Bài 2 trang 197 SGK Ngữ văn 12 tập 2 – Đọc Tài Liệu

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 197 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2 phầnsoạn bài Ôn tập phần văn học chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Các tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của từng tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó.

Trả lời bài 2 trang 197 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Để soạn bài Ôn tập phần văn học lớp 12 kì 2 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 197 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.

Cần so sánh trên một số phương diện tập trung thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng:

+ Lòng yêu nước, căm thù giặc.

+ Tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống kẻ thù xâm lược.

+ Đời sống tâm hồn, tình cảm cao đẹp.

+ Những nét đặc sắc về nghệ thuật thể hiện: nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng hình tượng và những chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa,…

Cách trả lời 2

a) Những khám phá, sáng tạo của Nguyễn Trung Thành trong Rừng xà nu.

– Chọn một loại cây rất gần gũi với đời sống của đồng bào Tây Nguyên và xây dựng hình ảnh ấy thành biểu tượng đẹp đẽ, đặc sắc, tiêu biểu cho sức sống mãnh liệt và ý chí kiên cường, bất khuất của đồng bào Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước – hình tượng rừng xà nu.

– Chọn cách thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua hình ảnh một tập thể nhân dân anh hùng, đó là dân làng Xô man.

– Chủ đề của truyện là chân lí của thời đại cách mạng: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.

b) Những khám phá, sáng tạo của Nguyễn Thi trong Những đứa con trong gia đình.

– Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm được thể hiện sắc nét trong truyền thống anh dũng, đáng tự hào của một gia đình. Tiêu biểu cho ý tưởng đó của tác giả là hình ảnh hai chị em Chiến và Việt.

– Chọn một gia đình để viết truyện, ý tưởng của nhà văn chính là để nói lên sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng khi nó đã thấm sâu đến từng người dân, đặc biệt nó đầy ắp trong tim thế hệ trẻ.

– Nguyễn Thi đã xây dựng rất thành công kiểu nhân vật đánh Mĩ trong gia đình, đặc biệt là Chiến và Việt.

Cách trả lời 3

Đọc thêm:  Giải bài 10 vật lí 12: Đặc trưng vật lí của âm - Tech12h

* Trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành): Tác phẩm là một bản anh hùng ca về cuộc đời anh dũng, đau thương nhưng kiên cường, bất khuất của Tnú cũng như tất cả dân làng Xô Man.

– Câu chuyện được kể trên nền tảng chính là hình tượng cây xà nu – một hình tượng hàm chứa nhiều ý ngĩa tượng trưng và khái quát. Những cây xà nu như những con người, những tâm hồn tràn đầy sức sống, vươn mình lên cường tráng trước mọi đau thương.

– Cây xà nu là một hình ảnh mang tính biểu tượng cho khát vọng tự do, khát vọng giải phóng, cho phẩm chất anh hùng và sức sống tiềm tàng mãnh liệt của dân làng Xô Man.

– Dưới bóng cây xà nu, lớp lớp các thế hệ người Xô Man đã trưởng thành và chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng chung của buôn làng, đất nước. Đó là các thế hệ người nối tiếp nhau trong cuộc kháng chiến: Từ cụ Mết, đến Tnú, Mai, rồi Dít, Heng. Họ đều mang những phẩm chất chung của cộng đồng – phẩm chất anh hùng: đều là những người yêu làng, yêu nước, bất khuất kiên trung, thủy chung với cách mạng. Tuy vậy, ở họ cũng mang những vẻ đẹp tính cách và phẩm chất riêng.

+ Cụ Mết tiêu biểu cho tính cách quật cường của dân tộc, người trực tiếp truyền ngọn lửa tự do tới con cháu.

+ Tnú, Mai thuộc thế hệ được tiếp nhận lí tưởng cách mạng ngay từ những năm tháng đau thương, đen tối nhất của dân làng Xô Man. Họ trải qua nhiều đau thương, căm hận, cả những mất mát hi sinh rồi trưởng thành.

+ Dít: dũng cảm, kiên cường, đại diện cho thế hệ đang chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

+ Bé Heng: là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ tương lai để đưa cuộc chiến đấu tới thắng lợi cuối cùng.

* Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi): truyền thống anh hùng cách mạng trong tác phẩm được thể hiện rõ nét trong truyền thống yêu nước đáng tự hào của một gia đình nông dân Nam Bộ.

– Thể hiện qua các nhân vật: chú Năm, chị Chiến, Việt.

+ Họ đều yêu thương gia đình.

+ Thù sâu với giặc

+ Đều đặt lợi ích chung lên lợi ích riêng.

+ Tinh thần chiến đấu dũng cảm.

Cách trả lời 4

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Nguyễn Trung Thành và Rừng xà nu

Nguyễn Trung Thành có hiểu biết sấu sắc về Tây Nguyễn và có tình cảm đặc biệt với mảnh đất và con người ở đây.

Rừng xà nu ra đời năm 1965, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra gay go và ác liệt, in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc , là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông.

– Nguyễn Thi và Những đứa con trong gia đình

Nguyễn Thi sinh ra ở miền Bắc nhưng gắn bó sâu nặng với nhân dân miền Nam và là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Đọc thêm:  Giải Vật Lí 12 Bài 23: Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến

Những đứa con trong gia đình ra đời năm 1966, là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi.

=> Cả hai tác phẩm đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Song ở mỗi tác phẩm, người đọc lại thấy những khám phá và sáng tạo riêng của người nghệ sĩ.

