Soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học sgk Ngữ văn

Nội dung bài Soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học sgk Ngữ văn 10 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 10 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.

NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC

I – CÁC KHÁI NIỆM CỦA NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRONG VĂN BẢN VĂN HỌC

Trong văn bản văn học, không thể tác biệt nội dung khỏi hình thức, hay hình thức khỏi nội dung. Nội dung chỉ có thể thể hiện trong hình thức. Và hình thức phải là hình thức của một nội dung nào đó. Nhưng trong nghiên cứu khoa học người ta cần phân chia nội dung và hình thức của văn bản văn học, để có thể đi sâu tuần tự vào các lớp của văn bản, cũng như hiểu dần dần mối quan hệ giữa nhà văn và hiện thực cuộc sống hoặc để chuyên nghiên cứu một phương diện nào đó của văn bản. Ví như: nội dung tư tưởng trong Truyện Kiều, hoặc các hình thức kết cấu của truyện ngắn 1930 – 1945,…

1. Các khái niệm thường được coi là thuộc về mặt nội dung của văn bản văn học gồm: đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật.

Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.

Việc lựa chọn đề tài đã bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả, ví dụ: đề tài của Tắt đèn là cuộc sống bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong những ngày sưu thuế. Với đề tài đó, Ngô Tất Tố thể hiện sự gắn bó của mình đối với cuộc sống người nông dân.

Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

Ví dụ: Chủ đề của Tắt đèn là sự mâu thuẫn giữa nông dân và bọn cường hào quan lại trong nông thôn Việt Nam.

Tầm quan trọng của chủ đề không phụ thuộc và khuôn khổ văn bản. Có những văn bản khuôn khổ nhỏ nhưng mang chủ đề lớn Bài thơ thần thời Lí (Sông núi nước Nam) chỉ có 28 chữ mà là một bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền của một quốc gia độc lập.

Mỗi văn bản có thể có một hoặc nhiều chủ đề tùy quy mô cũng như ý định của tác giả. Trong những tiểu thuyết đồ sộ như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, hay Chiến tranh và hà bình của L.Tôn-xtôi, ta thấy nhiều chủ đề đan xen phức tạp, có chính có phụ. Lại có những văn bản quy mô nhỏ, đề tài có thể đồng nhất với chủ đề, ta không nhất thiết phải cố công phân biệt rạch ròi (chẳng hạn trong một số bài thơ tứ tuyệt, thơ bát cú,…).

Tư tưởng của văn bản là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc. Tư tưởng là linh hồn của văn bản. Trong Tắt đèn, tư tưởng lên án những thế lực hắc ám hoành hành ở nông thôn Việt Nam thời Pháp thuộc và sự trân trọng yêu thương người nông dân bị áp bức hiện lên rất rõ.

Đọc thêm:  Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối

Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản. Những trạng thái tâm hồn, những cảm xúc được thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản sẽ truyền cảm và hấp dẫn người đọc. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả nêu lên trong văn bản.

Cảm hứng trong Tắt đèn là lòng căm phẫn, là sự tố cáo bọn hào lí quan lại ở nông thôn cũng như chính sách dã man của thực dân Pháp. Những trang viết còn thể hiện rõ tấm lòng gắn bó với nông thôn, yêu thương, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ở nhà văn Ngô Tất Tố.

Hiểu những khái niệm này, khi đọc một văn bản, ta có thể khảo sát từng yếu tố một cách có hệ thống để cuối cùng có một nhận định tổng hợp, chính xác.

2. Các khái niệm thường được coi là thuộc về mặt hình thức: ngôn từ, kết cấu và thể loại.

Ngôn từ là yếu tố đầu tiên của văn bản văn học. Các chi tiết, các sự việc, các hình tượng, các nhân vật,… và các thành tố khác được tạo nên nhờ lớp ngôn từ. Không có ngôn từ, ta không có căn cứ cụ thể để tìm hiểu, để thưởng thức văn bản. Vậy phải đi sâu khai thác lớp ngôn từ để tìm hiểu, khám phá. Ngôn từ hiện diện trong câu, trong hình ảnh, trong giọng điệu của văn bản. Có ngôn từ tài hoa của Nguyễn Tuân; ngôn từ trong sáng, tinh tế của Thạch Lam; có ngôn từ chân chất, đầy màu sắc Nam Bộ của Sơn Nam,… Không có ngôn từ nào là không ít nhiều mang dấu ấn của tác giả.

