Bài 2 trang 100 SGK Ngữ văn 10 tập 1 – Đọc Tài Liệu
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 100 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài:
Văn học dân gian Việt Nam gồm những thể loại gì? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu của các thể loại: sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, truyện thơ. Lập bảng tổng hợp theo các thể loại dưới đây.
Truyện dân gian
Câu nói dân gian
Thơ dân gian
Sân khâu dân gian
Trả lời bài 2 trang 100 SGK văn 10 tập 1
Cách trình bày 1
Truyện dân gian
Câu nói dân gian
Thơ dân gian
Sân khâu dân gian
Thần thoại
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
Tục ngữ
Vè
Câu đố
Sử thi
Truyện thơ
Ca dao
Chèo Tuồng đồ
Các trò diễn (Có tích trò)
Đặc trưng của các thể loại dân gian chủ yếu:
* Sử thi
– Những câu chuyện kể về các vị anh hùng, những vấn đề có ý nghĩa với đời sống cộng đồng.
– Đặc điểm nghệ thuật:
+ Tác phẩm có quy mô lớn
+ Hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng về trí tuệ, sức mạnh cơ bắp
+ Sự trùng điệp câu văn, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhạc điệu với các biện pháp so sánh, ẩn dụ, phóng đại.
* Truyền thuyết
Những câu chuyện kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (có liên quan tới lịch sử) thể hiện thái độ đánh giá của nhân dân.
Nghệ thuật:
+ Văn xuôi tự sự có dung lượng vừa phải
+ Sự tham gia của những chi tiết, sự việc có tính huyền bí, thiêng liêng
* Truyện cổ tích
Phản ánh ước mơ về hạnh phúc, công bằng xã hội thông qua truyện kể về những con người bất hạnh trong xã hội (chàng trai nghèo, người thông minh, ngốc nghếch…)
Nghệ thuật:
+ Hình tượng nhân vật xây dựng dựa trên hư cấu
+ Có sự tham gia của các chi tiết hoang đường, kì ảo
+ Có kết cấu quen thuộc: nhân vật chính gặp nạn, vượt qua, hưởng hạnh phúc
* Truyện cười
Tạo nên tiếng cười mỉa mai, châm biếm thói xấu của con người với mục đích để giáo dục, giải trí
Nghệ thuật:
– Dung lượng ngắn, logic, kết thúc bất ngờ, gây cười.
* Truyện thơ
Diễn tả tâm trạng, suy nghĩ của con người khi hạnh phúc lứa đôi, sự công bằng xã hội bị tước đoạt.
Nghệ thuật
– Có tính tự sự, dung lượng dài
– Thường sử dụng hình ảnh so sánh, ví von, biện pháp điệp từ, điệp cú pháp để nhấn mạnh
Cách trình bày 2
Truyện dân gianCâu nói dân gianThơ ca dân gianSân khấu dân gianThần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơTục ngữ, câu đốCa dao, vèTuồng dân gian, chèo
Đặc trưng của các thể loại chính
TTThể loạiVí duĐặc trưng1Sử thi anh hùngĐăm SănKể về các nhân vật anh hùng thời hình thành các dân tộc vối thái độ tôn vinh, có tính chất thần linh, kì ảo.2Truyền thuyếtAn Dương VươngKể về các nhân vật lịch sử, có liên quan đến thần linh3Cổ tíchTấm CámKể về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, nhằm bênh vực cái thiện, có các yếu tố kì ảo tham gia hỗ trợ.4Truyện cườiTam đại con gàKể về những điều nghịch lí, mất tự nhiên, nhằm giải trí hoặc phê phán.5Ca daoCác bài ca dao đã họcThể hiện tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của tầng lớp bình dân.6Truyện thơTiễn dặn người yêuKể lại những câu chuyện tình cảm, cũng có đấu tranh chống cái ác như dưới hình thức bài thơ dài.
Cách trình bày 3
1. Văn học dân gian Việt Nam gồm những thể loại chính như: thần thoại, sử thi dân gian, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao – dân ca, vè, truyện thơ, các thể loại sân khấu (chèo, tuồng, múa rối, các trò diễn mang tích truyện).
2. Những đặc trưng chủ yếu của một số thể loại văn học dân gian:
* Sử thi (nhất là sử thi anh hùng)
– Nội dung: đề cập tới những vấn đề có ý nghĩa lớn đối với đời sống của cộng đồng.
– Đặc điểm nghệ thuật:
Là những tác phẩm tự sự có quy mô lớn.
Hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng về sức mạnh và trí tuệ.
Câu văn trùng điệp, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu với những biện pháp so sánh, ẩn dụ và phóng đại đặc trưng.
* Truyền thuyết
– Nội dung: Kể về những sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo quan điểm đánh giá của dân gian.
– Đặc điểm nghệ thuật:
Là những tác phẩm văn xuôi tự sự có dung lượng vừa phải.
Có sự tham gia của những chi tiết, của các sự việc có tính chất thiêng liêng kì ảo (các nhân vật thần, các đồ vật kì ảo có phép lạ hay những sự biến thân).
* Truyện cổ tích
– Nội dung:
Là những câu chuyện kể về số phận của những con người bình thường hay bất hạnh trong xã hội (chàng trai nghèo, người thông minh, người em, người đi ở, chàng ngốc,…)
Thể hiện tinh thần nhân đạo và sự lạc quan của người lao động.
– Đặc điểm nghệ thuật:
Là những tác phẩm văn xuôi tự sự.
Cốt truyện và hình tượng đều được hư cấu rất nhiều.
Có sự tham gia của nhiều yếu tố kì ảo hoang đường (nhân vật thần: bụt, tiên, phù thuỷ,… các vật thần kì ảo như cây đũa thần, cái thảm bay,… hoặc những sự biến hoá kì ảo,…).
Thường có một kết cấu quen thuộc: Nhân vật chính gặp khó khăn hoạn nạn cuối cùng vượt qua và được hưởng hạnh phúc.
* Truyện cười
– Nội dung: Phản ánh những điều kệch cỡm, rởm đời trong xã hội, những sự việc xấu hay trái với lẽ tự nhiên trong cuộc sống mà có tiềm ẩn những yếu tố gây cười.
– Đặc điểm nghệ thuật: Dung lượng ngắn, kết cấu chặt chẽ, mâu thuẫn phát triển nhanh, kết thúc bất ngờ và độc đáo.
* Truyện thơ
– Nội dung: Diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội bị tước đoạt.
– Đặc điểm nghệ thuật:
Truyện thơ là những tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ nên nó vừa có tính chất tự sự (có cốt truyện) vừa giầu tính chất trữ tình.
Thường sử dụng những hình ảnh so sánh, ví von, các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp (điệp câu) để nhấn mạnh ý.
Là những tác phẩm có dung lượng lớn (Tiễn dặn người yêu có hơn 1800 câu thơ).
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 100 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Ca dao hài hước trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!