Bài 3 trang 79 SGK Ngữ văn 10 | Soạn bài Hồi trống cổ thành
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 79 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Hai phần soạn bài Hồi trống cổ thành của La Quán Trung chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài: Có ý kiến cho rằng “nóng như Trương Phi” còn là nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ không phải chỉ là nóng nẩy do cá tính gàn dở. Anh (chị) có đồng ý không? Vì sao?
Trả lời bài 3 trang 79 SGK văn 10 tập 2
Cách trả lời 1:
Đồng ý với ý kiến trên vì: Nói Trương Phi là người nóng tính, thẳng thắn, bộc trực và đồng thời từ đó nhân vật này thiếu bình tĩnh trước những tình huống đột ngột khó giải quyết. Con người này thường hay phản ứng tức thì, thiếu những suy nghĩ chín chắn, nhưng cũng là người không chịu được những lắt léo, quanh co nên khi có hồ nghi, Trương Phi muốn nhanh chóng làm rõ mọi sự trắng đen. Tính cách của Trương Phi có điểm tốt là sự cương trực, thẳng thắn, nhưng nó cũng tạo ra sự lỗ mãng và thô bạo.
Tham khảo thêm: Phân tích nhân vật Trương Phi trong đoạn trích Hồi trống Cổ thành
Cách trả lời 2:
Đồng ý vì:
– Trương Phi là nhân vật nóng tính, thiếu bình tĩnh trước những tình huống đột ngột khó giải quyết
– Thường phản ứng tức thì, thiếu suy nghĩ chín chắn, là người không chịu được lắt léo, quanh co nhiều khi hồ nghi
=> Tính cách Trương phi có sự cương trực, thẳng thắn nhưng cũng lỗ mãng, thô bạo.
Cách trả lời 3:
Ý kiến trên là có lí. Vì:
– Trương Phi là một con người có cá tính bộc trực, ngay thẳng không chấp nhận sự bất trung, bất nghĩa, càng không chấp nhận trắng đen không rõ ràng. Trong trích đoạn “Hồi trống Cổ thành” hình ảnh của Trương Phi hiện lên như một con người nóng nảy, có phần gàn dở nhưng ta có thể thấy rõ được nguyên nhân khiến cho Trương Phi trở nên như vậy:
+ Do bản tính bộc trực, nóng nảy của Trương Phi, thiếu bình tĩnh trước những tình huống đột ngột khó giải quyết. Con người này thường hay phản ứng tức thì, thiếu những suy nghĩ chín chắn vì vậy mà khi nghe tin Quan Công bội ước, phản bội lại tình huynh đệ thì đã có suy nghĩ chém chết Quan Công.
+ Lời nói đầy ngụ ý của Quan Công càng khiến Trương Phi tức giận vì bản tính của nhân vật này là không thích sự vòng vo, không rõ ràng. Là người không chịu được những lắt léo, quanh co nên khi có hồ nghi, Trương Phi muốn nhanh chóng làm rõ mọi sự trắng đen.
– Đối tượng mà Trương Phi đang muốn trừng phạt là người huynh đệ kết nghĩa thân thiết với Trương Phi, vì vậy mà sự nóng nảy ở đây hoàn toàn không phải sự ngu ngốc, gàn dở mà là sự nóng lòng muốn xác thực trái sai, đen trắng.
⇒ Theo ý nghĩa đó thì “nóng như Trương Phi” theo cách nói tiếng Việt mà được hiểu là “cá tính nóng nảy gàn dở” hay “nóng lòng muốn biết sự thật” đều không đúng. Cần hiểu thành ngữ này theo nghĩa khái quát nhất: chỉ những hành vi và thái độ quá nóng nảy (nhưng không gàn dở và cũng không chỉ trong ý nghĩ).
Với 3 cách trình bày câu trả lời cho bài 3 trang 79 SGK ngữ văn 10 tập 2 được biên soạn chi tiết trên đây, hi vọng sẽ giúp các em hiểu, chuẩn bị bài và soạn bài Hồi trống cổ thành tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!