Bài 2 trang 75 SGK Ngữ văn 10 tập 1 | Soạn bài Miêu tả và biểu cảm

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 75 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Miêu tả có nghĩa là vẽ lại – bằng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào khác – một sự vật, sự việc, phong cảnh hoặc con người sao cho thật chân thực, cụ thể, sinh động. Nhưng từ đó, có thể cho rằng để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự, người làm văn cần và chỉ cần quan sát đối tượng một cách kĩ càng mà không cần liên tưởng, tưởng tượng không? Vì sao? Tìm trong đoạn trích đã dẫn ở mục I.4 những dẫn chứng để chứng minh cho quan điểm của anh (chị).

Gợi ý: Cần phải thực hiện những hoạt động gì (quan sát, liên tưởng hay tưởng tượng) để cho người đọc cùng thấy được:

– Trong đêm, tiếng suối reo nghe rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ, những tiếng sột soạt văng vẳng trong không gian.

– Cô gái trông như một chú mục đồng của nhà trời, nới có những đám cưới sao.

– Cuộc hành trình trầm lặng, ngoan ngoãn của ngàn sao ngợi nghĩ đến đàn cừu lớn.

Trả lời bài 2 trang 75 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Đọc thêm:  Soạn bài: Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ

– Không thể cho rằng để làm tốt việc miêu tả, người làm cần cần và chỉ cần quan sát đối tượng một cách kĩ càng mà không cần liên tưởng, tưởng tượng.

– Nếu chỉ quan sát đối tượng, không có miêu tả tưởng tượng, bài viết sẽ trở nên khô khan, thiếu sức sống.

– Ở ví dụ I.4, nhờ trí tưởng tượng phong phú của người viết mà cả một bầu trời đêm đầy sao, đẹp đẽ như chốn thần tiên được gợi ra, cảm xúc cũng lan tỏa hơn, gây nhiều ấn tượng lạ hơn: tưởng đâu cành cây đang vươn dài và cỏ non đang mọc, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ, nom nàng như chú mục đồng của nhà trời,…

Cách trình bày 2

Miêu tả được hay, tốt cần quan sát đối tượng một cách kĩ càng, phát huy tích cực khả năng tưởng tượng và liên tưởng.

Cách trình bày 3

– Miêu tả cần đến quan sát, nhưng cũng rất cần đến liên tưởng, tưởng tượng, vì liên tưởng giúp cho việc so sánh, lựa chọn các chi tiết quan sát được, còn tưởng tượng giúp ta hình dung ra sản phẩm (hình tượng) một cách hoàn chỉnh và sáng tạo.

– Quan sát chỉ có tác dụng giúp ta có được các chi tiết, sự kiện, làm chất liệu cho hoạt động sáng tạo; liên tưởng giúp ta so sánh, phát hiện ra cái riêng, cái chung, nét độc đáo của đối tượng, còn tưởng tượng mới là khâu quyết định chất lượng của hoạt động sáng tạo trong miêu tả.

Đọc thêm:  13 Cách Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Nhanh Và Chính Xác

– Chứng minh: Trong đoạn văn mục 1. 4 (SGK) để miêu tả đêm sao sáng và cô gái, tác giả đã quan sát bằng mắt (thị giác), bằng tai (thính giác), bằng da thịt (xúc giác)… ; liên tưởng cô chủ nhỏ như chú mục đồng (cậu bé chăn cừu) của nhà trời; tưởng tượng ra cuộc hành trình thầm lặng của các vì sao như một đàn cừu lớn.

Cách trình bày 4

Để miêu tả cho tốt, cho hay, chúng ta không thể “chỉ cần quan sát đối tượng một cách kĩ càng” mà còn phải phát huy tích cực khả năng tưởng tượng và liên tưởng nữa.

Quan sát là khâu ta nhận biết, tiếp nhận đối tượng cần quan sát. Rồi đến khi liên tưởng trong tư duy của ta liên tưởng sự vật, hiện tượng đó với một hình ảnh hay sự việc có tính tương đồng.Khâu tưởng tưởng là khâu quan trọng nhất giúp ta đưa ra được sản phẩm cuối cùng, quyết định chất lượng của hoạt động miêu tả.

Ví như, trong đoạn trích “Những vì sao”, để miêu tả được cảnh đêm sao của cô gái với chàng trai thì tác giả cần quan sát bằng mắt ( thị giác), tai (thính giác), bằng da thịt ( xúc giác): trong đêm, tiếng “suối reo nghe rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ. Hay hình ảnh “Cô gái nom như một chú mục đồng nhà trời, nơi có những đám cưới sao…” là sản phẩm của trí tưởng tượng. Và nếu không có sự liên tưởng phong phú thì không thể có được cảnh “cuộc hành trình trầm lặng, ngoan ngoãn” của ngàn sao gợi nghĩ đến “một đàn cừu lớn”.

Đọc thêm:  Động năng là gì? Công thức tính Động năng và Bài tập vận dụng

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 75 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button