Bài 4 trang 106 SGK Ngữ văn 10 tập 2 – Đọc Tài Liệu
Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 106 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Trao duyên – Truyện Kiều chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Nhận xét về môi quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều qua đoạn trích.
TRẢ LỜI BÀI 4 TRANG 106 SGK NGỮ VĂN 10 TẬP 2
Cách trả lời 1 – Ngắn gọn
Mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều qua đoạn trích:
Lí trí bảo nàng trao duyên cho Vân, hy sinh cứu cha mẹ. Nhưng con tim hướng về tình yêu lại khiến nàng thổn thức, đau đớn. Đó cũng là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức phong kiến với tâm hồn con người, cũng là sự đau khổ khi nhân cách đa tình, đa cảm song hành cùng thân phận người làm con.
Nguyễn Du không biến Kiều thành một tấm gương đạo đức đơn giản.
Cách trả lời 2 – Chi tiết
Mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí:
– Kiều bị đặt vào những mâu thuẫn giữa tình cảm và lí trí, giữa một bên là chữ tình và một bên là chữ hiếu:
+ Để làm tròn chữ hiếu, nàng buộc phải lựa chọn từ bỏ tình cảm với Kim Trọng.
+ Nàng không nhẫn tâm nhìn chàng Kim đắm chìm trong đau khổ.
⇒ Nàng nhờ Vân thay mình trả nghĩa chàng Kim.
+ Trong cuộc trao duyên, nàng cũng rơi vào mâu thuẫn giữa tình cảm và lý trí một cách mãnh liệt:
+ Tình cảm của nàng và chàng Kim rất sâu đậm, đến mức nếu đánh mất nó, nàng xem như mình chết đi rồi. Khi trao duyên cho Vân, con tim nàng vẫn dùng dằng không dứt, vẫn còn muốn níu kéo một chút ít cho riêng mình.
+ Lý trí không cho phép nàng lưu luyến mối nhân duyên dang dở, vì gia đình đang gặp chuyện, cha và em thì đang chịu cảnh tù ngục, nàng phải quyết định sớm để cứu gia đình
⇒ Lý trí thắng tiếng nói của con tim, nhưng nàng thì coi như mình là một người đã chết, một cái xác không hồn. Trong tâm trí nàng kể từ khi quyết định trao duyên cho Vân đã luôn nghĩ đến cái chết.
* Mối quan hệ giữa nhân cách và thân phận của Thúy Kiều
– Thúy Kiều vốn xuất thân là con nhà danh giá, trâm anh thế phiệt.
+ Là tiểu thư lớn của nhà Vương viên ngoại.
+ Là người con gái tài sắc vẹn toàn. Tài năng và nhan sắc của nàng khiến cho trời đất cũng phải ghen tị ⇒ báo hiệu cuộc đời đầy sóng gió của nàng.
– Nàng là người con gái đức hạnh, sống có tình có nghĩa, người con hiếu thảo của gia đình.
+ Nàng là người tình chung thủy: phải từ bỏ tình yêu của mình cũng không muốn người mình yêu đau khổ.
+ Nàng là người con có hiếu: để cứu cha và em trai, nàng quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh.
– Nàng là người con gái tài hoa, xinh đẹp nhưng bạc mệnh: điều này đã có điềm báo từ những dòng miêu tả nhan sắc của nàng ở đầu truyện thơ. Cuộc đời Kiều trải qua hơn mười năm sóng gió, qua tay biết bao nhiêu hạng người, thân người con gái liễu yếu đào tơ đã phải mạnh mẽ như thế nào mới vượt qua được tất cả những bi kịch cuộc đời?
⇒ Giữa nhân cách và số phận của Thúy Kiều cũng có sự mâu thuẫn. Mâu thuẫn ấy dường như lại là sự mâu thuẫn với câu đúc kết của người xưa rằng “Ở hiền gặp lành”.
Xem thêm: Phân tích vẻ đẹp nhân cách của Kiều trong đoạn trích Trao duyên
-/-
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 4 trang 106 SGK Ngữ văn 10 tập 2 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Trao duyên (Truyện Kiều – Nguyễn Du) tốt hơn trong quá trình học Soạn văn 10.
Chúc các em học tốt !
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!