Bài 2 trang 143 SGK Ngữ văn 10 tập 2 – Đọc Tài Liệu

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 143 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Viết quảng cáo chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

a) Trao đổi theo nhóm các nội dung sau:

– Để tạo sự hấp dẫn, các văn bản trên được trình bày như thế nào?

– Hãy nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu trong các văn bản trên.

b) Theo anh (chị), các quảng cáo sau đây cso mặt nào chưa đạt yêu cầu:

(1) Cô ấy trẻ. Cô ấy đẹp. Cô ấy là sinh viên. Cô ấy thích thể thao. Cô ấy thích mua sắm. Cô ấy thích gặp gỡ bạn bè, cô ấy uống nước giải khát X.

(Quảng cáo một loại nước giải khát)

(2)

A: – Mình vừa chụp ảnh Hương đấy.

B: – Ai? Hương hả? Cậu có biết biệt danh của cô ấy là gì không? “Hắc cô nương” đấy!

(Hương xuất hiện)…

A: – Đừng gọi cô ấy là “Hắc cô nương” nữa nghe! “Bạch cô nương” đấy.

(Quảng cáo một loại kem làm trắng da)

Gợi ý:

– Quảng cáo (1) đã đi vào trọng tâm chưa? Có đảm bảo tính thông tin không?

– Quảng cáo (2) có quá lời không? Đã thực sự thuyết phục chưa?

Từ kết quả thảo luận, anh (chị) hãy nêu một số yêu cầu của văn bản quảng cáo về các mặt:

– Nội dung thông tin

Đọc thêm:  Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

– Tính hấp dẫn

– Tính thuyết phục.

TRẢ LỜI BÀI 2 TRANG 143 SGK NGỮ VĂN 10 TẬP 2

a. Trao đổi nhóm với các nội dung

– Để tạo sự hấp dẫn, các văn bản trên được trình bày như thế nào?

Trình bày cần tính thẩm mĩ cao: nhiều màu sắc đẹp, bố cục hình ảnh gây cảm giác hấp dẫn, chữ viết trình bày đẹp, bằng nhiều kiểu chữ, cỡ chữ khác nhau.

– Hãy nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu trong các văn bản trên:

+ Về từ ngữ: có nhiều tính từ chỉ phẩm chất gây ấn tượng mạnh …

+ Về câu: Thường dùng câu đặc biệt, không đủ thành phần.

b. Nhận xét quảng cáo (1) và (2) (mục 2, SGK trang 143)

– Văn bản (1) có mục đích quảng cáo cho sản phẩm nước giải khát X (trên truyền hình).

+ Trọng tâm thông tin: nước giải khát X.

+ Tính thông tin tuy có vẻ chưa rõ, dài dòng, không nêu được tính ưu việt của sản phẩm

– Văn bản (2) kem làm trắng da: tâng bốc quá đà, phi thực tế, sử dụng từ ngữ thiếu thận trọng, khiến người nghe bực bội và nghi ngờ sản phẩm.

– Một số yêu cầu của văn bản quảng cáo.

+ Về nội dung thông tin

+ Về tính hấp dẫn

+ Về tính thuyết phục

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 143 SGK Ngữ văn 10 tập 2 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Viết quảng cáo tốt hơn trong quá trình học Soạn văn 10.

Đọc thêm:  Bài 1 trang 111 SGK Ngữ văn 10 tập 1 - Đọc Tài Liệu

Chúc các em học tốt !

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button