Thân bài

a) Giống nhau

Cùng ra đời vào nửa cuối những năm 60 của thế kỉ XX, khi cuộc chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra gay go và ác liệt nhất.

Cả hai tác phẩm đều viết về chủ đề chủ nghĩa anh hùng cách mạng với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn thế hiện qua truyền thống từ gia đình, bản làng và sự tiếp nối của các thế hệ đi kháng chiến cũng như những phẩm chất của con người ở hai mảnh đất này.

Chủ đề của tác phẩm: Viết về những người anh hùng cách mạng thời kì chống Mĩ khốc liệt.

Nhân vật: Những người anh hùng mang số phận và phẩm chất của cả cộng đồng, đại diện cho dân tộc (Tnú, Chiến và Việt).

Con người: Được khai thác ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân (Cả Tnú, Chiến và Việt đều đi chiến đấu để trả thù cho gia đình, bảo vệ đất nước, bình yên cho buôn làng).

b) Khác nhau

– Rừng xà nu

Hình tượng rừng xà nu được xây dựng xuyên suốt tác phẩm vừa là hình ảnh biểu trưng cho số phận đau thương, những hi sinh, mất mát của nhân dân miền Nam vừa biểu trưng cho những phẩm chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của loài cây đặc trưng của bản làng, của Tây Nguyên.

Các thế hệ xà nu cứ nối tiếp nhau lớn lên mà ra chiến trường, càng những thế hệ về sau càng là những thế hệ trưởng thành, vững chãi. Các thế hệ đau thương là thế hệ của cụ Mết, của bà Nhan, anh Xút, của cả Tnú và Mai. Các thế hệ trưởng thành và chủ động trong cuộc chiến là Dít và bé Heng. Những thế hệ ấy chính là lớp lớp những thế hệ con người Việt Nam nối tiếp nhau chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Tnú là người anh hùng của bản làng Xô Man, bước ra từ những trang sử thi, qua lối kể khan đặc trưng của Tây Nguyên, Nguyễn Trung Thành đã tạo ra hình tượng của một người anh hùng với số phận của bản làng và phẩm chất của cộng đồng. Tnú mồ côi từ nhỏ, đi làm cách mạng từ nhỏ nhưng không thể bảo vệ gia đình của mình là Mai và đứa con trước đòn roi tra tán của kẻ thù. Bản thân Tnú cũng bị chúng đốt 10 đầu ngón tay. Nhưng Tnú đã hồi sinh, tham gia cách mạng tiếp tục chiến đấu để trả thù. Tnú có những phẩm chất tốt đẹp: là người anh hùng từ trong trứng nước; gan dạ, kiên cường; tình nghĩa, bản lĩnh, vượt qua nỗi đau về tinh thần và thể xác để tiếp tục đi làm cách mạng.

Đọc thêm:  Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 12 - VnDoc.com

=> Xây dựng kết cấu truyện lồng truyện: chuyện của một đời người được kể trong một đêm, lối kể khan đặc trưng của người Tây Nguyên đã tạo ra một không khí sử thi mang đậm màu sắc của núi rừng. Cũng từ trong không khí ấy, Tnú bước ra như một người anh hùng trong sử thi. Chính vì thế, giữa Tnú và người được nghe kể chuyện có một khoảng cách – khoảng cách sử thi.

– Những đứa con trong gia đình

Dòng sông truyền thống trong câu chuyện sự nối tiếp của các thế hệ trong một gia đình nông dân miền Nam chịu nhiều đau thương mất mát trong cuộc đọ sức với kẻ thù. Các thế hệ đau thương là ông bà của Chiến và Việt, cha mẹ Việt, thím Năm và chú Năm. Các thể hệ trưởng thành và chủ chủ động trong cuộc chiến là Chiến và Việt. Hình ảnh dòng sông truyền thống đau thương của gia đình chính là hình ảnh dòng sông của cả dân tộc với những thế hệ lớp cha đi trước, lớp con nối bước theo sau.

Chiến và Việt cũng là những người anh hùng và đại diện cho số phận cũng như phẩm chất của cộng đồng. Cả hai chị em đều phải chịu một số phận đau thương khi chứng kiến cái chết lần lượt của những người thân yêu trong gia đình. Thế nhưng, ở họ vẫn luôn tồn tại những phẩm chất tốt đẹp: anh hùng từ trong trứng nước, kiên cường gan dạ nhưng cũng rất hồn nhiên, ngây thơ. Đặc biệt, đây là lớp thế hệ chủ động trong cuộc chiến và sẽ trưởng thành, vươn xa hơn so với những thế hệ trước.

=> Câu chuyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật Việt khi bị thương nằm lại chiến trường, biến câu chuyện trở thành một cuốn hồi kí, chân thực, sống động. Tác phẩm cũng mang đậm màu sắc nam bộ trong ngôn ngữ, hành động, những điệu hò…Nhân vật được xây dựng không phải là người anh hùng sử thi bước ra từ trong trang sách mà là những người anh hùng đời thường, gần gũi, vẫn rất ngây thơ, lộc ngộc và hồn nhiên.

Kết bài:

Khẳng định lại chủ nghĩa anh hùng trong cả hai tác phẩm và những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của chúng

Tham khảo: So sánh nhân vật Dít (Rừng xà nu) và Chiến (Những đứa con trong gia đình)

-/-

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 2 trang 197 SGK ngữ văn 12 tập 2 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Ôn tập phần văn học lớp 12 kì 2 tốt hơn trước khi đến lớp.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button