Bài 3 trang 112 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 112 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Nêu một số tác phẩm văn học đã học trong chương trình THCS để làm sấng tỏ những đặc điểm lớn về nộ dung của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

Trả lời bài 3 trang 112 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Một số tác phẩm văn học đã học trong chương trình THCS thể hiện nổi bật nội dung của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:

– Nội dung cảm hứng yêu nước: Sông núi nước Nam, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Thuật hoài,…

– Nội dung nhân đạo: Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều, Bánh trôi nước,…

– Nội dung thế sự: Câu chuyện trong phủ chúa Trịnh (Vũ Trung tùy bút), Lục Vân Tiên,…

Cách trình bày 2

– Nội dung cảm hứng yêu nước:

+ Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc

+ Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù

+ Tự hào trước chiến công thời đại

Ví dụ: Sông núi nước Nam, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Thuật hoài,

– Nội dung nhân đạo: lòng thương người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người, quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người.

Đọc thêm:  Lý thuyết Hóa 10: Bài 38. Cân bằng hóa học - Toploigiai

Ví dụ: Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều, Bánh trôi nước,…

– Nội dung thế sự: phản ánh hiện thực xã hội và cuộc sống đau khổ của nhân dân

Ví dụ: Câu chuyện trong phủ chúa Trịnh (Vũ Trung tùy bút), Lục Vân Tiên,…

Cách trình bày 3

1. Nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng:

Chủ nghĩa yêu nước là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của văn học trung đại Việt Nam.

Chủ nghĩa yêu nước gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc, không tách rời truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước thể hiện qua những phương diện: ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc

Những tác phẩm đã học:

Nam quốc sơn hà

Tụng giá hoàn kinh sư

Thiên đô chiếu

Bình Ngô đại cáo

2. Nội dung chủ nghĩa nhân đạo

Thể hiện ở lòng thương người; lên áo, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp con người; khẳng định đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính như quyền sống, quyền hạnh phúc, tự do, khát vọng công lí, chính nghĩa; đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa con người với con người.

Các tác phẩm đã học:

Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục).

Truyện Kiều

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Lục Vân Tiên). 3. Cảm hứng thể sự: phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến

Đọc thêm:  Vật Lí 10 Bài 13 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo - VietJack.com

Các tác phẩm đã học:

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút).

Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn.

Cách trình bày 4

Nội dung yêu nước: Sông núi nước Nam, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Thuật hoài…

Nội dung nhân đạo: Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều, Bánh trôi nước

– Nội dung thế sự: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc…

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 112 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button