Bài 4 trang 197 SGK Ngữ văn 12 tập 2 – Đọc Tài Liệu
Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 197 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2 phầnsoạn bài Ôn tập phần văn học chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
Trả lời bài 5 trang 197 SGK Ngữ văn 12 tập 2
Để soạn bài Ôn tập phần văn học lớp 12 kì 2 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 5 trang 197 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:
Cách trả lời 1
Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt gửi gắm một triết lí sâu sắc về lẽ sống, lẽ làm người: Cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được. Con người phải luôn đấu tranh với bản thân đế vươn tới sự thống nhất, hài hoà giữa linh hồn và thể xác, hướng tới sự hoàn thiện nhân cách.
Cách trả lời 2
Ý nghĩa tư tưởng đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”:
– Được sống là đáng quý, nhưng sống đúng là mình, sống trọn vẹn nhưng giá trị mình muốn và theo đuổi còn quý giá hơn.
– Con người phải luôn luôn biết đấu tranh nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
– Con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách, vươn tới giá trị tinh thần cao.
Cách trả lời 3
Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ):
+ Phê phán những lối sống cực đoan trong xã hội đương thời hoặc quá đề cao đời sống vật chất thành phàm tục hoặc quá đề cao đời sống tinh thần thành kẻ ra rời thực tế.
+ Quan niệm của tác giả cuộc sống hạnh phúc là sự hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người.
+ Phê phán lối sống giả tạo, sống nhờ, sống mượn. Lối sống ấy chỉ đem lại bi thảm cho bản thân và những người xung quanh. Hạnh phúc chỉ có được khi ta sống là chính mình.
+ Thông cảm sâu sắc với bi kịch tinh thần của con người khi không được sống là chính mình.
Cách trả lời 4
Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích:
– Đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt phản ánh cuộc đấu tranh giữa hồn và xác, sự tìm lại chính mình, đề cao cái sống đích thực của con người.
– Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ trước hết thể hiện ở sự phê phán một số biểu hiện tiêu cực của lối sống đương thời, cần xác định rõ, qua vở kịch, Lưu Quang Vũ đã phê phán quan niệm sống và tình trạng sống như thế nào. Để trả lời câu hỏi này, phải nắm được hai bình diện cơ bản của vở kịch:
– Mâu thuẫn giữa linh hồn và thể xác, giữa đạo đức và tội lỗi.
– Bi kịch của Trương Ba là bi kịch con người không được sống đúng là mình, sống thật với mình. Từ sự phê phán nói trên, tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt gửi gắm một triết lí sâu sắc về lẽ sống, lẽ làm người: Cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được. Con người phải luôn đấu tranh với bản thân đế vươn tới sự thống nhất, hài hoà giữa linh hồn và thể xác, hướng tới sự hoàn thiện nhân cách.
Cách trả lời 5
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Lưu Quang Vũ là nhà soạn kịch tài năng của nền văn học Việt Nam hiện đại. Những vở kịch của ông đã làm rúng động dư luận lúc bấy giờ bởi nó đã đánh thẳng vào những sai trái, lề thói của xã hội hiện tại như bệnh sĩ, tôi và chúng ta, hồn Trương Ba, da hàng thịt…
– Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt được lấy từ một tích của văn học dân gian, Lưu Quang Vũ đã viết tiếp câu chuyện dân gian để lại. Đoạn trích thuộc cảnh VII của vở kịch.
– Qua đoạn trích ấy, Lưu Quang Vũ đã gửi gắm được quan niệm sống của mình tới bạn đọc: Không thể sống bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo được.
2. Thân bài
a) Cuộc sống của con người thật quý giá, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình muốn và theo đuổi còn quý giá hơn. Cuộc sống hỉ thực dự có ý nghĩa khi người ta được sống tự nhiên với sự hài hòa giửa tâm hồn và thể xác.
