Bài 4 trang 23 SGK Ngữ văn 10 | Soạn bài Đại cáo bình Ngô

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 23 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Đại cáo bình Ngô phần 2 (Tác phẩm) chi tiết nhất.

Đề bài: Tìm hiểu đoạn 3 (Từ “ta đây”đến “cũng là chưa thấy xưa nay”)

a. Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được tác giả tái hiện như thế nào? (Có những khó khăn gian khổ gì? Người anh hùng Lê Lợi tiêu biểu cho cuộc khởi nghĩa có ý chí, quyết tâm như thế nào? Sức mạnh nào giúp quân ta chiến thắng?)

b) Khi tái hiện giai đoạn phản công thắng lợi, bài cáo miêu tả bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

– Cho biết có những trận đánh nào, mỗi trận có đặc điểm gì nổi bật?

– Phân tích những biện pháp nghệ thuật miêu tả thế chiến thắng của ta và sự thất bại của giặc.

– Phân tích tính chất hùng tráng của đoạn văn được gợi lên từ ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu câu văn.

Trả lời bài 4 trang 23 SGK văn 10 tập 2

Cách trả lời 1:

a) Những khó khăn của giai đoạn đầu:

– Thiếu lương thực, thiếu quân, thiếu nhân tài.

– Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ.

– Sức mạnh giúp quân ta chiến thắng chính là sức mạnh đoàn kết toàn dân.

Đọc thêm:  Bài 3 trang 141 SGK Ngữ văn 10 | Soạn bài Cáo bệnh, bảo mọi người

– Người lãnh tụ nghĩa quân: căm giặc, đau lòng nhức óc, quên ăn, suy xét, đắn đo, dốc lòng, gắng chí ⇒ ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm.

b) Khi tái hiện giai đoạn phản công thắng lợi, bài cáo miêu tả bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

– Những trận tiến ra Bắc: trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động

– Chiến dịch chi viện: trận Chi lăng, Mã Yên, Xương Giang..

Tính hùng tráng của đoạn văn được gợi lên từ ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu câu văn:

– Tính chất hùng tráng: hình tượng phong phú, đa dạng, đo bằng sự lớn rộng, kì vĩ của thiên nhiên (sấm vang như chớp, trút sạch lá khô, sụt toang đê vỡ, đá núi cũng mòn,…); các động từ mạnh liên kết với nhau tạo thành những chuyển động dồn dập; nhạc điệu dồn dập, sảng khoái, bay bổng, âm thanh giòn giã, hào hùng; hình tượng kẻ thù thảm hại, nhục nhã.

Cách trả lời 2:

a) Giai đoạn đầu cuộc khởi nghĩa :

– Khó khăn: thiếu lương thực, thiếu quân, thiếu nhân tài ; kẻ thù mạnh.

– Người anh hùng Lê Lợi : Xuất thân từ nông dân, chốn núi rừng, vì dân mà dấy nghĩa. Có lòng căm thù giặc sâu sắc, lí tưởng hoài bão lớn, có quyết tâm chiến đấu.

– Sức mạnh giúp dân ta chiến thắng hơn hết chính là sức mạnh đoàn kết toàn dân.

Đọc thêm:  Bài 3 trang 72 SGK Ngữ văn 10 tập 1 | Soạn bài Tấm Cám

b) Giai đoạn phản công thắng lợi :

– Những trận đánh : Trận Tây Kinh, Đông Đô quân ta chiếm lại; trận Ninh Kiều, Tốt Động giặc thảm bại thây chất đầy nội; trận Chi Lăng, Mã An là sự thất bại của tướng giặc Liễu Thăng cụt đầu; trận Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước.

– Nghệ thuật miêu tả :

+ Phép so sánh đã miêu tả thành công sự đối lập của quân ta và giặc : quân ta sấm vang chớp giật,.. người hùng hổ, kẻ vuốt nanh,… ; quân giặc thì nghe hơi mà mất vía… máu chảy thành sông, lê gối dâng tờ tạ tội…

+ Phép liệt kê, trùng điệp, câu văn dài ngắn đan xen, biến hóa linh hoạt, gợi lên âm hưởng hào hùng vừa mạnh mẽ vừa khí thế.

– Tính chất hùng tráng : hình ảnh phong phú được đo bằng sự rộng lớn kì vĩ của thiên nhiên, câu văn, nhịp điệu ngắn dài khác nhau tạo nhịp điệu chung là dồn dập, sảng khoái, bay bổng.

Tham khảo thêm: Soạn bài Đại cáo bình Ngô phần 1 – Tác giả Nguyễn Trãi

Trên đây là 2 cách trả lời câu hỏi bài 4 trang 23 SGK ngữ văn 10 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button