Hóa học 8 Bài 6: Đơn chất và Hợp chất – Phân tử – VnDoc.com

Hóa học 8 Bài 6: Đơn chất và Hợp chất – Phân tử được VnDoc biên soạn tóm tắt nội dung Hóa 8 bài 6 với đầy đủ nội dung cơ bản. Giúp bạn học sinh nắm được kiến thức trọng tâm của Bài 6 Hóa học 8. Tài liệu cũng rất hữu ích giúp thầy cô tham khảo trong quá trình soạn hóa 8 bài 6.

Hy vọng với tài liệu Hóa 8 bài 6 giúp các bạn học sinh hiểu nhớ được nội dung của bài, từ đó có thể vận dụng tốt vào giải các dạng bài tập trong sách bài tập cũng như sách bài tập. Học tốt môn Hóa hơn. Mời các bạn tham khảo

A. Tóm tắt kiến thức trọng tâm Hóa 8 bài 6

I. Đơn chất

1. Đơn chất

Khái niệm: Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học

  • Ví dụ:

Khí hidro được tạo nên từ nguyên tử H

Kim loại nhôm được tạo nên từ nguyên tử Al

  • Đơn chất kim loại: thường dẫn nhiệt, dẫn điện và có ánh kim

Hóa 8 bài 6

Sắt (Fe)

hóa học 8 bài 6 đơn chất và hợp chất - phân tử

Vàng (Au)

hóa 8 bài 6 đơn chất và hợp chất - phân tử

Nhôm (Al)

  • Đơn chất phi kim: không dẫn nhiệt, không dẫn điện và thường không có ánh kim.

Hóa học 8 bài 6 đơn chất và hợp chất - phân tử

Lưu huỳnh

Hóa học 8 Bài 6

Oxi

Hóa 8 bài 6

Than hoạt tính

2. Đặc điểm cấu tạo

  • Trong đơn chất kim loại: các nguyên tử sắp xếp khít lại với nhau và theo một trật tự nhất định.
  • rong đơn chất phi kim: Các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định và thường là 2.

II. Hợp chất

Hợp chất là những chất cấu tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học trở lên

Ví dụ:

Nước: có công thức hóa học là H2O được tạo nên từ 2 nguyên tố là H và O

Axit sunfuric: (H2SO4) được cấu tạo nên từ 3 nguyên tố hóa học là: H, S, O

Hợp chất gồm:

  • Hơp chất vô cơ: H2O, NaCl, NaOH, H2SO4, Na2CO3, KMnO4,….
  • Hợp chất hữu cơ: CH4, C2H5OH, CH3COOH, CH3CHO, C6H12O6, …

III. Phân tử

Định nghĩa: Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất

  • Những nguyên tố kim loại: Na, K, Mg, Cu, Al, Fe… là phân tử đơn nguyên tử
  • Trong phản ứng hóa học, trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
Đọc thêm:  Phương trình ion rút gọn CuSO4 + Na2S - VnDoc.com

Phân tử khối: Phân tử khối là khối lượng một phân tử được tính bằng đơn vị cacbon

  • Cách tính phân tử khối: là tổng số nguyên tử khối của các nguyên tử tạo thành phân tử.

Ví dụ: Tính phân tử khối của các chất sau: H2SO4, HNO3, KMnO4, O2

H2SO4 = (2 x 1) + 32 + (16 x 4) = 98

HNO3 = 1 + 14 + (16 x 3) = 63

KMnO4 = 39 + 55 + (16 x 4) = 158

O2 = 16 x 2 = 32

IV. Trạng thái tự nhiên

  • Mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những hạt là phân tử hay nguyên tử
  • Tùy vào điều kiện, một chất có thể có 3 trạng thái: rắn, lòng và khí (hay hơi)

Ví dụ: Nước

Rắn: nước đông đá khi nhiệt độ dưới 0oC

Lỏng: ở nhiệt độ thường

Khí : hơi nước

Mời các bạn tham khảo thêm lý thuyết hóa 8 bài tiếp theo tại: Hóa học 8 Bài 7: Bài thực hành số 2

B. Bài tập củng cố mở rộng Hóa 8 bài 6

1. Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 8 bài 6

Câu 1. Chất nào dưới đây là đơn chất?

