Bài 3 trang 13 SGK Ngữ văn 10 tập 2 – Đọc Tài Liệu

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 13 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Hai phần soạn bài Bình Ngô đại cáo phần 1 (phần tác giả Nguyễn Trãi) chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài: Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua một số câu thơ mà anh (chị) cảm nhận sâu sắc nhất.

Trả lời bài 3 trang 13 SGK văn 10 tập 2

Cách trả lời 1:

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi – người vĩ đại với những tư tưởng lớn lao phi thường không những thế còn mang tâm hồn nghệ sĩ rất đỗi lãng mạn, đa tình:

“Tình như một bức phong còn kín

Gió nơi đầy gượng mở xem”

Nỗi đau thế sự, tình yêu thương con người:

“Phượng những tiếc cao diều hãy lượn

Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi”…

Tình yêu, thiên nhiên, quê hương, đất nước:

“Nước biếc non xanh thuyền gối bãi

Đêm thanh nguyệt bạc khánh lên lầu”…

Nghĩa vua tôi, tình cha con sâu nặng:

“Quân thân chưa báo lòng canh cánh

Tình phụ cơm trời áo cha”.

Khao khát nhân dân được ấm no, hạnh phúc thể hiện tư tưởng nhân nghĩa:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”.

Tham khảo thêm: Những bài văn hay thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi

Cách trả lời 2:

“Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng

Đọc thêm:  Các dạng đề bài Ánh trăng | Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn

Dân giàu đủ khắp đòi phương”

(Cảnh ngày hè)

Trước hai câu thơ trên, bạn đọc đã thấy được bức tranh thiên nhiên với những sắc màu, hình ảnh. Từ bức tranh thiên nhiên ấy, tác giả đã thể hiện, bộc bạch rõ lòng mình hơn qua hai câu thơ cuối. Hai câu thơ cuối thổi bùng khát vọng của người anh hùng đầu bạc mà vẫn vẹn tấm lòng son.

Một sự giản dị, thanh cao, đã được thể hiện với mong ước không dành cho riêng mình. Giữa thiên nhiên hương sắc ấy, Nguyễn Trãi không hề mong muốn hưởng thụ thú nhàn tản. Ông không phải con người chỉ chăm chăm giữ lấy sự trong sạch cho riêng mình theo triết lí nhà Nho “độc thiện kì thân”. Ở sâu thẳm tâm hồn ông vẫn là nỗi niềm “ưu quốc ái dân”, là khát khao hành động của một con người trọn đời vì lợi ích của nhân dân. Tinh thần Nguyễn Trãi vẫn không hề nhụt giảm, vẫn còn nung nấu hoài bão cống hiến cho đất nước thái bình thịnh trị như thời Đường Ngu – xã hội thịnh trị lí tưởng theo quan niệm nho gia. Giản dị thay và cũng cao cả thay sáu chữ đúc kết tấm lòng Nguyễn Trãi hướng về nhân dân, Quả thật, riêng ông trong hoàn cảnh bấy giờ có nhiều nỗi buồn, nhưng bản chất tâm hồn Nguyễn Trãi luôn “trong sáng và đầy sức sống” (lời cố thủ tướng Phạm Văn Đồng). Tâm hồn ấy chỉ cháy bỏng niềm mong ước đem lại cho nhân dân cuộc sống giàu đủ. Niềm mong mỏi nhân dân “khắp nơi không một tiếng hờn giận oán sầu” chính là minh chứng cho nhân cách trong sáng tuyệt vời của Nguyễn Trãi.

Đọc thêm:  Bài 5 trang 119 SGK Ngữ văn 10 | Soạn bài Cảnh ngày hè

Cách trả lời 3:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”

(Bài ca Côn Sơn)

Hai câu thơ mở ra một khung cảnh thiên nhiên hết sức nên thơ, nhẹ nhàng, mang đến cảm giác tĩnh tại trong từng câu chữ. Côn Sơn là một nơi vắng vẻ mà yên tĩnh, có tiếng suối róc rách chảy vang vọng, êm dịu đi vào lời thơ trong trẻo như tiếng đàn cầm. Ta thấy, tâm hồn của thi nhân thật tinh tế, để tiếng suối trong kia khẽ khàng chạm vào sợi dây rung cảm. Nguyễn Trãi có lẽ không chỉ yêu mến thiên nhiên mà còn coi thiên nhiên như một người bạn tâm tình, hòa mình vào thiên nhiên cảm nhận từng hơi thở của cành cây hoa lá, của âm thanh.

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 13 SGK ngữ văn 10 tập 2 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Bình Ngô đại cáo phần 1 trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button