Bài 3 trang 9 SGK Ngữ văn 11 tập 1 | Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 9 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phầnsoạn bài Vào phủ chúa Trịnh chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Cách chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này?

Trả lời bài 3 trang 9 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Vào phủ chúa Trịnh tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 9 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Khi chuẩn đoán bệnh và kê đơn thuốc cho thế tử, người đọc thể nhận thấy thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ sâu sắc của nhà văn.

– Ông muốn chữa bệnh cầm chừng cho thế tử nhưng lại thấy trái với y đức, phụ lòng của cha ông…

– Khi đã quyết định chữa bênh cho thế tử, mặc dù ý kiến của ông trái với ý của nhiều người nhưng ông vẫn bảo vệ, giữ nguyên ý kiến.

=> Phẩm chất của người thầy thuốc:

– Tác giả là một người có kinh nghiệm, kiến thức sâu rộng.

– Là một người thầy thuốc giàu y đức, coi thường danh lợi, yêu thích nếp sống tự do, thanh đạm ở quê nhà.

Cách trình bày 2

– Cách chẩn đoán bệnh của Lê Hưu Trác cho thấy ông là một người thầy thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm

– Ông là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ

– Đặc biệt ông còn có những phẩm chất cao quý: khinh thường danh lợi, quyền quý, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị

Cách trình bày 3

Dõi theo từng bước đi của người thầy thuốc, người đọc có thể nhận thấy thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ khá sâu sắc của nhà văn:

– Đứng trước cảnh xa hoa lộng lẫy, tấp nập người hầu kẻ hạ nơi phủ chúa, tác giả nhận xét: “Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa khác hẳn người thường”. Trước cảnh ấy, tác giả đã vịnh một bài thơ tả hết cái sang trọng, vương giả nơi phủ chúa. Trong bài thơ ấy, tác giả đã phải thốt lên: “Cả trời Nam sang nhất là đây!”.

Đọc thêm:  Soạn bài Nghĩa của câu sgk Ngữ văn 11 tập 2

+ Khi được mời ăn cơm sáng, tác giả đã khéo léo bày tỏ nhận xét: “mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia”.

+ Nói về bệnh trạng của thế tử, tác giả nhận xét: “Vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”.

Tác giả tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ vật chất , đồng thời có những biểu hiện chứng tỏ thái độ không đồng tình với cuộc sống tuy quá no đủ và tiện nghi nhưng lại thiếu khí trời và không khí tự do.

– Tâm trạng và cảm nghĩ của Lê Hữu Trác khi chữa bệnh cho thế tử còn diễn biến phức tạp hơn. Thăm bệnh xong, người thầy thuốc đã hiểu được rõ nguyên nhân căn bệnh của thái tử. Ông đưa ra những luận giải rất hợp lí, có cách chữa trị riêng. Nhưng trong lúc ấy, ông lại lo nếu chữa bệnh hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng, lúc đó lại bị trói buộc bởi vòng danh lợi. Thoáng nghĩ đến việc kê một đom thuốc vô thướng, vô phạt nhưng rồi ông lại quên ý nghĩ đó ngay. Việc làm ấy trái với y đức, trái với lương tâm ông và thậm chí phụ lòng trung của tổ tiên. Hai suy nghĩ đó giằng co, xung đột với nhau. Cuối cùng ông đã chọn theo lương tâm, phẩm chất của người thầy thuốc. Ông thẳng thắn đưa ra bài thuốc của mình – một bài thuốc trái với ý của nhiều người khiến quan Chánh đường thậm chí có ý đắn đo.

Từ những chi tiết về việc chữa bệnh của thầy thuốc Lê Hữu Trác, có thể thấy:

+ Tác giả là một thầy thuốc giàu kinh nghiệm, có kiến thức sâu và rộng.

+ Bên cạnh tài năng, ông còn là một người thầy giàu y đức.

+ Trên cả những điều đó là một thái độ coi thường danh lợi, yêu thích nếp sống tự do, thanh đạm ở quê nhà. Quan điểm này tất nhiên cũng gián tiếp cho thấy, tác giả không đồng tình với lối sống xa hoa của những người nắm giữ trọng trách quốc gia.

