Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen

Đọc ngữ liệu tham khảo

Câu 1 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)

Đề bài: Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm chưa?

Phương pháp giải:

– Đọc ngữ liệu tham khảo.

– Đọc lý thuyết, yêu cầu kiểu bài tại Tri thức về kiểu bài.

Lời giải chi tiết:

Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm.

Câu 2 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)

Đề bài: Bài viết đã chỉ ra tác hại của thói quen và lợi ích của việc từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động bằng các lí lẽ, bằng chứng nào? Các lí lẽ, bằng chứng ấy có được sắp xếp hợp lí không?

Phương pháp giải:

– Đọc ngữ liệu tham khảo.

– Đánh dấu các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng trong bài.

Lời giải chi tiết:

– Lí lẽ 1: Lạm dụng điện thoại di động là sử dụng điện thoại di động một cách thiếu kiểm soát, gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

+ Những bạn trẻ chăm chú nhìn vào màn hình điện thoại, thức đến hai, ba giò sáng để theo dõi những dòng cập nhật trên mạng xã hội.

Đọc thêm:  Đề thi Học kì 2 lớp 10 môn Công Nghệ năm 2022-2023 - HOC247

+ Việc lạm dụng điện thoại di động khiến chúng ta mất tập trung trong giờ học, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập.

+ Việc lạm dụng điện thoại di động ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta.

– Lí lẽ 2: Nếu ta từ bỏ được thói quen lạm dụng điện thoại di động, tức là sử dụng một cách có ý thức, đúng nơi, đúng lúc, thì chiếc điện thoại di động lại trở thành công cụ hữu ích cho cuộc sống của chúng ta.

+ Bằng chứng: Các ứng dụng trên điện thoại di động giúp ích cho con người trong việc soạn thảo văn bản, chụp ảnh, dựng phim, phục vụ đắc lực cho các bài thuyết trình trên lớp.

=> Lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp hợp lí. Bằng chứng được xếp đứng ngay sau lí lẽ, nhằm bổ sung, làm sáng rõ và thuyết phục người đọc, người nghe hơn.

Câu 3 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)

Đề bài: Quan điểm, thái độ của người viết về vấn đề có được thể hiện rõ ràng, nhất quán không?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo.

– Đánh dấu những chi tiết thể hiện quan điểm, thái độ của người viết.

Lời giải chi tiết:

Quan điểm, thái độ của người viết về vấn đề đã được thể hiện rõ ràng, nhất quán. Các lí lẽ, bằng chứng đều nhằm mục đích thuyết phục các bạn học sinh từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động.

Đọc thêm:  Nguyên tố hóa học là gì? Có bao nhiêu nguyên tố hoá học?

Câu 4 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)

Đề bài: Cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu của người viết đã phù hợp với mục đích của bài luận hay chưa?

Phương pháp giải:

Chú ý ngôn ngữ, giọng điệu được dùng trong bài viết.

Lời giải chi tiết:

Cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu của người viết vừa phải, gần gũi nhằm giúp người đọc hiểu được tác hại của việc lạm dụng điện thoại di động cũng như lợi ích của việc sử dụng điện thoại di động đúng cách à phù hợp với mục đích của bài luận.

Câu 5 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)

Đề bài: Bạn rút được kinh nghiệm hay lưu ý gì khi thực hiện một bài luận tương tự?

Phương pháp giải:

Tự rút kinh nghiệm cho bản thân.

Lời giải chi tiết:

Một số lưu ý bản thân rút ra được:

– Cần sắp xếp các bằng chứng đứng ngay sau lí lẽ.

– Thể hiện rõ ràng quan điểm, cách nhìn của bản thân về vấn đề đó.

– Sau khi đưa ra các luận điểm thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, cần phải đưa ra giải pháp khả thi để người đó có thể thực hiện được.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button