Bài 2 trang 9 SGK Ngữ văn 11 tập 1 – Thcs-thptlongphu.edu.vn
hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 9 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phầnsoạn bài Vào phủ chúa Trịnh chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Phân tích những chi tiết trong đoạn trích mà anh (chị) cho là “đắt”, có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm.
Bạn đang xem: Bài 2 trang 9 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Trả lời bài 2 trang 9 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Để soạn bài Vào phủ chúa Trịnh tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 9 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
Đoạn trích có nhiều chi tiết nghệ thuật rất “đắt” thể hiện nổi bật nội giá trị hiện thực của tác phẩm:
– Chi tiết đối lập: thế tử – một đứa bé – ngồi chễm trệ trên sập vàng cho thầy thuốc – một cụ già – quỳ lạy. Để rồi “ngài” cười và ban cho một lời khen “rất trẻ con”: Ông này lạy khéo!
– Chi tiết tác giả đi vào nơi ở của thế tử để xem mạch: “Đột nhiên thấy ông ta (quan Chánh đường) mở một chỗ trong màn gấm rồi bước vào. Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy…” → Gợi nên một khung cảnh ngột ngạt bởi son vàng → sự tù đọng và nhức nhối.
=> Đọc đến chi tiết này chúng ta có thể hiểu nguyên nhân căn bệnh của thái tử Cán. Một đứa trẻ còn quá nhỏ nhưng lại bị kìm kẹp nơi thâm cung thiếu sinh khí tự nhiên để sống.
Ngoài ra, truyện còn nhiều chi tiết khác rất độc đáo, sắc sảo để giúp người đọc thấy được cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa.
Cách trình bày 2
– “Một đứa bé độ 5, 6 tuổi ngồi chễm chệ trên sập vàng để cho thầy thuốc già cúi lạy bốn lần rồi cười và ban một lời khen “ông này lạy khéo”. Khi đi đi qua độ 5, 6 lần trướng gấm tối om như vậy là một khung cảnh vàng son nhưng tù hãm, thiếu sinh khí của thế tử. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt mấy người hầu cận đứng xúm xít.
– Qua chi ấy cho thấy cuộc sống ăn chơi hưởng lạc trong phủ Chúa. Thế tử được mọi người chăm sóc, hầu cận đến phát bệnh. Không gian ngột ngạt, tù túng, thiếu sinh khí trong phủ Chúa.
Cách trình bày 3
– Đoạn trích có nhiều chi tiết nghệ thuật rất “đắt”, thể hiện nổi bật nội dung hiện thực của tác phẩm. Sự tinh tế và sắc sảo của tác giả đọng lại trong đoạn trích là ở những chi tiết tuy nhỏ nhưng rất gây ấn tượng. Ví như chi tiết đối lập: thế tử – mội đứa bé – ngồi chễm chệ trên sập vàng cho thầy thuốc – một cụ già – quỳ lạy. Để rồi “ngài” cười và ban một lời khen “rất trẻ con”: “Ông này lạy khéo !”. Hoặc ở một chi tiết khác khi tác giả đi vào nơi ở của thế tử để xem mạch: “Đột nhiên thấy ông ta (quan Chánh đường) mở một chỗ trong màn gấm rồi bước vào. Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy…”.
– Truyện còn có nhiều chi tiết khác cũng sắc sảo như vậy: Chi tiết miêu tả nơi “Thánh thượng đang ngự” (“có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít. Đèn sáp chiếu sáng làm nổi màu mặt phấn và màu áo đỏ. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt”), rồi chi tiết miêu tả những dụng cụ dùng để ăn uống, những món ăn khi quan Chánh đường mời thầy thuốc dùng bữa sáng,..
=> Lời văn của tác giả rất tự nhiên, không hề có chút cường điệu nào. Cũng chính vì thế mà việc hưởng lạc xa hoa của nhà chúa tự nó phơi bày ra trước mắt người đọc.
