Bài 3 trang 36 SGK Ngữ văn 11 tập 1 – Đọc Tài Liệu

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 36 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phầnsoạn bài Từ ngôn ngữ chung tới lời nói cá nhân (tiếp theo) chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Cùng là từ mặt trời trong ngôn ngữ chung, nhưng mỗi tác giả trong những câu thơ sau đã có sáng tạo như thế nào khi sử dụng?

a)

Mặt trời xuống biền như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)

b)

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ,

Mặt trời chân lý chói qua tim.

(Tố Hữu, Từ ấy)

c)

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

(Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)

Trả lời bài 3 trang 36 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để Từ ngôn ngữ chung tới lời nói cá nhân (tiếp theo) tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 36 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Từ mặt trời với nghĩa gốc của nó là một thiên thể nóng sáng, ở xa trái đất, là nguồn sưởi ấm và chiếu sáng cho trái đất. Khi được đưa vào thơ, từ mặt trời lại mang nhiều nghĩa khác nhau:

a) Trong hai câu thơ của Huy Cận:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

từ mặt trời được dùng với nghĩa gốc.

b) Trong hai câu thơ của Tố Hữu:

Đọc thêm:  Bài 1 trang 127 SGK Ngữ văn 10 tập 1 - Đọc Tài Liệu

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

từ mặt trời lại mang ý nghĩa chỉ chân lí, lí tưởng cách mạng.

c) Ở hai câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng

từ mặt trời thứ nhất được dùng với nghĩa gốc, mặt trời thứ hai được dùng với nghĩa ẩn dụ, chỉ đứa con của người mẹ. Đối với người mẹ, đứa con là cả một niềm hạnh phúc, niềm tin, ánh sáng cho cuộc đời của mẹ.

Cách trình bày 2

a. Hai câu thơ của Huy Cận: Trong hai câu thơ này, từ mặt trời được dùng với nghĩa gốc chỉ một thiên thể trong vũ trụ. Nhưng tác giả đã kết hợp sử dụng với biện pháp nhân hóa làm cho hình ảnh mặt trời trở nên gần gũi, sinh động.

b. Ở hai câu thơ của Tố Hữu: Từ mặt trời đã được chuyển nghĩa thành chân lí, lí tưởng cách mạng.

c. Hai câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm:

– Từ mặt trời trong câu thơ đầu của Nguyễn Khoa Điềm dùng để chỉ mặt trời theo nghĩa gốc.

– Từ mặt trời trong câu thứ hai dùng với nghĩa ẩn dụ, chỉ đứa con trên lưng mẹ. Đứa con là mặt trời, là niềm hạnh phúc, niềm tin và là ánh sáng của đời mẹ.

Cách trình bày 3

Từ “mặt trời” trong từ điển có nghĩa là: “Thiên thể nóng sáng, ở xa Trái Đất, là nguồn chiếu sáng và sưởi ấm chủ yếu cho Trái Đất”. Trong khi đó ở những câu thơ dưới đây, nó lại được dùng đế chỉ những hàm nghĩa khác nhau:

Đọc thêm:  Bài văn mẫu lớp 10 số 3 đề 2: Hóa thân vào những que diêm kể lại

a) Trong hai câu thơ của Huy Cận:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng dã cài then, đêm sập cửa.

Từ mặt trời được dùng với nghĩa gốc.

b) Trong khi đó, ở hai câu thơ của Tố Hữu:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ,

Mặt trời chân lí chói qua tim.

Từ mặt trời lại mang ý nghĩa chỉ chân lí, lí tưởng cách mạng.

c) Trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm viết:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng.

Trong hai câu thơ này, từ mặt trời thứ nhất cũng được dùng với nghĩa gốc, từ mặt trời thứ hai được dùng với nghĩa ẩn dụ, chỉ đứa con của người mẹ. Đối với người mẹ, đứa con là cả một niềm hạnh phúc, niềm tin, mang ánh sáng cho cuộc đời của mẹ.

Cách trình bày 4

a)

Mặt trời trong câu thơ mang nghĩa thực, là mặt trời của tự nhiên đang trong thời điểm hoàng hôn, khi mặt trời chuẩn bị lặn xuống phía Tây.

Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh mặt trời với hòn lửa để làm tăng sức gợi hình của mặt trời, giúp người đọc hình dung về màu đỏ rực và những tia nắng cuối ngày cũng chuyển sang màu đỏ đậm sánh như thế. Mặt trời được nhìn từ xa như hòn lửa khổng lồ đang lặn xuống biển sâu.

b)

Mặt trời trong câu thơ mang nghĩa chuyển, là Mặt trời chân lí tức là ánh sáng của lí tưởng cách mạng đã đến với người thanh niên trẻ tuổi Tố Hữu vào lúc ông cần nó nhất, khi bơ vơ, lạc lõng với cuộc đời, sống không có lí tưởng.

Đọc thêm:  Bài 1 trang 111 SGK Ngữ văn 10 tập 1 - Đọc Tài Liệu

Mặt trời trong câu thơ được sử dụng cách chuyển theo nghĩa ẩn dụ vì mặt trời thực và chân lí cách mạng có nhiều nét tương đồng. Mặt trời thực đem tới ánh sáng và sự sống cho vạn vật, tạo điều kiện cho chúng sinh trưởng và phát triển. Còn chân lí cách mạng cũng mang đến ánh sáng và sự sống cho con người Việt Nam khi đưa nhân dân ta thoát khỏi bóng tối của kiếp nô lệ và hướng tới sự tự do, hạnh phúc trong tương lai.

c)

Mặt trời thứ nhất là mặt trời thực, mặt trời của tự nhiên. Còn mặt trời thứ hai mang nghĩa chuyển chỉ em bé – đứa con bé nhỏ của người mẹ Tày, đang ngủ ngon lành trên lưng khi mẹ lên rẫy làm việc.

Mặt trời thứ hai được sử dụng theo nghĩa chuyển ẩn dụ vì mặt trời thực và em bé cũng có điểm tương đồng. Em bé chính là ánh sáng, sự sống trong cuộc đời của người mẹ. Mẹ có thể làm mọi thứ để bảo vệ em, nuôi em khôn lớn và trưởng thành.

-/-

Bài 3 trang 36 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Từ ngôn ngữ chung tới lời nói cá nhân (tiếp theo) trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button