Bài 3 trang 75 SGK Ngữ văn 10 tập 1 – Đọc Tài Liệu
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 75 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài:
Để câu chuyện mình kể không gây cảm giác khô khan, người kể chuyện cần kết hợp bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật (hoặc của bản thân) trong quá trình tự sự. Song, những cảm xúc, những rung động (để biểu cảm) được nảy sinh từ đâu:
a) Từ sự quan sát chăm chú, kĩ càng, tinh tế?
b) Từ sự vận dụng liên tưởng, tưởng tượng, hỗi ức?
c) Từ những sự vật, sự việc khách quan đã hoặc đang lay dộng trái tim người kể?
d) Từ (và chỉ từ) bên trong trái tim người kể?
Theo anh (chị), trong các ý nêu ở trên, ý nào không chính xác? Vì sao? Tìm trong đoạn trích đã dẫn ở mục I.4 những dẫn chứng để chứng minh cho quan điểm của anh (chị).
Trả lời bài 3 trang 75 SGK văn 10 tập 1
Cách trình bày 1
– Ý kiến không chính xác: d) Từ (và chỉ từ) bên trong trái tim người kể?
– Vì cảm xúc, rung động trong bài viết phải xuất phát từ sự kết hợp, hòa quyện giữa yếu tố khách quan (sự vật, sự việc bên ngoài) và yếu tố chủ quan (kinh nghiệm, hồi ức. sự quan sát của người viết)
– Ví dụ mục I.4: so sánh “nàng như chú mục đồng của nhà trời”, để có được hình ảnh so sánh này, tác giả phải quan sát từ dáng vẻ xinh đẹp của cô gái đang ngồi cạnh mình, đồng thời kết hợp với trí tưởng tượng và tâm hồn lãng mạn của chính tác giả.
Cách trình bày 2
Ý (d) không chính xác, vì khi sử dụng biểu cảm trong văn tự sự không thể chỉ tìm cảm xúc, rung động trong tâm hồn người kể.
Cách trình bày 3
Để câu chuyện không gây cảm giác khô khan, người kể phải:
– Tìm xúc cảm, rung động từ sự quan sát, (ý a), liên tưởng, tưởng tượng, hồi ức (b), từ những sự vật, sự việc đã và đang lay động trái tim người kể (c).
– Trong các ý trên, (d) không chính xác, vì cảm xúc vốn là sự lay động của trái tim, không thể đi tìm cảm xúc từ trong cảm xúc.
– Chứng minh qua đoạn trích: cảm xúc, suy nghĩ của chàng chăn cừu (nhân vật “tôi”) được rút ra từ:
+ Các hình ảnh quan sát được từ trời sao và cô bé.
+ Những liên tưởng của nhân vật “tôi”.
+ Những sự vật, sự việc gây cảm xúc mạnh: cô chủ nhỏ ngả đầu lên vai.
Cách trình bày 4
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, tình cảm, cảm xúc của nhân vật “tôi” trong đoạn trích Những vì sao nảy sinh từ việc quan sát kĩ càng, chăm chú cảnh đêm. Một đêm sao huyền ảo và thơ mộng, hơn nữa vẻ đẹp hồn nhiên và ngây thơ của cô gái chắc chắn đã làm lay động trái tim giàu cảm xúc và dễ rung động của chàng trai. Và rõ ràng chính những tình ý ấy đã làm cho đoạn văn thêm mượt mà và hấp dẫn hơn. Cho nên, không thể nói để biểu cảm khi tự sự, chỉ tìm những cảm xúc, những rung động trong tâm hồn người kể.
Cho nên, ý nêu ở mục d là không chính xác. Không thể nói để biểu cảm khi tự sự, chỉ tìm những cảm xúc, những rung động trong tâm hồn người kể.
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 75 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!