A. Muối ăn

B. Khí oxi

C. Đường

D. Axit sunfuric

Câu 2. Dãy chất nào dưới đây là phi kim

A. Canxi, lưu huỳnh, photpho, nito

B. Bạc, lưu huỳnh, thủy ngân, oxi

C. Oxi, nito, photpho, lưu huỳnh

D. Cacbon, sắt, lưu huỳnh, oxi

Câu 3. Chất nào dưới đây là hợp chất?

A. Đồng oxit

B. Khí oxi

C. Sắt

D. Than hoạt tính

Câu 4. Phân tử khối của natri nitrat là 85 đvC. Trong đó có 1 nguyên tử Na có nguyên tử khối là 23. một nguyên tử nito có khối lượng nguyên tử khối là 14, còn lại là oxi. Công thức của hợp chất natri nitrat là:

A. NaNO2

B. NaNO3

C. Na2NO3

D. Na2NO2

Câu 5. Dãy chất nào sau đây đều là hỗn hợp?

A. Không khí, nước mưa, khí oxi

B. Khí hidro, thủy tinh, nước tinh khiết

C. Khí cacbonic, cafe sữa, mật ong

D. Nước khoáng, nước đường, nước muối.

Câu 6. Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các đơn chất

A. Nước cất (H2O), gang (hỗn hợp Fe, C,…)

B. Muối ăn (NaCl), giấm ăn (CH3COOH)

C. Khí Clo (Cl2), khí oxi (O2)

D. Axit clohiric (HCl), không khí

Câu 7. Một hỗn hợp gồm bột sắt và bột lưu huỳnh. Có thể sử dụng dụng cụ nào sau đây để tách riêng bột sắt và bột lưu huỳnh ra khỏi hỗn hợp trên?

Đọc thêm:  Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O - vietjack.me

A. phễu lọc

B. dùng đũa thủy tinh

C. Ống nghiệm

D. Nam châm

Câu 8. Dãy chất nào dưới đây là kim loại

A. Đồng, sắt, Vàng, thủy ngân

B. oxi, kẽm, vàng, sắt

C. Cacbon, lưu huỳnh, sắt, vàng

D. canxi, bạc, đồng, sắt, clo

Câu 9. Dãy chất nào dưới đây là phi kim

A. Sắt, đồng, cacbon, lưu huỳnh, thủy ngân

B. nito, cacbon, lưu huỳnh, oxi, thủy ngân

C. vàng, bạc, cacbon, nito, oxi

D. lưu huỳnh, clo, cacbon, oxi

Câu 10. Dãy chất nào dưới đây đều là hỗn hợp

A. Không khí, nước mưa, khí oxi

B. Khí hidro, thủy tinh, nước tinh khiết

C. Khí cacbonic, cafe sữa, nước ngọt

D. Nước đường, sữa, nước muối

2. Câu hỏi tự luận Hóa 8 bài 6

Câu 1. Phân biệt phân tử và nguyên tử. Cho ví dụ

Hãy nêu 3 ví dụ phân tử cũng là nguyên tử

Câu 2. Khi nào oxi ở trạng thái phân tử trong những trường hợp sau đây: oxi là thành phần của không khí, oxi tan trong nước, oxi là thành phần của nhôm oxit

Câu 3. Phân loại các chất sau đây đâu là đơn chất, đâu là hợp chất: than, nước vôi trong, nhôm oxit, khí nito, kali, muối ăn, đường, nước, khí oxi.

Câu 4. Phân tử khối của KMnO4 là 158 đvC. Trong phân tử kalipenmanganat có 1K, 1Mn và 4O. Tính nguyên tử khối của mangan biết nguyên tử khối của K là 39 đvC của oxi là 16 đvC.