Kết cấu là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. Như bản thiết kế cần thiết cho việc xây dựng ngôi nhà, bất kì văn bản văn học nào cũng phải có một kết cấu nhất định. Kết cấu hàm chứa dụng ý PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả sao cho phù hợp với nội dung văn bản. Có kết cấu hoành tráng của sử thi, kết cấu đầy yếu tố bất ngờ của truyện trinh thám, và kết cấu mở theo dòng suy nghĩ của tùy bút, tạp văn,…

Thể loại là những quy tắc tổ chức hình thức văn bảm thích hợp với nội dung văn bản: hoặc có chất thơ, chất tiểu thuyết, chất kịch,… Tất nhiên, thể loại cũng có cải biến, đổi mới theo thời đại, và mang sắc thái riêng của tác giả. Lục bát trong thơ Nguyễn Bính rất khác với lục bát trong thơ Huy Cận, càng khác với lục bát điêu luyện của Nguyễn Du.

Như trên đã nói, văn bản ngôn từ, kết cấu, thể loại,… chỉ tồn tại như là hình thức của một nội dung nào đó, không thể có “hình thức thuần túy”. Để nhấn mạnh điều này, người ta dùng khái niệm “hình thức mang tính nội dung”. Điều đó có căn cứ xác đáng. Và đó cũng là điều ta cần luôn nhớ trong quá trình tìm hiểu và phân tích văn bản.

Đọc thêm:  Soạn bài Lập luận trong văn nghị luận (chi tiết) - Loigiaihay.com

II – Ý NGHĨA QUAN TRỌNG CỦA NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC VĂN BẢN VĂN HỌC

Văn học có những chức năng chủ yếu: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ, chức năng giao tiếp,… Nhà văn chân chính luôn luôn suy nghĩ, trăn trở sao cho nội dung văn bản của mình thấm nhuần tinh thần nhân dân, tinh thần dân chủ và những tư tưởng sâu sắc khác có tác dụng nâng cao phẩm chất, hoàn thiện con người. Không quan tâm đến nội dung văn bản, chỉ chú ý đến hình thức cốt sao khác lạ, gợi tính hiếu kì của một số người dọc là hướng đi không có triển vọng. Tất nhiên, văn học là một nghệ thuật. Không đạt đến một trình độ nghệ thuật nhất định, một văn bản ngôn từ không được xem là một văn bản văn học đích thực. Do đó cần coi trọng, trau dồi, cần tìm tòi những hình thức mới mẻ, hấp dẫn, có tính nghệ thuật cao.

Vì vậy, văn bản văn học cần phải có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức – thống nhất nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ. Những văn bản văn học ưu tú đã đạt được sự thống nhất ấy. Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc và nhiều áng thơ văn khác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát hay của Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên,… là những văn bản như vậy.

Nhiều văn bản khác còn chưa có sự phù hợp giữa nội dung và hình thức: hoặc nội dung có phần ưu trội hơn hình thức, hoặc hình thức có phần ưu trội hơn nội dung. Đó là điều ta cần nhận biết và phân tích cụ thể trong quá trình tìm hiểu văn bản văn học.

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Câu 1 trang 130 Ngữ văn 10 tập 2

Đề tài của văn bản văn học là gì? Cho ví dụ.

Trả lời:

Đề tài của văn bản văn học là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.

Ví dụ:

– Bài thơ “Đồng chí” viết về đề tài người lính trong kháng chiến chống Pháp.

– Truyện ngắn “Làng” (Kim Lân) viết về đề tài người nông dân trong đời sống tản cư thời kì trước cách mạng tháng Tám.

2. Câu 2 trang 130 Ngữ văn 10 tập 2

Chủ đề là gì? Cho ví dụ.

