Bài luyện tập trang 42 SGK Ngữ văn 12 tập 1 – Đọc Tài Liệu

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 42 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Tuyên ngôn độc lập – Phần 2: Tác phẩm chi tiết nhất.

Đề bài:

Lí giải vì sao bản Tuyên ngôn Độc lập từ khi ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam.

Trả lời bài luyện tập trang 42 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Tuyên ngôn độc lập – Phần 2: Tác phẩm lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài luyện tập trang 42 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

– Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn thứ hai của dân tộc, là áng văn chính luận mẫu mực.

– Tác phẩm thể hiện tầm văn hóa lớn của một vị lãnh tụ vĩ đại, am hiểu tri thức văn hóa của nhân loại.

– Bản tuyên ngôn còn thể hiện tư tưởng lớn, đề cập đến quyền con người, quyền dân tộc. Đây là vấn đề mà thời đại nào, dân tộc nào cũng quan tâm.

→ Bởi vậy Tuyên ngôn độc lập từ khi ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam.

Cách trả lời 2

Đọc thêm:  Bài 1 trang 135 SGK Ngữ văn 12 tập 2 | Soạn bài Ông ... - Đọc Tài Liệu

Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận có khả năng lay động hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam

– Đoạn văn khẳng định tinh thần kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm của người dân Việt Nam

– Lời trịnh trọng tuyên bố độc lập “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”

– Khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc, tự do

Tuyên ngôn độc lập trở thành áng văn chính luận xúc động lòng người được bộc ộ từ tấm lòng của người viết: đó là tấm lòng yêu nước nồng nàn, tự hào dân tộc mãnh liệt, khao khát độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ tự do, độc lập ở Hồ Chí Minh

Tấm lòng đó đã truyền vào trong từng lời văn tha thiết, tự hào đanh thép, có sức lay động tới triệu trái tim Việt Nam.

Cách trả lời 3

Bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là một áng văn nghị luận mẫu mực mà còn có sức lay động sâu sắc lòng người bởi tình cảm thiết tha của tác giả. Chế Lan Viên đã ca ngợi điều này trong bài viết Trời cao xanh ngắt sáng Tuyên ngôn. Với đề bài này, HS vừa phải phát hiện ra những đặc sắc nghệ thuật vừa phải chỉ ra những tình cảm thắm thiết thể hiện trong bản Tuyên ngôn độc lập. Muốn vậy, HS cần trình bày những nội dung sau:

a. Những cung bậc tình cảm được thể hiện trong bản Tuyên ngôn Độc lập.

Đọc thêm:  Top 30 Đề thi Cuối kì 1 Sinh học 12 năm 2023 có đáp án

– Thái độ căm phẫn của tác giả khi vạch trần tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta thể hiện qua cách gọi: bọn, chúng. Dùng các từ ngữ diễn tả tội ác tày trời của chúng đối với nhân dân ta: tắm các cuộc khởi nghĩa, không cho, cướp, dùng… để đầu độc, thi hành.

– Tình cảm xót thương của Bác Hồ khi nói đến nỗi đau của dân tộc ta trong những năm bị thực dân Pháp cai trị: ngăn cản nước ta đoàn kết, dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều,… Tình cảm yêu thương, xót thương của Bác không dành riêng cho một đối tượng nào mà là cho tất cả mọi người trên đất nước Việt Nam, từ công nhân, nông dân, dân buôn, trí thức cho đến tầng lớp tư sản…

– Tình cảm thiết tha mãnh liệt, thái độ cương quyết, đanh thép khi nói đến quyền được hưởng tự do độc lập… của nhân dân Việt Nam cũng như quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập dân tộc.

+ Nghệ thuật điệp cấu trúc chính là hình thức giúp nhấn mạnh quyết tâm giữ vững nền độc lập cũng như khẳng định một sự thật không ai có thể chổi cãi được về nền tự do, độc lập của người Việt Nam.

+ Trong khi khẳng định nền độc lập tự do của nhân dân ta, Hồ Chí Minh đã sử dụng những từ ngữ khẳng định: sự thật là, không thể không, phải được… thể hiện niềm tin vững vàng vào sự tất thắng vào nền độc lập tất yếu của dân tộc ta.

Đọc thêm:  Lý thuyết Vật lí 12 Bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản

– Bản Tuyên ngôn Độc lập toát lên khát vọng, ý chí mãnh liệt cũng là khát vọng muôn đời của dân tộc ta.

b. Những tình cảm thiết tha đó được biểu lộ thông qua giọng điệu linh hoạt, giàu cảm xúc. Khi nồng nàn tha thiết, khi xót xa thương cảm, khi hừng hực căm thù, khi hào sảng khích lệ… Giọng điệu đó được đưa đến sự phong phú, đa dạng trong cảm xúc của người viết, đồng thời cho thấy Người đang hướng đến những đối tượng khác nhau trong bản tuyên ngôn này.

Học sinh có thể so sánh với bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai của nước ta Bình Ngô đại cáo của tác giả Nguyễn Trãi đã thấy được sự gặp gỡ giữa hai tâm trạng, hai cảm xúc trong khi viết bản tuyên ngôn của hai con người ở hai thời đại khác nhau. Từ đó khẳng định sức sống của hai tác phẩm – hai bản tuyên ngôn của dân tộc ở hai thời đại khác nhau. Đặc biệt nhấn mạnh Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh.

Tham khảo: Chứng minh Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc

-/-

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài luyện tập trang 42 SGK ngữ văn 12 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài soạn bài Tuyên ngôn độc lập – Phần 2: Tác phẩm.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button