Câu 5.

a) Không khí là một ……………., trong đó có các khí…………. như……………… và các……………như……… và ……… nước ở trạng thái.

b) Trong quá trình quang hơp của cây xanh, cây xanh đã hấp thụ một lượng ………….. như khí………… và giải phóng một lượng………….. như khí.

Câu 6. Một hợp chất có phân tử khối là 62 đvC. Trong phân tử của hợp chất nguyên tố oxi chiếm 25,8% theo khối lượng, còn lại là Natri. Số nguyên tử oxi và natri có trong phân tử là bao nhiêu.

C. Hướng dẫn giải bài tập Hóa 8 bài 6

1. Đáp án phần trắc nghiệm

1B2C3A4B10D5D6C7D8A9D

2. Hướng dẫn giải phần tự luận

Câu 1.

Phân biệt phân tử và nguyên tử. Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện; nguyên tử cấu tạo nên mọi chất.

Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. Khi trật tự liên kết giữa các nguyên tử thay đổi thì phân tử này biến thành chất khác.

Ví dụ:

Nguyên tử: H, nguyên tử O, nguyên tử Na

Phân tử: N2, O2, O3, NaCl

Đọc thêm:  NH4HCO3 → NH3 + CO2 + H2O | NH4HCO3 ra NH3 - VietJack.com

Câu 2.

Khi nào oxi ở trạng thái phân tử trong trường hợp sau đây oxi là thành phần của không khí, oxi tan trong nước và khi oxi là thành phần của nhôm oxit là oxi nguyên tử

Câu 3.

đơn chất: than, kali, khí oxi, khí nito,

hợp chất: nước vôi trong, nhôm oxit, muối ăn, đường, nước.

Câu 4.

Gọi nguyên tử khối của Mn là x ta có:

158 = 1.39 + Mn.x + 16.4 => x = 55 đvC

Câu 5.

a) Hỗn hợp, đơn chất, khí oxi, hợp chất, khí cacbonic, hơi nước, hơi

b) Hợp chất, cacbonic, đơn chất

Câu 6.

Một hợp chất có phân tử khối là 62 đvC. Trong phân tử của hợp chất nguyên tố oxi chiếm 25,8% theo khối lượng, còn lại là Natri. Số nguyên tử oxi và natri có trong phân tử là bao nhiêu.

Số nguyên tử O = frac{{frac{{62.25,8}}{{100}}}}{{16}} simeq 1

Số nguyên tử Na =

Phân tử hợp chất có 2Na và 1O

D. Giải bài tập Hóa 8 bài 6: Đơn chất và hợp chất – Phân tử

Giúp các bạn học sinh hoàn thành tốt các bài tập sgk óa 8 bài 6: Đơn chất và hợp chất – Phân tử, VnDoc đã biên soạn hướng dẫn giải các bài tâp SGK một cách chi tiết dễ hiểu nhất để gửi tại bạn đọc tại: Giải bài tập óa 8 bài 6: Đơn chất và hợp chất – Phân tử: Giải bài tập trang 25 SGK Hóa lớp 8: Đơn chất và hợp chất – Phân tử

E. Giải sách bài tập hóa 8 bài 6 Đơn chất và hợp chất – Phân tử

Ngoài các dạng bài tập sách giáo khoa Hóa 8 bài 6. Để nâng cao rèn luyện kĩ năng giải bài tập. Các bạn học sinh cần củng cố làm thêm các dạng câu hỏi bài tập sách bài tập hóa 8 bài 6 tại: Giải SBT Hóa 8 bài 6: Đơn chất và hợp chất – Phân tử

……………….

VnDoc giới thiệu tới các bạn Hóa học 8 Bài 6: Đơn chất và hợp chất – Phân tử được VnDoc biên soạn. Các em cần phải hiểu rõ các khái niệm thế nào là đơn chất, hợp chất, phân tử, từ đó phân loại các chất chính xác. Tránh nhầm lẫn giữa các khái niệm với nhau. VnDoc cũng đã biên soạn kèm theo bài tập trắc nghiệm nhanh các câu hỏi, cũng như bài tập tự luận giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức.

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button