua các bô lão để động viên, khích lệ toàn dân quyết tâm đánh giặc cứu nước.

Mục đích giao tiếp đó đã đạt được một cách mĩ mãn.

Cách trình bày 4

a, Hoạt động giao tiếp được văn bản ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp là: Vua Trần và các bô lão.

Các nhân vật giao tiếp có mối quan hệ: Vua (bề trên) – tôi (bề dưới).

Cương vị của nhân vật giao tiếp cũng có sự khác nhau:

+ Vua: người đứng đầu của một đất nước.

+ Các vị bô lão: đại diện cho các tầng lớp nhân dân, nêu lên ý kiến của đông đảo quần chúng.

b. Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai (vai người nói, vai người nghe) cho nhau như sau:

+ Vua Trần là người nói trước, với các hoạt động “trịnh trọng hỏi”, “hỏi lại một lần nữa”; khi đó các bô lão là người nghe, tiếp nhận câu hỏi của vua.

+ Sau đó, khi các bô lão đưa ý kiến với các hoạt động “xôn xao, tranh nhau nói” , “Xin bệ hạ cho đánh”, “Thưa, chỉ có đánh”… và hành động: “tức thì, muốn miệng một lời : Đánh! Đánh!” thì vua Trần đổi vai là người nghe.

c. Hoàn cảnh giao tiếp:

– Địa điểm: tại điện Diên Hồng.

– Thời gian: Vào thế kỉ XIII, khi giặc Nguyên – Mông đang đe dọa xâm chiếm bờ cõi nước ta.

– Sự kiện lịch sử: Quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.

Đọc thêm:  TOP 13 bài Cảm nghĩ về một bài thơ hoặc một nhà thơ siêu hay

d. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung: Thảo luận nhiệm vụ quốc gia khi có giặc ngoại xâm.

Vấn đề cụ thể là: trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay đánh khi quân Nguyên Mông sang xâm lược

Cách trình bày 5

a. Hoạt động giao tiếp của văn bản gồm nhân vật giao tiếp: vua nhà Trần (bề trên) – các vị bô lão (bề dưới).

Các nhân vật giao tiếp ở đây có vị thế xã hội khác nhau: Vua là người lãnh đạo cao nhất của đất nước còn các vị bô lão là những đại diện tiêu biểu cho các tầng lớp nhân dân. Sự khác biệt về vị thế ấy dẫn tới sự khác nhau trong ngôn từ giao tiếp : các bô lão dùng những từ tôn kính để nói với đức vua (bệ hạ, xin, thưa) ; trong khi đó vua Trần lại dùng nhiều câu tỉnh lược phần chủ ngữ.

b. Trong hoạt động giao tiếp, nhất là giao tiếp trực tiếp, người nói người nghe liên tục đổi vai nói cho nhau (người nói thành người nghe và ngược lại). Nguyên tắc ấy gọi là nguyên tắc luân phiên lượt lời. Trong văn bản, khi vua Trần hỏi thì các bô lão là vai người nghe, vua Trần là vai người nói ; khi các bô lão trả lời vua Trần là vai người nghe, các bô lão là vai người nói.

c.

– Địa điểm cụ thể: điện Diên Hồng.

– Hoàn cảnh: đất nước ở thời đại phong kiến, đang bị giặc ngoại xâm đe dọa, quân dân nhà Trần phải cùng nhau bàn bạc tìm ra cách đối phó. d. Nội dung của cuộc giao tiếp: Bàn bạc sách lược đối phó với quân xâm lược. Nhà vua vừa thông báo tình hình vừa hỏi ý kiến các bô lão về cách đối phó với giặc Nguyên – Mông. Các bô lão thì đồng thanh nhất trí chọn “đánh” là kế sách duy nhất chống thù.

e. Mục đích của cuộc giao tiếp là tìm ra một sách lược thống nhất trong cả nước, vua tôi đồng lòng trong việc đối phó với giặc Nguyên. Cuộc giao tiếp đã đi đến sự thống nhất hành động, đạt được mục đích.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 14 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button