Cách trình bày 4
Trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh có nhiều chi tiết đắt giá, thể hiện nổi bật nội dung hiện thực của tác phẩm. Sự tinh tế và sắc sảo của tác giả đọng lại trong đoạn trích là ở những chi tiết tuy nhỏ nhưng rất gây ấn tượng:
Lối vào chỗ ở của vị chúa nhỏ “Đi trong tối om, qua năm, sáu lần trướng gấm” – Nơi thế tử ngự; đạt sập vàng, cắm nến to trên giá đồng, bày ghế đồng sơn son thếp vàng, nệm gấm. Ngót nghét chục người đứng chầu chực sau tấm màn che ngang sân, cung nữ xúm xít. Đèn chiếu sáng làm nổi bật màu phấn và màu áo đỏ, hương hoa ngào ngạt.
Chỉ có một ấu chúa, thực chất chỉ là cậu bé lên 5 tuổi mà vây quanh bao nhiêu là vật dụng gấm vóc, lụa là vàng ngọc. Tất cả, bao chặt lấy con người. Người thì đông nhưng tất cả đều im lặng khiến cho không khí trờ nên lạnh lẽo, băng giá. Một cậu bé bị quây tròn, bọc kín trong cái tổ kén vàng son. Biết khen người giữ phép tắc: “Ông này lạy khéo”
Cời áo thì: “Tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân thời xanh, chân tay gầy gò… nguyên khí đã hao mòn, thương tổn quá mức… mạch lại tế,… âm dương đều bị tổn hại…”
==> Hình ảnh nhân vật Trịnh Cán được khắc họa bằng những nét riêng, nhưng đồng thời mang ý nghĩa khái quát. Phải chăng cuộc sống vật chất quá đầy đủ, quá mức giàu sang, phú quý nhưng tất cả nội lực bên trong là tinh thần, ý chí, nghị lực, phẩm chất thì trống rỗng. Nhà khoa học kiêm nghệ sĩ tài ba Lê Hữu Trác đã chỉ đúng cội nguồn căn bệnh của Trịnh Cán là cả tập đoàn phong kiến của xã hội Đàng ngoài ốm yếu không gì cứu vãn nổi.
Truyện còn có nhiều chi tiết khác cũng thể hiện sự miêu tả sắc sảo: chi tiết miêu tả nơi “Thánh thượng đang ngự” (có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít. Đèn sáp chiếu sáng làm nổi bật màu mặt phấn và màu áo đỏ. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt), rồi chi tiết miêu tả dụng cụ để ăn uống, … Lời văn của tác giả rất tự nhiên, không hề có chút cường điệu nào. Cũng chính vì thế mà việc hưởng lạc xa hoa của nhà chúa tự nó phơi bày ra trước mắt người đọc không cần thêm một lời bình luận nào.
Cách trình bày 5
– Trong đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh có nhiều chi tiết nghệ thuật đặc sắc, vừa là chi tiết đắt giá vừa thể hiện nổi bật nội dung hiện thực của tác phẩm. Đó là những chi tiết đối lập như: thế tử – mội đứa bé – ngồi chễm chệ trên sập vàng cho thầy thuốc – một cụ già – quỳ lạy. Để rồi “ngài” cười và ban một lời khen “rất trẻ con”: “Ông này lạy khéo!”. Hoặc ở một chi tiết khác khi tác giả đi vào nơi ở của thế tử để xem mạch: “Đột nhiên thấy ông ta (quan Chánh đường) mở một chỗ trong màn gấm rồi bước vào. Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy…”.
– Bên cạnh đó còn rất nhiều chi tiết hay khác như: chi tiết miêu tả nơi “Thánh thượng đang ngự” (“có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít. Đèn sáp chiếu sáng làm nổi màu mặt phấn và màu áo đỏ. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt”), rồi chi tiết miêu tả những dụng cụ dùng để ăn uống, những món ăn khi quan Chánh đường mời thầy thuốc dùng bữa sáng,..
=> Bằng sự tinh tế và sắc sảo kết hợp với lời văn tự nhiên, không hề có chút cường điệu nào tác giả đã xây dựng thành công những chi tiết tuy nhỏ nhưng rất ấn tượng. Nhờ đó mà việc hưởng lạc xa hoa của nhà chúa tự nó phơi bày ra trước mắt người đọc.
Tham khảo: Phân tích giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
Bài 2 trang 9 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi Vào phủ chúa Trịnh trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.
Giáo dục
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!