Bài 1 trang 20 SGK Ngữ văn 10 tập 1 – Đọc Tài Liệu
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 20 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài:
Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao dưới đây theo câu hỏi.
Đêm trăng thanh anh mới hòi nàng:
– Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
a) Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào? (về lứa tuổi, giới tính)
b) Hoạt động giao tiếp này diễn ra vào thời điểm nào? Thời điểm đó thường thích hợp với những cuộc trò chuyện như thế nào?
c) Nhân vật “anh” nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?
d) Cách nói của “anh” có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không?
Trả lời bài 1 trang 20 SGK văn 10 tập 1
Cách trình bày 1
a) Nhân vật giao tiếp: anh (chàng trai), nàng (cô gái).
b) Thời điểm giao tiếp: đêm trăng thanh. Thời điểm giao tiếp này phù hợp với những cuộc hẹn hò tâm tình của lứa đôi.
c) Nhân vật “anh” hỏi “Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?” nhằm mục đích hỏi rằng tình yêu của hai người đã đủ chín để kết đôi hay chưa.
d) Cách nói của “anh” phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp.
Cách trình bày 2
Bài ca dao:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
– Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
a. Nhân vật giao tiếp trong bài ca dao trên là một chàng trai và một cô gái, đều còn trẻ tuổi.
b. Thời điểm: đêm trăng sáng, thanh vắng. Thời gian đó thường thích hợp với những câu chuyện tâm tình của các đôi nam nữ.
c. Nhân vật “anh” chọn cách nói ví von bóng gió của ca dao để “đặt vấn đề”. Vì thế chuyện “tre non đủ lá” và chuyện “đan sàng” thực chất chỉ việc họ đã đến tuổi trưởng thành và (lúc này) tính đến chuyện kết duyên rất hợp. Như vậy mục đích lời nói của nhân vật “anh” là lời ướm hỏi, tỏ tình.
d. Chuyện “tre non đủ lá” và chuyện “đan sàng” cũng giống như chuyện “trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng”, vì thế cách nói của chàng trai phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp. Cách nói này vừa có hình ảnh, vừa giàu sắc thái tình cảm lại vừa tế nhị, sâu sắc, nên dễ làm rung động và thuyết phục người nghe.
Cách trình bày 3
a. Nhân vật giao tiếp trong câu ca dao trên là một chàng trai và một cô gái.
b. Thời gian: Đêm trăng thanh. Thích hợp với những cuộc chuyện trò tình tứ của đôi bên nam nữ, của những buổi hát đổi, hát ghẹo, hát giao duyên trong sinh hoạt dân ca.
c.
+ Nói về việc “Tre non đủ lá” dùng để “đan sàng”.
+ Mục đích: ướm hỏi, tỏ tình (nghĩa hàm ẩn; người đã đủ lớn khôn, nên kết duyên).
d. Cách nói của chàng trai rất tế nhị, phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp.
Cách trình bày 4
a. Nhân vật giao tiếp ở đây là những người nam, nữ thanh niên. (Nhân vật cô gái – không xuất hiện trực tiếp là chủ thể tiếp nhận trong văn bản)
b. Hoạt động giao tiếp này diễn ra vào một đêm trăng thanh. Khung cảnh này rất thích hợp để trao đổi tâm tình, những câu chuyện riêng tư.
c. Nhân vật anh nói về chuyện “Tre non đủ lá’’ và đặt vấn đề “nên chăng’’ tính chuyện “đan sàng’’.Cách nói này tế nhị để chàng trai ướm hỏi cô gái. Có ý kiến cho rằng Chàng trai ví tình cảm của hai người đã trưởng thành, đã sâu đậm nên tính chuyện hôn nhân.
d. Chuyện “tre non đủ lá” và chuyện “đan sàng” cũng giống như chuyện “trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng”, vì thế cách nói của chàng trai phù hợp với nội dung và mục đích của cuộc giao tiếp. Cách nói này vừa có hình ảnh, vừa giàu sắc thái tình cảm lại vừa tế nhị nên dễ làm rung động và dễ thuyết phục người nghe.
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 20 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!