Soạn bài Dục Thúy Sơn (trang 47) – Chân trời sáng tạo – VietJack.com
Với soạn bài Dục Thúy Sơn trang 47 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.
Soạn bài Dục Thúy Sơn (trang 47) – Chân trời sáng tạo
* Hướng dẫn đọc
Nội dung chính: Bài thơ đã nói về khung cảnh Thúy Sơn đẹp hùng vĩ và để lại cho người đọc rất nhiều những cảm xúc sâu sắc về khung cảnh nơi đây.
Sau khi đọc:
Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp như thế nào? Chỉ ra cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ.
Trả lời:
– Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp diễm lệ, như non tiên.
– Cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ:
+ Sử dụng phép đối: Dễ thấy ở đây là sự đối lập giữa phù và trụy (nổi và rơi). Vẻ đẹp ở đây được cảm nhận theo chiều thẳng đứng.
+ Cụ thể là phép đối tẩu mã (lời thơ cũng như ý của câu dưới là do câu trên trượt xuống, không thể đứng một mình). Ở đây, tác giả đã miêu tả cảnh hoa sen nổi trên mặt nước, từ đó tiếp tục phát triển nội dung, cho đó là tiên cảnh giữa chốn nhân gian.
Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu luận? Những hình ảnh “trâm thanh ngọc”, “kính thúy hoàn” có tác dụng biểu cảm ra sao?
Trả lời:
Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong hai câu luận. (So sánh bóng tháp như chiếc trâm ngọc xanh, ánh sáng của sông nước phản chiếu ngọn núi như đang soi mái tóc biếc). Sử dụng các biện pháp này giúp tăng thêm sự liên tưởng cho cảnh vật, từ đó gửi gắm thông điệp về vẻ đẹp của núi Dục Thúy.
Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Vì sao ở hai câu kết tác giả nhắc đến Trương Thiếu bảo? Điều này có ý nghĩa gì?
Trả lời:
– Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ đi từ sự cảm nhận về vẻ đẹp núi Dục Thúy đến sự chạnh nhớ đến quan Trương Thiếu bảo.
– Tác giả nhớ đến Trương Thiếu Bảo vì Trương Thiếu Bảo đã từng đến núi Dục Thúy và có bài kí được khắc trên tháp ở đây.
– Việc tác giả nhớ đến Trương Thiếu Bảo thể hiện sự uống nước nhớ nguồn, đồng thời cho thấy suy nghĩ của Nguyễn Trãi về sự chảy trôi của thời gian.
Câu 4 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hình ảnh nào trong bài thơ để lại trong bạn ấn tượng sâu sắc nhất?
Trả lời:
Hình ảnh trong bài thơ để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất là hình ảnh hoa sen nổi trên mặt nước. Tôi ấn tượng sâu sắc nhất hình ảnh này vì một cảnh tượng tưởng chừng nhưng chẳng có gì đặc biệt lại được miêu tả, cho thấy sự rung động trước cái đẹp trong tâm hồn tác giả.
Để học tốt bài Dục Thúy sơn hay khác:
- Nội dung chính Dục Thúy sơn
- Tác giả tác phẩm: Dục Thúy sơn
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:
-
Tri thức ngữ văn trang 29
-
Bình Ngô đại cáo
-
Thư lại dụ Vương Thông
-
Bảo kính cảnh giới – Bài 43
-
Thực hành tiếng Việt trang 44
-
Nguyễn Trãi – Nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ
-
Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
-
Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
-
Ôn tập trang 58
Săn SALE shopee tháng 6-6:
- Unilever mua 1 tặng 1
- L’Oreal mua 1 tặng 3
- La Roche-Posay mua là có quà:
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!