* Qua lời thoại đầu tiên của Trương Ba khi xuất hiện trên sân khấu ước lệ:
– Không! Không! Ta chán cái thân thể không phải là của ta này lắm rồi! Chán lắm rồi!
– Cái thân thể kềnh càng, thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi ngay tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thu riêng nhỉ, để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ là một lát.
=> Sự bí bách, ngột ngạt và không thể chấp nhận được cảnh sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt của Trương Ba. Cũng vì sự nhầm lẫn của Nam Tào mới gây ra tình trạng oan trái này. Trương Ba đã chấp nhận sống trong thân xác anh hàng thịt để được trở về với gia đình, nhưng đến lúc này, mọi chuyện dường như không còn được như trước, Trương Ba bị đồn nén và trở nên túng quẫn.
* Qua cuộc đối thoại với những người thân yêu trong gia đình
– Với cái Gái – cháu gái của Trương Ba: nó phủ nhận, đuổi Trương Ba ra khỏi nhà.
– Với bà vợ: thẫn thờ, buồn bã, và kiên quyết bỏ đi để Trương Ba có thể sang sống hẳn với chị hàng thịt.
– Với người con dâu: Càng thêm tuyệt vọng.
=> Trương Ba bị dồn ép từ các phía, chỉ vì sống không được là mình, không phải là mình. Mọi sở thích, khao khát, hành động của hồn Trương Ba trước đây so với anh hàng thịt hoàn toàn khập khiễng, khác xa nhau. Chính vì thế, Trương Ba đã không thể là mình ngày xưa, dù ông luôn tự nhủ và an ủi mình “tôi vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thắng thắn…”
* Qua cuộc đối thoại với Đế Thích
Tỏ rõ quan điểm của bản thân về sự sống: Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, còn sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!; Không thể sống bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn…
Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của cuộc sống và sự trọn vẹn trong tâm hồn nên Trương Ba đã vượt qua được phép thử cuối cùng của Đế Thích là được nhập vào cu Tị để tiếp tục sống.
=> Trương Ba đã mạnh mẽ khước từ lời đề nghị của Đế Thích, bày tỏ quan niệm và khao khát sống của cá nhân mình, cũng là lối sống và ý nghĩa đích thực của sự sống con người.
b) Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý: thể hiện qua cuộc đối thoại với xác hàng thịt
– Xác hàng thịt và những dục vọng của anh ta bao gồm: món tiết canh cổ hũ, ham muốn với người vợ, thô lỗ, cục cằn, ăn tám chín bát cơm một bữa là biểu trưng của những dục vọng vốn có của con người. Đó là điều tồn tại tất yếu trong mỗi cá nhân, là những nhu cầu mang tính bản năng nhưng điều quan trọng là ta có thể chế ngự được nó.
– Trong cuộc đối thoại với hồn Trương Ba, xác hàng thịt đã đưa ra những bằng chứng xác thực khi hồn Trương Ba đã bị chi phối bởi sức mạnh của hắn – của những dục vọng và dung tục hàng ngày, mà trở nên tha hóa, biến chất.
=> Con người đều có những yếu tố thuộc về bản năng, đều có những khao khát rất đỗi tầm thường nhưng ta cần phải chế ngự nó để vươn tới những giá trị tốt đẹp hơn.
=> Nhưng cũng không thể chỉ quan tâm tới đời sống con người mà bỏ bê thân xác, cần có sự cân bằng giữa cả hai thì đời sống của con người mới thực sự toàn vẹn.
3. Kết bài :
Khẳng định lại ý nghĩa tư tưởng và giá trị của những bài học mà Lưu Quang Vũ đã gửi gắm qua đoạn kịch.
Xem thêm: Tư tưởng và ý nghĩa phê phán trong đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt
-/-
Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 4 trang 197 SGK ngữ văn 12 tập 2 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Ôn tập phần văn học lớp 12 kì 2 tốt hơn trước khi đến lớp.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!