Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 44 Tập 2 – VietJack.com
Với soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 44 Tập 2 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 44 Tập 2
Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chỉ ra lỗi dùng từ Hán Việt trong những câu sau đây. Phân tích những lỗi ấy và sửa lại cho đúng.
a. Song thân của thằng bé ấy đều làm công nhân ở xí nghiệp in.
b. Ông ấy vừa giỏi về cơ khí lại vừa giỏi về kinh doanh, thật là tài hoa.
c. Sáng mai, các bạn tập họp đúng giờ nhé.
d. Đọc sách nơi không đủ ánh sáng dễ làm giảm sút thị giác.
đ. Chú tôi thường lợi dụng những vật phế thải để tạo nên những món đồ trang trí xinh xắn.
e. Nông nghiệp và nghề đánh cá nước ta phát triển mạnh ở quý III năm nay.
ê. Năm mới cháu chúc ông luôn được an khang và bách niên giai lão.
g. Hoa xuân đua nở tân trang cho đời thêm những sắc màu tươi thắm.
h. Cảnh vật nơi đây trông rất kiều diễm.
Trả lời:
Câu
Lỗi dùng từ Hán Việt
Sửa lại cho đúng
a
Dùng từ song thân không hợp phong cách.
Song thân → Bố mẹ
b
Dùng từ kinh doanh là từ không cùng loại với từ cơ khí (không cùng phù hợp với khả năng kết hợp).
kinh doanh → việc kinh doanh
c
Dùng từ tập họp là không đúng hình thức ngữ âm.
tập họp → tập hợp
d
Dùng từ thị giác là không đúng nghĩa.
thị giác → thị lực
đ
– Dùng từ lợi dụng là không đúng nghĩa.
– Dùng cụm từ vật phế thải vừa thừa từ, vừa không đúng nghĩa.
– lợi dụng → tận dụng
– vật phế thải → phế liệu
e
Dùng từ nông nghiệp và cụm từ nghề đánh cá là những từ không phù hợp với khả năng kết hợp.
Có 2 cách sửa:
– Cách 1: sửa nông nghiệp → nghề nông.
– Cách 2: sửa nghề đánh cá → ngư nghiệp.
ê
Dùng cụm từ an khang và bách niên giai lão không phù hợp với phong cách.
an khang và bách niên giao lão → mạnh khỏe và sống lâu trăm tuổi
g
Dùng từ tân trang không phù hợp với phong cách.
tân trang → tô điểm
h
Dùng từ kiều diễm không phù hợp với phong cách.
kiều diễm → lộng lẫy
Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chọn từ Hán Việt ở cột B có ý nghĩa tương đương với từ ngữ hoặc cách nói ở cột A (làm vào vở):
A
B
1. non sông đất nước
a. phong vân
2. yêu thương người và chuộng lẽ phải
b. hiếu sinh
3. tự mình làm chủ, không phụ thuộc vào người khác
c. hào kiệt
4. người có tài năng, chí khí hơn người
d. kì diệu
5. chạy vạy nhọc nhằn để lo toan việc gì đó
đ. cầu hiền
6. mong tìm được người tài đức
e. bôn tẩu
7. gió mây
ê. giang sơn
8. yêu thương, trân trọng sự sống
g. nhân nghĩa
9. lạ và hay khác thường
h. duy tân
10. đổi mới
i. độc lập
Trả lời:
1 – ê 2 – g
3 – i 4 – c
5 – e 6 – đ
7 – a 8 – b
9 – d 10 – h
Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Thay thế các câu sau đây bằng các câu có dùng từ Hán Việt sao cho tương đồng về ý nghĩa và trang nhã hơn:
a. Ăn uống ở Việt Nam có rất nhiều thứ.
b. Tổng thống Pháp và vợ sẽ đến thăm chơi nước ta vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 11 năm nay.
c. Bẻ bông, giẫm lên cỏ trong vườn hoa chung, xả rác nơi ở chung là hành động cần phải dẹp bỏ.
d. Người đứng đầu các nước đều bày tỏ sự lo sợ trước tình hình làm ăn buôn bán đang có nhiều thay đổi rắc rối hiện nay.
đ. Tiền công viết báo của ông ấy rất cao.
e. Anh ấy bảo tôi thay anh ấy làm hết những giấy tờ này.
ê. Nền kinh tế nước ấy đã mạnh trở lại và từ chỗ đi sau dần trở thành đi trước.
g. Các nghĩa sĩ Cần Giuộc đã bạo dạn đánh vào đồn giặc Pháp, không sợ chết chóc.
h. Những điều ông ấy nói trong cuộc họp đã bị nhiều người chống lại.
Trả lời:
a. Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng, phong phú.
b. Tổng thống Pháp và phu nhân sẽ công du nước ta vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 11 năm nay.
c. Bẻ bông, giẫm lên cỏ trong công viên, xả rác nơi công cộng là hành động cần phải dẹp bỏ.
d. Người đứng đầu các quốc gia đều bày tỏ sự lo sợ trước tình hình kinh tế đang có nhiều thay đổi phức tạp như hiện nay.
đ. Nhuận bút của ông ấy rất cao.
e. Anh ấy bảo tôi thay anh ấy làm hết những thủ tục này.
ê. Nền kinh tế nước ấy đã phục hồi mạnh mẽ và từ chỗ tụt hậu dần trở thành tiên phong.
g. Các nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm đánh vào đồn giặc Pháp, không sợ hi sinh.
h. Những điều ông ấy nói trong cuộc họp đã bị nhiều người phản đối.
Từ đọc đến viết (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nhận xét về tài năng văn chương của Nguyễn Trãi.
Trả lời:
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là một văn bản được coi là “thiên cổ hùng văn”, khẳng định chủ quyền của Đại Việt, đồng thời cũng cho thấy được tài năng văn chương của Nguyễn Trãi. Tài năng ấy được biểu hiện qua việc dụng điển một cách nhuần nhuyễn đi cùng lối nghị luận chặt chẽ, sắc sảo, tài tình. Nguyễn Trãi đã không chỉ thành công trong thể cáo, thư, mà còn thành công với cả thơ Nôm Đường luật qua Quốc âm thi tập. Chính ông là người đã đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng Việt. Với những “di cảo” này, ta chắc chắn phải khẳng định tài năng văn chương của Nguyễn Trãi, và công nhận tầm vóc tác gia của ông.
Xem thêm các bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 Chân trời sáng tạo hay khác:
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 15 Tập 2
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 77 Tập 2
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 100 Tập 2
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:
-
Tri thức ngữ văn trang 29
-
Bình Ngô đại cáo
-
Thư lại dụ Vương Thông
-
Bảo kính cảnh giới – Bài 43
-
Dục Thúy Sơn
-
Nguyễn Trãi – Nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ
-
Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
-
Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
-
Ôn tập trang 58
Săn SALE shopee tháng 6-6:
- Unilever mua 1 tặng 1
- L’Oreal mua 1 tặng 3
- La Roche-Posay mua là có quà:
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!