Soạn bài Về chính chúng ta SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức
Trong khi đọc
Câu 1 (trang 101, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Suy đoán về dụng ý của tác giả khi đặt vấn đề bằng hàng loạt câu hỏi.
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ đoạn mở đầu văn bản.
– Chú ý cách tác giả nêu câu hỏi đặt vấn đề để tìm ra dụng ý của nó.
Lời giải chi tiết:
Dụng ý của tác giả khi đặt vấn đề bằng hàng loạt câu hỏi là:
– Trước hết là gây sự tò mò, hứng thú của người đọc đối với nội dung văn bản, với vấn đề được nêu lên trong văn bản.
– Những câu hỏi này có thể là chính những suy nghĩ của tác giả, cách tác giả triển khai vấn đề, những câu hỏi cần trả lời khi giải quyết vấn đề.
– Những câu hỏi được đặt ra ngay từ mở đầu cũng như một định hướng, hướng người đọc trả lười những câu hỏi để tiếp cận vấn đề một cách dễ dàng hơn.
Câu 2 (trang 101, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đê bài: Câu nào trong đoạn văn thể hiện quan điểm của tác giả?
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ đoạn thứ hai trong văn bản.
– Chú ý nội dung đoạn văn để chỉ ra câu văn thể hiện quan điểm của tác giả
Lời giải chi tiết:
Câu văn thể hiện quan điểm của tác giả là “Trong bức tranh khoa học rộng lớn ngày nay, có nhiều thứ chúng ta không thể hiểu nổi, và một trong những thứ mà ta hiểu ít nhất là chính chúng ta.”
Câu 3 (trang 102, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Xác định hai từ khóa nói lên mối quan hệ giữa con người và thế giới trong đoạn văn.
Phương pháp giải:
– Đọc đoạn văn thứ ba trong văn bản.
– Chú ý vào những câu văn viết về mối quan hệ giữa con người và thế giới để xác định hai từ khóa.
Lời giải chi tiết:
Hai từ khóa nói lên mối quan hệ giữa con người và thế giới trong đoạn văn là “chủ thể”. Chủ thể chính là con người và đối với nó thế giới là khách thể.
Câu 4 (trang 102, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Chú ý biện pháp tu từ điệp ngữ trong văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc văn bản và chú ý các câu văn, đoạn văn sử dụng phép điệp.
Lời giải chi tiết:
Phép điệp trong văn bản là điệp từ “chúng ta”, nhằm làm nổi bật vấn đề trong văn bản, vấn đề về con người, các suy nghĩ, niềm tin, tư tưởng của con người. Phép điệp từ “chúng ta” còn nhấn mạnh đối tượng chính của văn bản là chúng ta – con người.
Câu 5 (trang 102, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Chú ý các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng để chứng minh luận điểm: “Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới.”
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn có luận điểm “Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới” và chú ý các lí lẽ, bằng chứng được nêu trong đoạn văn đấy.
Lời giải chi tiết:
Các lí lẽ, bằng chứng chứng minh luận điểm “Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới” là về thông tin của tự nhiên như một giọt mưa chứa thông tin về sự xuất hiện của đám mây đen, áo hiệu trời mưa; đồng hồ chưa thông tin về thời gian trong ngày giúp ta xác định giờ làm việc; gió mang thông tin về cơn bão sắp đến để ta phòng tránh;… và cuối cùng là não của con người chính là nơi chứa tất cả những thông tin được tích lũy qua kinh nghiệm.
Câu 6 (trang 103, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Xác định câu văn khái quát ý tưởng chính của đoạn văn.
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ đoạn văn trang 103.
– Xác định được nội dung chính của đoạn văn để nêu câu văn khái quát ý tưởng chính.
Lời giải chi tiết:
Câu văn khái quát ý tưởng chính của đoạn văn: “Chúng ta là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên; chúng ta là tự nhiên, là một trong vô số các biểu hiện biến thiên vô cùng vô tận của nó.”
Câu 7 (trang 103, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Hình ảnh nào được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn trang 103 để xác định hình ảnh được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên là hình ảnh “nhà”, hình ảnh thể hiện mối liên kết, mối quan hệ mật thiết giữa con người và tự nhiên.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!