Bài 1 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1 | Soạn bài Chí phèo phần 2

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 155 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phầnsoạn bài Chí phèo phần 2: Tác phẩm chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Cách vào truyện của Nam Cao độc đáo như thế nào? Hãy nêu ý nghĩa tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo trong đoạn văn mở đầu thiên truyện.

Trả lời bài 1 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Chí phèo phần 2: Tác phẩm tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 155 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

– Cách vào truyện độc đáo của Nam Cao và ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo

+ Nam Cao mở đầu truyện bằng một tình huống độc đáo, ấn tượng: Chí Phèo vừa đi vừa chửi, nhưng điều lạ lùng là không có người chửi lại hắn và cũng không có người nghe hắn chửi.

– Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo:

+ Tiếng chửi mở đầu tác phẩm một cách bất ngờ: Đây cũng là cách giới thiệu nhân vật một cách ấn tượng.

+ Đây là tiếng chửi của một kẻ say rượu có vẻ vu vơ mơ hồ. Nhưng thật ra rất tỉnh táo. Hình như anh ta mượn rượu để chửi đời. Tiếng chửi rất văn vẻ có thứ tự: Chửi trời, chửi đời, cả làng Vũ Đại, Cha đứa nào không chửi nhau với hắn, đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí. Đối tượng vì thế đã được xác định: Cái xã hội đã sinh ra kiếp sống Chí Phèo.

+ Tiếng chửi ấy thể hiện tâm trạng bi phẫn cùng cực của Chí.

Cách trình bày 2

Tác giả vào chuyện độc đáo, mang ý nghĩa sâu sắc từ tiếng chửi của Chí Phèo

+ Chí Phèo vừa đi vừa chửi, nhưng điều lạ lùng là không có người chửi và người nghe hắn chửi

+ Lời chửi của Chí nghe ghê gớm: chửi đời, chửi trời, đất, chửi làng Vũ Đại

Đọc thêm:  Giới thiệu bộ sách giáo khoa lớp 11 Chuẩn (năm học 2021 – 2022)

– Tiếng chửi là phản ứng của Chí với toàn bộ cuộc đời

+ Bộc lộ nội tâm của người bất mãn ý thức được con người ít nhiều ý thức được mình bị gạt ra khỏi xã hội lời người

+ Tiếng chửi thảm hại khi mà “đáp lại lời hắn chỉ có lũ chó cắn xôn xao trong xóm”

⇒ Tình cảnh xót xa của người nông dân bị tha hóa, đơn độc

Cách trình bày 3

– Nam Cao mở đầu truyện bằng một tình huống độc đáo, ấn tượng: Chí Phèo vừa đi vừa chửi, nhưng điều lạ lùng là không có người chửi lại hắn và cũng không có người nghe hắn chửi. Hắn chửi bâng quơ, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cả những ai không chửi lại hắn và rồi lại chửi cha đứa nào đã sinh ra mình. Có người nói rằng, hắn chửi vì hắn say rượu không làm chủ được bản thân, nhưng thưc sự trong con người Chí Phèo cái say và cái tỉnh đang xen nhau song song cùng tồn tại.

– Tiếng chửi của Chí Phèo chính là phản ứng của hắn trước toàn bộ cuộc đời bất hạnh.

+ Nó bộc lộ tâm trạng bất mãn tột độ của một con người ý thức được rằng mình đã bị xã hội ruồng bỏ. Những tiếng chửi vô nghĩa, không được xã hội đón nhận, lắng nghe. Một khi đã bị tước mất quyền làm người thì mọi tiếng chửi rủa, than khóc, tỉnh táo hay say xỉn đều vô tác dụng. Chí Phèo thích kêu làng kêu xóm, đối với một người bình thường thì những tiếng kêu ấy ngay tập tức gây được sự chú ý của mọi người; nhưng đối với Chí lại khác, dù hắn kêu làng như một người bị đâm thì giỏi lắm chỉ làm cho Thị Nở kinh ngạc còn cả làng vẫn không ai động dạng… mà đáp lại lời hắn chỉ có lũ chó xắn xôn xao trong xóm.

