Bài 1 trang 79 SGK Ngữ văn 12 | Soạn bài Thực hành về hàm ý

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 79 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập Hai phần Luyện tập soạn bài Thực hành về hàm ý chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:

Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi:

– Mất mấy con bò?

A Phủ trả lời tự nhiên:

-Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm.

Pá Tra hất tay, nói:

– Quân ăn cướp làm mất bò tao. A Sử ! Đem súng đi lấy con hổ về.

(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)

a) Nếu căn cứ vào lời đáp của A Phủ đối với câu hỏi của Pá Tra thì:

(1) Lời đáp đó thiếu thông tin gì cần thiết đối với yêu cầu của câu hỏi?

(2) Lời đáp đó thừa thông tin gì so với yêu cầu của câu hỏi?

(3) Cách trả lời của A Phủ có hàm ý gì và thể hiện sự khôn khéo như thế nào?

b) Từ sự phân tích trên, hãy nhớ lại kiến thức đã học ở THCS: Thế nào là hàm ý? Căn cứ vào phương châm hội thoại đã được học ở THCS, thì ở đoạn trích trên, A Phủ đã chủ ý vi phạm phương châm về lượng (lượng tin) khi giao tiếp như thế nào?

Đọc thêm:  Bài luyện tập trang 154 SGK Ngữ văn 12 tập 2 - Đọc Tài Liệu

Trả lời bài 1 trang 79 SGK văn 12 tập 2

Cách trả lời 1:

a)

(1) Lời đáp của A Phủ thiếu thông tin cần thiêt nhất của câu hỏi: Số lượng bò bị mất (mất mấy con bò?). A Phủ đã lờ yêu cầu của Pá Tra.

(2) Lời đáp có chủ ý thừa thông tin so với yêu cầu của hỏi: A Phủ không nói về số bò bị mất và nói đến công việc dự định và niềm tin của mình (Tôi về lấy súng thế nào cũng bắn được con hổ này to lắm).

(3) Cách trả lời của A Phủ có độ khôn khéo: Không trả lời thẳng, gián tiếp công nhận để mất bò. Nói ra dự định “lấy công chuộc tội” (bắn hổ chuộc tội mất bò); chủ ý thể hiện sự tin tưởng bắn được hổ và nói rõ “con hổ này to lắm”. Cách nói hòng chuộc tội, làm giảm cơn giận dữ của Pá Tra. Câu trả lời của A Phủ chứa nhiều hàm ý.

b) Từ sự phân tích trên cùng kiến thức đã học ở THCS, ta có thể rút ra kết luận: Hàm ý là những nội dung, ý nghĩ mà người nói không nói ra trực tiếp bằng từ ngữ, tuy vẫn có ý định truyền báo đến người nghe. Người nghe phải dựa vào nghĩa tường minh của câu và tình huống giao tiếp để suy ra thì mới hiểu đúng, hiểu hết ý của người nói.

Cách trả lời 2:

Đọc thêm:  Bài 1 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1 - Đọc Tài Liệu

a) Căn cứ vào lời đáp của A Phủ đối với câu hỏi của Pá Tra thì:

– Lời đáp thiếu thông tin về số lượng bò bị mất.

– Lời đáp thừa thông tin về hành động “lấy súng đi bắn con hổ”.

– Cách trả lời của A Phủ có hàm ý công nhận bò bị mất, bị hổ ăn thịt, công nhận mình có lỗi, nhưng A Phủ khôn khéo lồng vào đó ý định lấy công chuộc tội.

b) Hàm ý là những nội dung, ý nghĩ mà người nói muốn truyền báo đến người nghe, nhưng không nói ra trực tiếp, tường minh qua câu chữ, mà chỉ ngụ ý để người nghe suy ra.

=> A Phủ chủ ý vi phạm phương châm về lượng tin để tạo ra hàm ý: công nhận việc mất bò, muốn lấy công chuộc tội.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn soạn bài Thực hành về hàm ý (tiếp theo)

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 4 trang 79 SGK ngữ văn 12 tập 2 được biên soạn chi tiết giúp các em tham khảo để soạn bài Thực hành về hàm ý trong chương trình soạn văn 12 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button