Trả lời:

Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong tác phẩm, thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

Ví dụ:

– Bài thơ “Đồng chí” viết về chủ đề tình cảm đồng chí đáng quý giữa những người lính nông dân trong đời sống kháng chiến nhiều gian khổ.

– Truyện ngắn “Làng” viết về tình yêu làng và lòng trung thành với cách mạng của người nông dân.

3. Câu 3 trang 130 Ngữ văn 10 tập 2

Mối quan hệ giữa cảm hứng và tư tưởng trong văn bản văn học.

Trả lời:

Cảm hứng và tư tưởng trong VBVH có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau:

– Nhờ cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng một cách dễ dàng hơn, lay động hơn và khắc sâu hơn.

– Nhờ tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật đi vào chiều sâu, để lại ấn tượng mạnh mẽ và suy ngẫm sâu xa trong tâm trí người đọc.

4. Câu 4 trang 130 Ngữ văn 10 tập 2

Hãy nêu ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học.

Trả lời:

– Ý nghĩa của nội dung và hình thức VBVH: Nội dung nhân văn, dân chủ và những tư tưởng sâu sắc giúp nâng cao phẩm chất, hoàn thiện tâm hồn con người. Hình thức vừa giúp chuyển tải nội dung vừa đem lại rung cảm thẩm mĩ cho người đọc. Tóm lại, nội dung và hình thức có ý nghĩa quan trọng giúp VBVH thực hiện các chức năng như nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, giao tiếp…

Đọc thêm:  Lập kế hoạch tài chính cá nhân | Kinh tế Pháp luật 10

– Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức VBVH: đây là hai mặt không thể chia tách của VBVH, nội dung nào cũng tồn tại trong một hình thức và hình thức nào cũng mang một nội dung. Sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ là phẩm chất của các VBVH ưu tú.

LUYỆN TẬP

1. Câu 1 trang 130 Ngữ văn 10 tập 2

So sánh đề tài của hai văn bản văn học Tắt đèn của Ngô Tất Tố và Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan.

Trả lời:

– Điểm giống: đều viết về đời sống lầm than của người nông dân thời kì trước CMT8.

– Điểm khác:

+ “Tắt đèn”: quan tâm phản ánh nỗi khổ của người nông dân trong nạn sưu thuế tàn bạo của bọn thực dân phong kiến.

+ “Bước đường cùng”: quan tâm phản ánh nỗi khổ của người nông dân dưới ách bóc lột và những thủ đoạn xảo trá của bọn địa chủ cường hào.

2. Câu 2 trang 130 Ngữ văn 10 tập 2

Phân tích tư tưởng bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm.

MẸ VÀ QUẢ

Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những màu quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Và chúng tôi một thứ quả trên đời Bày mươi tuổi mẹ mong chờ được hái Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

(Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

Trả lời:

Bài thơ viết về tình mẫu tử, một đề tài quen thuộc trong thơ ca nhưng được thể hiện mới mẻ, độc đáo qua lời thơ của Nguyễn Khoa Điềm và bộc lộ những tư tưởng sâu xa:

– Từ chuyện trồng cây hái quả, nhà thơ gợi đến chuyện “trồng người”, sinh thành dưỡng dục cao cả của mẹ đối với con.

– Cảm động, biết ơn, ca ngợi tâm huyết và công lao trời bể của người mẹ đối với những đứa con.

– Nhà thơ tự soi chiếu lại chính mình với nỗi lo lắng không kịp trưởng thành, không kịp thành đạt để mẹ được yên lòng.

Bài trước:

  • Soạn bài Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối sgk Ngữ văn 10 tập 2

Bài tiếp theo:

  • Soạn bài Các thao tác nghị luận sgk Ngữ văn 10 tập 2

Xem thêm:

  • Các bài soạn Ngữ văn 10 khác:
  • Để học tốt môn Toán lớp 10
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 10
  • Để học tốt môn Hóa học lớp 10
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 10
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 10
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 10
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 10
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 10 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 10
  • Để học tốt môn GDCD lớp 10

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học sgk Ngữ văn 10 tập 2 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các em làm bài Ngữ văn thật tốt!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button