Bài 4 trang 36 SGK Ngữ văn 10 tập 1 – Đọc Tài Liệu

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 36 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Chiến thắng Mtao-Mxây (trích Sử thi Đăm Săn) chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Hãy phân tích giá trị miêu tả và biểu cảm của các câu văn có dùng lối so sánh, phóng đại khi miêu tả nhân vật, khung cảnh diễn ra sự việc.

Trả lời bài 4 trang 36 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Những câu văn chứa biện pháp so sánh kiểu ngang bằng hoặc so sánh hơn, so sánh đối lập như:

+ chàng múa trên cao, gió như bão

+ chàng múa dưới thấp, gió như lốc;

+ đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối

+ so sánh đối lập giữa cảnh múa khiên của Đam Săn và Mtao Mxây.

==> Những câu văn theo lối so sánh có giá trị rất lớn trong việc miêu tả nhân vật người anh hùng. Làm nổi bật vai trò, sức mạnh và tài năng của Đam Săn – người anh hùng uy danh lừng lẫy làm mờ đi cả sự giàu có và sức mạnh của kẻ thù.

Cách trình bày 2

– Biện pháp so sánh được sử dụng ở các chi tiết: Các lần Đăm Săn múa khiên, so sánh tương phản nhằm tạo sự đối lập giữa cảnh múa khiên của Đăm Săn và Mtao Mxây.

– Các câu văn có dùng lối nói phóng đại:

+ Chàng múa trên cao, gió như bão; chàng múa dưới thấp, gió như lốc

+ Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối

⇒ Tác dụng:

+ Những câu văn này giống như một đòn bẩy, có tác dụng miêu tả chi tiết, cụ thể, làm nổi bật vẻ đẹp, vị thế của người anh hùng.

Đọc thêm:  Hóa 10 bài 38: Cân bằng hóa học, Sự chuyển dịch cân bằng ... - bmt

+ Các hình ảnh được dùng để so sánh với Đăm Săn đều được lấy từ thiên nhiên, vũ trụ. Điều này cho thấy, nhân dân muốn khẳng định tài năng, sức mạnh, tầm vóc của các anh hùng cộng đồng này có thể sánh ngang tầm với vũ trụ.

Cách trình bày 3

– Trong đoạn trích này, kiểu câu được dùng nhiều nhất là kiểu câu có sử dụng biện pháp so sánh, ví von

+ Những câu chứa biện pháp so sánh kiểu tương đồng (chàng múa trên cao, gió như bão; chàng múa dưới thấp, gió như lốc; đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối…),

+ So sánh kiểu tăng cấp (Đăm Săn múa khiên),

+ So sánh kiểu tương phản (đối lập giữa cảnh múa khiên của Đăm Săn và Mtao Mxây).

=> Những câu văn theo kiểu đòn bẩy này có giá trị rất lớn trong việc miêu tả nhân vật người anh hùng. Nó khẳng định và nâng bổng lên tài năng, sức mạnh của Đăm Săn – người anh hùng uy danh lừng lẫy làm mờ đi cả sự giàu có và sức mạnh của kẻ thù.

– Các hình ảnh, sự vật được đem ra để so sánh ở đây đều lấy ra từ thế giới tự nhiên, từ vũ trụ. Như thế hàm ý của tác giả là muốn lấy vũ trụ để “đo” kích cỡ, tầm vóc của nhân vật anh hùng. Thủ pháp nghệ thuật này là một thủ pháp quen thuộc của sử thi. Nó giúp mang lại những giá trị thẩm mĩ rất đặc trưng cho thể loại này: đặc trưng về sự trang trọng, hoành tráng và dữ dội.

Cách trình bày 4

– Câu văn dùng lối so sánh, phóng đại khi miêu tả nhân vật Mtao Mxây:

+ “Trông hắn dữ tợn như một vị thần”, “Ta như gà làng mới mọc cựa kliê, như gà rừng mới mọc cựa êchăm”, “múa kêu lạch xạch như quả mướp khô”, …

Đọc thêm:  Điểm chuẩn lớp 10 năm 2022 Thanh Hóa Điểm chuẩn vào 10 năm

=> Giá trị miêu tả và biểu cảm: Mtao Mxây được so sánh với những vật yếu ớt, vô dụng. Các vật được so sánh đều rất thân thuộc, gần gũi với dân làng tạo nên cảm giác dễ hiểu.

– Câu văn dùng lối so sánh, phóng đại khi miêu tả nhân vật Đăm Săn:

+ “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô.”, “khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”

=> Giá trị miêu tả và biểu cảm: Các hình ảnh, sự vật được so sánh lấy từ thế giới tự nhiên, vũ trụ. Dùng “vũ trụ” để đo kích cỡ nhân vật anh hùng là một cách phóng đại để đề cao anh hùng. Đó là phong cách nghệ thuật nổi bật của sử thi.

– Câu văn dùng lối so sánh, phóng đại khi miêu tả khung cảnh:

+ “đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối”, tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước.

+ khung cảnh miêu tả cảnh dân làng ăn mừng chiến thắng “cả một vùng nhão ra như nước”.

=> Giá trị miêu tả và biểu cảm: so sánh với sự vật, con vật gần gũi nơi núi rừng tạo sự thân thuộc, dễ dàng hình dung.

Cách trình bày 5

Trong đoạn trích này, kiểu câu được dùng nhiều nhất là kiểu câu có sử dụng biện pháp so sánh:

Miêu tả nhân vật Đăm Săn

Miêu tả nhân vật Mtao Mxây

Miêu tả khung cảnh

– “chàng múa trên cao, gió như bão; chàng múa dưới thấp, gió như lốc; đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối

Đọc thêm:  Bài 2 trang 84 SGK Ngữ văn 10 tập 1 | Soạn bài Ca dao than thân

“Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô.”…

=> Khẳng định và nâng bổng lên tài năng, sức mạnh của Đam Săn – người anh hùng uy danh lừng lẫy, dũng cảm, quyết liệt.

– “Trông hắn dữ tợn như một vị thần”, “Ta như gà làng mới mọc cựa kliê, như gà rừng mới mọc cựa êchăm”, “múa kêu lạch xạch như quả mướp khô”, …

=>Mtao Mxây được so sánh với những vật yếu ớt, vô dụng.

-“đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối”, tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước, “cả một vùng nhão ra như nước”…

=> So sánh với sự vật, con vật gần gũi nơi núi rừng tạo sự thân thuộc, dễ dàng hình dung.

– Các hình ảnh, sự vật được đem ra để so sánh trong đoạn trích đều lấy ra từ thế giới tự nhiên, từ vũ trụ để “đo” kích cỡ, tầm vóc của nhân vật anh hùng => Đăm Săn được tôn vinh tuyệt đối: vẻ đẹp có phần cổ sơ, hoang dại gần gũi với núi rừng, đi cùng là sức mạnh của bộ tộc. Đây là một thủ pháp quen thuộc của sử thi thể hiện sự trang trọng, hoành tráng.

Tham khảo thêm: Phân tích nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao-Mxây

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 4 trang 36 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Chiến thắng Mtao-Mxây (trích Sử thi Đăm Săn) trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button