Bài 4 trang 7 SGK Ngữ văn 10 tập 2 – Đọc Tài Liệu

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 7 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Phú sông Bạch Đằng chi tiết nhất.

Đề bài: Vai trò của hình tượng các bô lão trong bài phú? Chiến tích trên sông Bạch Đằng đã được gợi lên như thế nào qua lời kể của các bô lão? Thái độ, giọng điệu của họ khi kể chuyện?

Qua lời bình luận của các bô lão (đoạn “Tuy nhiên: Từ có vũ trụ… Nhớ người xưa chừ lệ chan”), trong các yếu tố: địa thế sông núi, con người, theo anh (chị), yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất làm nên chiến thắng Bạch Đằng?

Trả lời bài 4 trang 7 SGK văn 10 tập 2

Cách trả lời 1:

– Các bô lão – hình ảnh của tập thể vừa đại diện cho nhân dân địa phương, chứng nhận lịch sử, đồng thời cũng là sự phân thân của tác giả.

– Các bô lão kể chuyện xưa với ngôn từ sống động, lời lẽ trang trọng gợi lên cảm hứng lịch sử với âm điệu hào hùng:

+ Các kì tích trên sông Bạch Đằng được kể với sự bừng bừng hào khí: trận chiến thời Ngô Quyền tới Trần Hưng Đạo

+ Những trận đánh “kinh thiên động địa” được tái hiện bằng những nét bút khoa trương thần tình

+ Âm thanh, màu sắc, trực cảm, tưởng tượng tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm

Đọc thêm:  Giải Hóa 10 Bài 7 (Kết nối tri thức): Xu hướng biến đổi thành phần

– Những hình ảnh điển tích được chọn lọc để tô đậm thêm sự vẻ vang của dân tộc, cũng như chiến công, tài đức của vua tôi nhà Trần.

– Bô lão nhưng nghe trong đó có giọng của “khách” niềm cảm hoài của các bô lão gặp niềm sững sờ buồn tiếc của khách tạo nên sự cộng hưởng.

Cách trả lời 2:

Vai trò của các bô lão :

– Các bô lão là người dân địa phương, là hình ảnh tập thể, xuất hiện như một lời hô ứng. Các bô lão đóng vai trò là người kể chuyện, là người bình luận các chiến tích xưa.

– Tạo không khí đối đáp tự nhiên, giúp “khách” bộc lộ tâm tình mình.

Thái độ, giọng điệu các bô lão :

– Thái độ, giọng điệu: đầy nhiệt huyết, tự hào, là cảm hứng của người trong cuộc.

– Lời kể: ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn khái quát được đầy đủ, sinh động không khí của trận đánh, chiến trường.

– Qua lời bình luận của các bô lão : yếu tố con người là yếu tố quyết định, giữ vai trò quan trọng nhất làm nên chiến thắng Bạch Đằng.

Cách trả lời 3:

– Hình tượng các bô lão là người dân địa phương, là phân thân của tác giả, là hình ảnh tập thể xuất hiện như một sự hô ứng, tạo không khí đối đáp tự nhiên, kể cho khách nghe về những chiến tích lịch sử trên sông Bạch Đằng.

Đọc thêm:  Cảm nhận truyện Một người Hà Nội - 4 bài văn mẫu lớp 12

– Các bô lão kể chuyện với giọng đầy nhiệt huyết, tự hào, lời lẽ cô đọng. Các chiến tích được tái hiện bằng cảm hứng lịch sử với âm điệu hào hùng Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ…, đó là sức mạnh, khí thế dũng mãnh như hổ báo của các chiến sĩ đời Trần, trận đánh mang tầm vóc kì vĩ. Và cuối cùng, ý chí yêu nước cùng sức mạnh chính nghĩa của quân ta đã chiến thắng vang dội.

– Qua lời bình của các bô lão, có thể nhận thấy yếu tố quan trọng nhất làm nên chiến thắng không chỉ là “đất hiểm” mà cốt ở “đức cao” của con người.

Tham khảo thêm: Phân tích bài Bạch đằng giang phú

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 4 trang 7 SGK ngữ văn 10 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em hiểu và soạn bài Phú sông Bạch Đằng tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button