Soạn bài Văn bản sgk Ngữ văn 10 tập 1

Nội dung bài Soạn bài Văn bản sgk Ngữ văn 10 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 10 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.

I – KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.

(1) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

(Tục ngữ)

(2) Thân em như hạt mưa rào, Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa. Thân em như hạt mưa sa, Hạt vào đài cát, hạt ra ruộng cày.

(Ca dao)

(3) LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN

Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đừng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.

Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lời nhất định về tay dân tộc ta!

Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!

Kháng chiến thắng lợi muôn năm!

Hà Nội ngày 19 tháng 12 năm 1946

HỒ CHÍ MINH

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000)

1. Câu 1 trang 24 Ngữ văn 10 tập 1

Mỗi văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?

Đọc thêm:  Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn nghị luận sgk Ngữ văn 10 tập 2

Trả lời:

– Các văn bản (1), (2), (3) được người đọc (người viết) tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

– Các văn bản ấy là phương tiện để tác giả trao đổi kinh nghiệm, tư tưởng tình cảm… với người đọc.

– Có văn bản gồm một câu, có văn bản gồm nhiều câu, nhiều đoạn liên kết chặt chẽ với nhau ; có văn bản bằng thơ, có văn bản bằng văn xuôi.

2. Câu 2 trang 24 Ngữ văn 10 tập 1

Mỗi văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản như thề nào?

Trả lời:

– Mỗi văn bản đã cho đề cập đến vấn đề sau:

+ VB1: câu tục ngữ gồm 1 câu, nhằm đáp ứng nhu cầu đúc kết kinh nghiệm.

+ VB2: câu ca dao gồm 4 câu nhằm đáp ứng nhu cầu bày tỏ tâm tư (than thân).

+ VB3: tạo lập trong hoạt động giao tiếp giữa chủ tịch nước với đồng bào, gồm 15 câu, nhằm kêu gọi toàn thể đồng bào đứng lên chống thực dân Pháp.

– Mỗi văn bản có một chủ đề khác nhau và các câu trong từng văn bản đều hướng tới thể hiện nhất quán chủ đề của văn bản đó.

3. Câu 3 trang 24 Ngữ văn 10 tập 1

Ở những văn bản có nhiều câu (các văn bản 2 và 3), nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu, từng đoạn như thế nào? Đặc biệt ở văn bản 3, văn bản còn được tổ chức theo kết cấu ba phần như thế nào?

Trả lời:

– Ở những văn bản có nhiều câu, nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu từng đoạn.

– Ở VB2, bài ca dao chia thành hai cặp câu, mỗi cặp câu đưa ra một so sánh gợi thân phận bấp bênh của người phụ nữ.

– Đặc biệt, VB3 tách thành 3 phần rất rõ ràng bao gồm mở đầu (Hỡi đồng bào toàn quốc!), phần thân bài (tiếp đến dân tộc ta), phần kết thúc (còn lại).

4. Câu 4 trang 24 Ngữ văn 10 tập 1

Về hình thức, văn bản 3 có dấu hiệu mở đầu và kết thúc như thế nào?

Trả lời:

Về hình thức, văn bản 3 có mở đầu là nhan đề Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và kết thúc là thời gian kèm tên người tạo lập văn bản.

Đọc thêm:  2023 Bài 4 Trang 83 SGK Ngữ Văn 10 Tập 2 03/2023 - Hồng Thái AD

5. Câu 5 trang 24 Ngữ văn 10 tập 1

Mỗi văn bản trên được tao ra nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Mục đích của từng văn bản trên là:

– VB1: lưu truyền một kinh nghiệm sống.

– VB2: phản ánh thân phận bé nhỏ, tội nghiệp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

– VB3: kêu gọi nhân dân đánh giặc.

II – CÁC LOẠI VĂN BẢN

1. Câu 1 trang 25 Ngữ văn 10 tập 1

So sánh các văn bản 1, 2 với văn bản 3 (ở mục I) về các phương diện sau:

– Vấn đề được đề cập đến trong mỗi văn bản là vấn đề gì? Thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống?

– Từ ngữ được sử dụng trong mỗi văn bản thuộc loại nào (từ ngữ thông thường trong cuộc sống hay từ ngữ thuộc lĩnh vực chính trị)?

– Cách thức thể hiện nội dung như thế nào (thông qua hình ảnh hay thể hiện trực tiếp bằng lí lẽ, lập luận)?

Trả lời:

Văn bản Vấn đề Lĩnh vực Từ ngữ Cách thức thể hiện nội dung VB1 Kinh nghiệm sống: chỉ ra mối quan hệ giữa con người với hoàn cánh sống Văn học nghệ thuật Từ ngữ thông thường, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày Nội dung thể hiện bằng những hình ảnh giàu tính biểu tượng VB2 Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ VB3 Kêu gọi đồng bào đứng lên đánh Pháp Chính trị – xã hội Từ ngữ chính trị Sử dụng lí lẽ và lập luận

2. Câu 2 trang 25 Ngữ văn 10 tập 1

So sánh các văn bản 2, 3 (ở mục I) với:

– Một bài học trong sách giáo khoa thuộc môn khác (Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,…)

– Một đơn xin nghỉ học hoặc một giấy khai sinh.

Từ sự so sánh các văn bản trên, hãy rút ra nhận xét những phương diện sau:

a) Phạn vi sử dụng của mỗi loại văn bản trong hoạt động giao tiếp xã hội.

b) Mục đích giao tiếp cơ bản của mỗi loai văn bản.

c) Lớp từ ngữ riêng được sử dụng trong mỗi loại văn bản.

d) Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản.

Trả lời:

a) Phạm vi sử dụng của các loại văn bản:

– Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật.

– Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.

– Các bài học môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,… trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.

Đọc thêm:  Trắc nghiệm bài Tam đại con gà có đáp án - Ngữ văn lớp 10

– Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng trong giao tiếp hành chính.

b) Mục đích giao tiếp cơ bản của mỗi loại văn bản

– Văn bản (2) nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

– Văn bản (3) nhằm kêu gọi, hiệu triệu toàn dân đứng lên kháng chiến.

– Các văn bản trong SGK nhằm truyền thụ các kiến thức khoa học ở nhiều lĩnh vực.

– Văn bản đơn từ và giấy khai sinh nhằm trình bày, đề đạt hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng liên quan giữa cá nhân với các tổ chức hành chính.

c) – Văn bản (2) dùng các từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh và liên tưởng nghệ thuật.

– Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị xã hội.

– Các văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ, thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khoa học.

– Văn bản đơn từ hoặc giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính.

d) Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản:

– Văn bản (2) có kết cấu của ca dao, sử dụng thể thơ lục bát.

– Văn bản (3) có kết cấu ba phần rõ ràng mạch lạc.

– Mỗi văn bản trong SGK cũng có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ với các phần, các mục…

– Đơn và giấy khai sinh, kết cấu và cách trình bày đều theo mẫu thường được in sẵn chỉ cần điền vào đó các nội dung.

Bài trước:

  • Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) sgk Ngữ văn 10 tập 1

Bài tiếp theo:

  • Hướng dẫn Viết bài làm văn số 1 Ngữ văn 10

Xem thêm:

  • Các bài soạn Ngữ văn 10 khác:
  • Để học tốt môn Toán lớp 10
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 10
  • Để học tốt môn Hóa học lớp 10
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 10
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 10
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 10
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 10
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 10 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 10
  • Để học tốt môn GDCD lớp 10

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Văn bản sgk Ngữ văn 10 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các em làm bài Ngữ văn thật tốt!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button