+ Thể hiện khao khát được giao tiếp với mọi người của Chí Phèo.

Đọc thêm:  TOP 7 Đề thi Sinh 11 học kì 2 năm 2022 - 2023 - Download.vn

+ Đáp lại lời Chí chỉ là tiếng của 3 con chó dữ

=> Chí Phèo đã bị gạt ra khỏi cuộc sống con người.

=> Những chi tiết này cho thấy một kiếp sống cô độc của người nông dân bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ, không còn tư cách làm người.

Cách trình bày 4

– Cách vào truyện của Nam cao rất lạ, độc đáo: mở đầu truyện bằng một hình ảnh đầy ấn tượng- tiếng chửi. Nhưng không một ai chửi nhau lại với Chí Phèo.

– Ý nghĩa tiếng chửi

+ Tiếng chửi của Chí Phèo vừa mang tâm trạng bất mãn vừa là lời tố cáo sâu sắc xã hội vô nhân đạo với những nếp nghĩ lạc hậu đã cướp đi quyền làm người và ruồng bỏ hắn.

+ Tiếng chửi của Chí Phèo chính là phản ứng của hắn trước toàn bộ cuộc đời bất hạnh.

+ Tiếng chửi hé lộ ba bi kịch chính của Chí Phèo, và đó cũng là nền tảng triển khai những bi kịch này xuyên suốt tác phẩm.

Cách trình bày 5

Nam Cao đã mở đầu thiên truyện một cách độc đáo, ấn tượng đó chính là tiếng chửi của Chí Phèo. Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời […]. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. […] Đã thế, hắn chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Chí Phèo chửi trời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi cha đứa nào đẻ ra hắn. Hắn chửi vậy, nhưng không có ai chửi nhau lạị với hắn bởi ai cũng nghĩ “chắc nó trừ mình ra!. Chí Phèo chửi phải chăng là hắn say rượu? Nhưng không! Hắn càng uống càng tỉnh. Bởi thế tiếng chửi của Chí Phèo chính là sự giao tiếp của hắn với đời, hắn muốn được nói chuyện, muốn nói chuyện giao tiếp với mọi người.

Tiếng chửi của Chí Phèo chính là phản ứng của hắn trước toàn bộ cuộc đời bất hạnh. Nó bộc lộ tâm trạng bất mãn tột độ của một con người ý thức được rằng mình đã bị xã hội ruồng bỏ. Những tiếng chửi vô nghĩa, không được xã hội đón nhận, lắng nghe. Một khi đã bị tước mất quyền làm người thì mọi tiếng chửi rủa, than khóc, tỉnh táo hay say xỉn đều vô tác dụng. Chí Phèo thích kêu làng kêu xóm, đối với một người bình thường thì những tiếng kêu ấy ngay tập tức gây được sự chú ý của mọi người; nhưng đối với Chí lại khác, dù hắn kêu làng như một người bị đâm thì giỏi lắm chỉ làm cho Thị Nở kinh ngạc còn cả làng vẫn không ai động dạng… mà đáp lại lời hắn chỉ có lũ chó xắn xôn xao trong xóm. Tiếng chửi là khao khát được giao tiếp với con người của hắn dù là hình thức hạ đẳng nhất. Nhưng cũng không ai đáp lại nên Chí phẫn uất. Tiếng chửi vừa thể hiện đỉnh cao tấn bi kịch cô đơn, bị từ chối quyền làm người của Chí vừa dẫn dắt câu chuyện đến hoàn cảnh xuất thân và số phận bất hạnh của Chí Phèo.

Đọc thêm:  Lý thuyết Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon (mới 2023 + Bài Tập)

Những chi tiết này cho thấy một kiếp sống cô độc của người nông dân bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ, không còn tư cách làm người. Chí Phèo tồn tại như một “bóng ma” nhưng là một “bóng ma” lạc lõng và không gây kinh sợ cho ai cả.

>>> Tham khảo thêm: Phân tích tiếng chửi của Chí Phèo ở đầu truyện

-/-

Bài 1 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Chí phèo phần 2: Tác phẩm trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button