Đọc thêm:  Bài 4 trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 1 | Soạn bài Thao tác lập luận

Cách trình bày 4

Lê Hữu Trác là người thầy thuốc được mời vào phủ chúa để thăm bệnh cho Trịnh Cán, dù sống ở quê nhà nhưng tiếng tăm của ông vang

Ông hiểu rõ căn bệnh thế tử nhưng sợ chữa khỏi ngay sẽ bị giữ lại bên chúa, bị công danh trói buộc.

Ông muốn chữa bệnh cầm chừng cho thế tử nhưng lại thấy trái với y đức và lương tâm của người thầy thuốc.

Khi đã quyết định chữa bệnh cho thế tử, mặc dù ý kiến trái với ý đa số thầy thuốc trong cung nhưng ông vẫn bảo vệ giữ nguyên ý kiến.

=> Những chi tiết miêu tả việc chữa bệnh của Lê Hữu Trác chứng tỏ ông là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và dày dặn kinh nghiệm. Bên cạnh tài năng, ông còn chứng tỏ mình là một thầy thuốc có y đức, lương tâm. Đặc biệt, ông còn là một con người không tham danh lợi, quyền quý. Ông yêu thích sự tự do và cuộc sống thanh đạm, trong sạch, giản dị nơi quê nhà, không mảy may rung động, không hề bị cám dỗ.

Lê Hữu Trác thông qua hành động của mình đã thể hiện sự không đồng tình với việc hưởng thụ lạc thú xa hoa của những người nắm giữ vận mệnh dân tộc. Sự tương phản trong quan điểm sống được thể hiện qua việc đối lập giữa hình ảnh những thứ sơn son thiếp vàng, võng điều áo đỏ, đèn đuốc lấp lánh, hương hoa ngào ngạt… đặt bên cạnh cái thanh đạm, thuần khiết của một ông già áo vải ở nơi quê mùa.

Cách trình bày 5

Cách chẩn đoán và chữ bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu nhiều điều về người thầy thuốc có phẩm chất đáng quý:

– Đứng trước cảnh xa hoa lộng lẫy, tấp nập người hầu kẻ hạ nơi phủ chúa, tác giả nhận xét: “Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa khác hẳn người thường”. Trước cảnh ấy, tác giả đã vịnh một bài thơ tả hết cái sang trọng, vương giả nơi phủ chúa. Trong đó có câu: “Cả trời Nam sang nhất là đây!”.

Đọc thêm:  Giải Bài Tập Hóa Học 11 - Bài 24 : Luyện tập : Hợp chất hữu cơ

– Khi được mời ăn cơm sáng, tác giả đã khéo léo bày tỏ nhận xét: “mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia”.

– Nói về bệnh trạng của thế tử, tác giả nhận xét: “Vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”.

– Tác giả dửng dưng trước những quyến rũ vật chất, đồng thời có những biểu hiện chứng tỏ thái độ không đồng tình với cuộc sống tuy quá no đủ và tiện nghi nhưng lại thiếu khí trời và không khí tự do.

– Không chữa khỏi ngay cho thế tử vì sợ bị chúa giữ lại, lúc ấy sẽ bị trói buộc bởi danh lợi. Nhưng nó lại làm ông day dứt vì đó là hành động trái với y đức. Hai ý nghĩ giằng co làm ông khó xử. Cuối cùng ông chọn lương tâm, phẩm giá của người thầy thuốc.

=> Từ những chi tiết về việc chữa bệnh của thầy thuốc Lê Hữu Trác, có thể thấy:

+ Tác giả là một thầy thuốc giàu kinh nghiệm, có kiến thức sâu và rộng.

+ Bên cạnh tài năng, ông còn là một người thầy giàu y đức.

+ Trên cả những điều đó là một thái độ coi thường danh lợi, yêu thích nếp sống tự do, thanh đạm ở quê nhà. Quan điểm này tất nhiên cũng gián tiếp cho thấy, tác giả không đồng tình với lối sống xa hoa của những người nắm giữ trọng trách quốc gia.

Tham khảo: Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

-/-

Bài 3 trang 9 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi Vào phủ chúa Trịnh trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button