Học Tốt Ngữ Văn – Sách Giải Văn – Soạn Văn Lớp 11 Bài Ôn Tập
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 tập 1
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11 (Ngắn Gọn)
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 11
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2
Sách giải văn 11 bài ôn tập phần văn học (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 11, sách giải ngữ văn lớp 11 bài ôn tập phần văn học sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 11 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 11, giải bài tập sgk văn 11 đạt được điểm tốt:
Câu 1 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Các bộ phận, xu hướng của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:
+ Bộ phận văn học công khai: văn học hợp pháp, tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến.
– Văn học lãng mạn: đề cao cái tôi cá nhân, đề cao con người thế tục, thể hiện sự bất hòa nhưng bất lực trước thực tại.
– Văn học hiện thực: phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời,phản ánh tình cảnh khốn khổ của các tầng lớp nhân dân.
+ Bộ phận văn học không công khai: bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, phải lưu hành bí mật.
– Thơ văn cách mạng: được coi là vũ khí sắc bén chiến đấu chống kẻ thù dân tộc, truyền bá tư tưởng yêu nước và cách mạng.
+ Tốc độ phát triển nhanh chóng của văn học phụ thuộc vào hai yếu tố:
– Yếu tố chủ quan: nội tại phát triển của văn học.
– Yếu tố khách quan: Pháp xâm lược nước ta, xuất hiện thành thị, chữ quốc ngữ ra đời, báo chí phát triển.
– Cái tôi cá nhân.
Câu 2 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Tiểu thuyết trung đại: thường kết cấu theo kiểu chương hồi, theo công thức, kết thúc có hậu, sự kiện mang chiều tuyến tính, câu văn biền ngẫu,…nhân vật có tính chất minh họa cho những quan điểm đạo đức.
+ Tiểu thuyết hiện đại: kết cấu đa dạng, không còn kiểu kết thúc có hậu quen thuộc, thời gian không gian được xây dựng đảo ngược, vòng lặp,… ngôn ngữ hiện đại, mới mẻ,…nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
+ Cha con nghĩa nặng vẫn còn những dấu ấn của tiểu thuyết trung đại: lối văn biền ngẫu, kết thúc có hậu, theo công thức, kết cấu vẫn là kết cấu chương hồi, nhân vật có tính minh họa.
Câu 3 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Tình huống truyện:
+ Vi hành (Nguyễn Ái Quốc): tình huống nhầm lẫn, đôi trai gái Pháp nhầm lẫn về vua Khải Định.
→ Tình huống vô lí nhưng lại dựa trên nền tảng có lí, có tính thực tiễn, khắc họa được nhân vật dù nhân vật không trực tiếp xuất hiện trong hoàn cảnh truyện đưa ra.
+ Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan): tình huống trào phúng, thể dục thể thao như một trò tra tấn, ép buộc.
→ Tình huống trào phúng thể hiện sự mâu thuẫn giữa bản chất và hình thức, lên án chính sách cai trị của xã hội phong kiến thực dân lúc bấy giờ,
+ Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân): tình huống mới mẻ, độc đáo, đặt hai nhân vật vào cuộc kì ngộ đặc biệt.
→ Thể hiện vẻ đẹp phẩm chất, tài năng trác tuyệt, phi thường ở nhân vật, thể hiện tư tưởng nghệ thuật, cái đẹp luôn được đặc tuyển của Nguyễn Tuân.
+ Chí Phèo (Nam Cao): tình huống bi kịch, nhân vật bị đẩy vào con đường tha hóa và chết tức tưởi trên ngưỡng cửa làm người của mình.
Câu 4 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Đặc sắc nghệ thuật của các truyện ngắn:
+ Hai đứa trẻ (Thạch Lam):
– Truyện thủ tiêu cốt truyện truyền thống, không có kịch tính.
– Truyện nhưng đậm chất thơ, chất trữ tình.
– Xây dựng bức tranh tương phản giữa bóng tối và ánh sáng,
+ Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân):
– Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
– Xây dựng nhân vật với vẻ đẹp trác tuyệt, đặc tuyển, nhân vật được khai thác trong những tình huống éo le, đặc biệt.
– Nghệ thuật miêu tả: sử dụng thủ pháp đối lập, giàu tính tạo hình.
+ Chí Phèo (Nam Cao):
– Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
– Ngôn ngữ đa thanh, đa giọng điệu.
– Miêu tả tâm lý, nội tâm nhân vật tinh tế, điêu luyện.
Câu 5 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua “Hạnh phúc của một tang gia”:
– Xây dựng tình huống trào phúng, ngược đời, nghịch lí.
– Sử dụng thủ pháp đối lập, kết hợp với cường điệu, nói ngược, nói mỉa.
– Miêu tả chi tiết, cận cảnh.
– Giọng điệu giễu nhại, mỉa mai.
+ Vũ Trọng Phụng thông qua đó đã phê phán bản chất giả dối, lố lăng của xã hội “thượng lưu” thành thị lúc bấy giờ. Bề ngoài chạy theo cái âu hóa, tiến bộ nhưng bên trong lại mục ruỗng, thối nát.
Câu 6 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Hai mâu thuẫn trong “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”:
– Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động và giai cấp phong kiến tàn bạo.
– Mâu thuẫn giữa nghệ thuật cao siêu, thuần túy, nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật gắn với lợi ích thiết thực của nhân dân.
⇒ Nguyễn Huy Tưởng chưa thể giải quyết rạch rồi, minh bạch mâu thuẫn thứ hai, chứng tỏ chính nhà văn cũng đang băn khoăn, phân vân giữa hai thái cực này trong tư tưởng của mình.
Câu 7 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Quan điểm của Nam Cao:
+ Là một quan điểm đúng đắn, sâu sắc, thể hiện tầm tư tưởng lớn, tiến bộ của nhà văn về văn chương và đời sống.
+ Quan điểm nêu bật lên được bản chất của văn học: là địa hạt của sự sáng tạo.
+ Quan điểm khẳng định phẩm chất cần phải có ở người nghệ sĩ: luôn phải tạo ra cái mới, cái riêng, phải lao động nghệ thuật chân chính chứ đừng bắt chước giản đơn.
Câu 8 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Tình yêu của Romeo và Juliet là tình yêu chân thành, trong sáng nhưng vấp phải sự đối nghịch truyền kiếp giữa hai dòng họ.
+ Tác giả đã để Romeo và Juliet lựa chọn tình yêu, bằng lòng vì tình yêu mà vượt qua tất cả.
+ Qua đó, tác giả đã đề cao khát vọng tình yêu chân chính của con người, đề cao hạnh phúc của con người, mong muốn con người có được hạnh phúc đích thực. Hạnh phúc ấy là điều không một thế lực nào có quyền xâm phạm.
Ý nghĩa
Qua bài tổng kết, học sinh nắm vững và hệ thống hóa tri thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại trên hai phương diện lịch sử và thể loại, đồng thời, có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ,…
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!