Bài 1 trang 84 SGK Ngữ văn 10 tập 1 – Đọc Tài Liệu

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 84 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Bài 1, 2

a) Hai lời than thân đều mở đầu bằng Thân em như… với âm điệu xót xa, ngậm ngùi. Người than thấn là ai và thân phận họ như thế nào?

b) Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau của từng người lại mang sắc thái riêng được diễn tả bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau. Anh (chị) cảm nhận được gì qua mỗi hình ảnh? (Chú ý mối liên hệ giữa tấm lụa đào với phất phơ giữa chợ biết vào tay ai; giữa ruột trong thì trắng với vỏ ngoài thì đen).

Trong nỗi đau đó, ta vẫn thấy nét đẹp của họ. Đó là nét đẹp gì và nó được ẩn chứa trong lời than thân như thế nào?

Trả lời bài 1 trang 84 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

a) Người than thân là người con gái, người phụ nữ với số phận buồn thương, bấp bênh, vô định, gặp nhiều trở ngại.

b) Hình ảnh tấm lụa đào phất phơ giữa chợ:

→ Tấm lụa đào: tấm lụa đẹp, chỉ người con gái.

→ Phất phơ giữa chợ: số phận vô định, bấp bênh, không biết sẽ đi đâu về đâu.

⇒ Thể hiện nỗi đau về tương lai mờ mịt, bất định của người phụ nữ.

– Hình ảnh củ ấu gai ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen”.

→ Của ấu gai vỏ ngoài thì đen: chỉ vẻ ngoài xù xì, kém xinh đẹp che lấp đi ruột trắng bên trong.

⇒ Thể hiện nỗi buồn về số phận gian truân, trắc trở khiến người phụ nữ vốn xinh đẹp (ruột trong thì trắng) trở nên xù xì, khắc khổ (củ ấu gai vỏ ngoài thì đen).

Đọc thêm:  Đề cương ôn tập Ngữ văn 12 cuối kì 1 năm 2022 - Download.vn

– Trong nỗi đau, nét đẹp của người phụ nữ vẫn hiện lên rõ nét.

→ Tấm lụa đào: tấm lụa quý, đẹp, chỉ vẻ đẹp toàn diện của người phụ nữ, vẻ đẹp thướt tha, mềm mại như tấm lụa.

→ Củ ấu gai dù vỏ ngoài xù xì nhưng ruột trong thì trắng: chỉ vẻ đẹp phẩm chất luôn ngời sáng của người phụ nữ dù số phận gian truân.

Cách trình bày 2

a.

Hai lời than thân này đều có hình thức mở đầu là cụm từ “thân em như….” kèm theo một âm điệu ngậm ngùi, xa xót. Có thể xác định đây là lời than của những cô gái đang đến độ xuân thì. Tuy có phẩm chất đẹp thế nhưng vẻ đẹp ấy lại không được nâng niu và trân trọng. Họ không thể tự quyết định được tương lai và hạnh phúc của mình. Họ khát khao và chờ mong nhưng vẫn phải gửi cuộc sống của mình cho số phận.

b.

– Bài 1:

“Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?” có ý nghĩa biểu thị nỗi đau của người con gái đẹp (được ví như tấm lụa đào) không biết sẽ phải lấy người chồng như thế nào? Đây cũng là nỗi đau của những thân phận con người bị rẻ rúng, bị coi như món hàng, đem ra để mua bán, đổi chác.

Nét đẹp của người con gái trong câu ca này mang màu sắc sang trọng, cao quý, kiêu kì (được ví như tấm lụa đào).

– Bài 2:

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”,

Nỗi đau của người con gái lại được biểu hiện trong hoàn cảnh không được đánh giá đúng mức chỉ vì hình thức bên ngoài xấu xí (như củ ấu). Sự trái ngược giữa hình thức với nội dung “Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen” khiến cho cô gái bị hiểu nhầm (Tuy nhiên, cũng có thể hiểu đâu là một cách nói khiêm nhường cốt để nhấn mạnh vẻ đẹp bên trong).

Đọc thêm:  Đề 1 trang 123 SGK Ngữ văn 10 tập 1 | Soạn bài Viết bài làm văn số 3

Nét đẹp của cô gái trong bài ca này chủ yếu nhấn mạnh vẻ đẹp nội tâm.

Cách trình bày 3

Hai lời ca dao than thân có hình thức mở đầu “thân em như…”

+ Âm điệu ngậm ngùi, xót xa.

+ Người than thân ở đây được hiểu là cô gái đang độ xuân thì, ngậm ngùi xót xa khi vẻ đẹp của họ không được trân trọng.

+ Họ không có quyền tự quyết cuộc đời của mình.

– Bài ca 1: người phụ nữ – tấm lụa đào.

+ Thân phận trôi nổi, không tự quyết định được tương lai (phất phơ giữa chợ biết vào tay ai)

– Bài ca 2: người phụ nữ – củ ấu gai (xấu ngoài, đẹp trong)

+ Lời bộc bạch tha thiết của cô gái ý thức được giá trị bản thân

+ Khát khao muốn khẳng định giá trị chân thực vẻ đẹp.

+ Nỗi ngậm ngùi, chua xót cho thân phận người phụ nữ xưa.

Cách trình bày 4

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ trước gió biết vào tay ai

Thân em như củ ấu gai,

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi nếm thử mà xem !

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.

a. Hai lời than thân này đều có hình thức mở đầu là cụm từ “thân em như….” kèm theo một âm điệu ngậm ngùi, xót xa. Đây là lời của cô gái đang trong độ tuổi xuân thì. Họ khao khát hạnh phúc nhưng họ không tự quyết định được số phận và cuộc đời của mình. Bài ca dao là những ngậm ngùi, xót xa của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

b. Sắc thái riêng của mỗi bài ca dao được diễn tả bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau

Đọc thêm:  Bài 4 trang 73 SGK Ngữ văn 10 tập 1 | Soạn bài Miêu tả và biểu cảm

Bài ca dao 1 mở đầu bằng “Thân em như…’’ với âm điệu xót xa, bùi ngụi. Đây là lời than thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Họ tự ví mình như “tấm lụa đào’’ – hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp và phơi phới tuổi xuân – nhưng họ mang thân phận phụ thuộc, không thể tự quyết định hạnh phúc của mình. Do vậy, tâm trạng của họ là vừa xót xa cho thân phận, vừa lo lắng, bất an cho tương lai của mình. Nỗi đau và nỗi lo đó được bộc lộ qua sự đối lập giữa hai dòng thơ: Thân em như tấm lụa đào (đẹp, hạnh phúc) /Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai? (đau xót, lo lắng).

Bài ca dao 2 là sự tự ý thức rõ hơn, và ở đây được nhấn mạnh đến giá trị thực của người con gái. Hình ảnh củ ấu gái: Ruột trong thì trắng / vỏ ngoài thì đen hay chính là những phẩm chất, tính nết tốt đẹp trong người con gái. Họ phải bộc bạch kĩ và mời mọc da diết (Ai ơi, nếm thử mà xem – Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi) vì giá trị của họ không được ai biết đến. Bài ca còn là lời mời mọc da diết của cô gái. Lời mời mọc ấy là khát khao của con người mong muốn được khẳng định cái chân giá trị, cái vẻ đẹp của mình. Và đó chính là nỗi ngậm ngùi chua xót cho thân phận người con gái trong xã hội cũ.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 84 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button