Bài 1 trang 80 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 80 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Phân tích tính kịch trong đoạn “Cải vội xoè năm ngón tay… bằng hai mày”.

Chú ý:

a) Quan hệ giữa hai nhân vật: Cải và thầy lí.

b) Sự kết hợp giữa lời nói và động tác của hai nhân vật trên.

Trả lời bài 1 trang 80 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

a) Quan hệ giữa Cải và thầy lí trước khi xử kiện là mối quan hệ đã được dàn xếp (Cải đã lót tiền trước cho thầy lí năm đồng). Cải cứ nghĩ là quan sẽ cho mình được thắng kiện nên rất ung dung. Tuy nhiên không ngờ khi xử kiện, Cải lại bị thầy lí tuyên bố đánh mười roi. Cải từ thế chủ động chuyển hoàn toàn sang bị động nên đành chịu đòn.

b) Sự độc đáo của câu chuyện chính là sự kết hợp giữa hai thứ “ngôn ngữ”. Ngôn ngữ bằng lời nói (ngôn ngữ công khai), nói cho tất cả những người có mặt ở đó nghe. Nhưng thứ “ngôn ngữ” bằng động tác thì chỉ có thầy lí và Cải mới hiểu được.

+ Lẽ phải – Cải xòe năm ngón tay.

+ Lẽ phải được nhân đôi – thầy lí xòe năm ngón thay trai úp lên năm ngón tay phải.

Ý nghĩa tố cáo của truyện chính là: lẽ phải đối với người xử kiện được tính bằng tiền. Đồng tiền đo lẽ phải, tiền càng nhiều thì lẽ phải càng nhiều. Đặc biệt hơn, thầy lí dùng năm ngón tay trái đập vào năm ngón tay phải – hình ảnh ẩn dụ cho việc cái sai trái úp lên cái phải, cái đúng và ở đây cái phải bị che mất.

Đọc thêm:  Bài luyện tập trang 72 SGK Ngữ văn 10 tập 1 | Soạn bài Tấm Cám

Cách trình bày 2

– Mối quan hệ giữa Cải và thầy lí trước khi xử kiện là mối quan hệ đã được xếp đặt rồi (Cải đã lót tiền trước cho thầy lí năm đồng). Cải cứ nghĩ là quan sẽ cho mình được kiện nên rất ung dung. Tuy nhiên không ngờ khi xử kiện, Cải lại bị thầy lí tuyên bố đánh mười roi. Cải từ thế chủ động chuyển hoàn toàn sang bị động và không thể nói tiếp được lời nào.

– Sự độc đáo của câu chuyện chính là sự kết hợp giữa hai thứ “ngôn ngữ”. Ngôn ngữ bằng lời nói là ngôn ngữ công khai, nói cho tất cả những người có mặt ở đó nghe. Nhưng thứ “ngôn ngữ” bằng động tác thì chỉ có thầy lí và Cải mới hiểu được. Nếu Cải xòe ra năm ngón tay và “ngầm” ra hiệu với thầy lí đó là “lẽ phải” thì thày lí đã đáp lời nhanh chóng bằng việc xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, ý nói “lẽ phải” kia đã được nhân đôi. Sự thú vị được người đọc nhận ra khi tìm thấy sợi dây liên hệ thông suốt giữa: lẽ phải – những ngón tay và những đồng tiền.

Ý nghĩa tố cáo của truyện chính là ở chỗ: lẽ phải đối với người xử kiện được tính bằng tiền. Đồng tiền đo lẽ phải, tiền nhiều lẽ phải nhiều, tiền ít lẽ phải ít.

Đọc thêm:  TOP 3 Đề thi Hóa học lớp 10 học kì 1 năm 2022 - 2023 (Sách mới)

Cách trình bày 3

Quan hệ giữa Cải và thầy lí: đã được sắp đặt trước khi Cải hối lộ thầy lí 5 đồng, Cải ung dung nghĩ mình thắng kiện tuy nhiên khi xử kiện Cải bị phạt mười roi.

– Sự độc đáo, tính hài hước của truyện sự kết hợp lời nói với hành động (Nhưng nó lại phải bằng hai mày- thầy lý xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải)

+ Mối quan hệ logic được người đọc nhìn nhận ra: giữa lẽ phải, những ngón tay và tiền tạo ra tiếng cười

Ý nghĩa tố cáo của truyện: lẽ phải được mua bằng tiền, càng nhiều tiền thì lẽ phải thuộc về người đó.

Cách trình bày 4

a. Mối quan hệ giữa Cải và thầy lí trước khi xử kiện là mối quan hệ đã được xếp đặt sẵn (Cải đã lót tiền trước cho thầy lí năm đồng).

b.

– Cải ung dung nghĩ mình thắng kiện, tuy nhiên thầy lí xử Cải bị phạt mười roi.

– Thầy lí:

+ Hành động: Xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải.

+ Lời nói: “tao biết mày phải…nhưng nó lại phải…bằng hai mày”.

Cách trình bày 5

Tình huống tạo sự gay cấn cho cây chuyện là thầy lí đã đồng thời nhận hối lộ từ hai phía. Do đó mà phát sinh mâu thuẫn giữa thầy lí (người nhận hối lộ) và Cải (người đưa hối lộ nhưng bị thầy xử đánh). Khi bị thầy lí xử phạt một chục roi, Cải đã nhắc nhở thầy lí bằng những hành động chứa ấn ý mà chỉ hai người trong cuộc hiểu với nhau. Anh ta “vội xòe năm ngón tay’’ nhắc thầy mình đã lót năm đồng và “ngước mắt lên nhìn thầy’’ chờ đợi. Cải tin chắc rằng minh đã đưa thầy năm đồng thì tất nhiên mình sẽ được kiện. Tuy nhiên không ngờ khi xử kiện, Cải lại bị thầy lí tuyên bố đánh mười roi. Cải từ thế chủ động chuyển hoàn toàn sang bị động và không thể nói tiếp được lời nào.

Đọc thêm:  Bài 1 trang 135 SGK Ngữ văn 10 tập 1 - Đọc Tài Liệu

Sự độc đáo của câu chuyện chính là sự kết hợp giữa hai thứ “ngôn ngữ”. Ngôn ngữ bằng lời nói là ngôn ngữ công khai, nói cho tất cả những người có mặt ở đó nghe. Nhưng thứ “ngôn ngữ” bằng động tác thì chỉ có thầy lí và Cải mới hiểu được:

+ Cải là người đi đút lót lên lời nói “mật” không muốn để lộ ra ngoài.

+ Lí trưởng: thay mặt cho công lí để xử kiện nên ngôn ngữ của thầy là ngôn ngữ công khai trước bàn dân thiên hạ, không sợ không ngại ai.

TÍnh hài hước, thú vị được người đọc nhận ra khi tìm thấy sợi dây liên hệ thông suốt giữa: lẽ phải – những ngón tay và những đồng tiền.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 80 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button