Bài 7 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 7 trang 204 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phầnsoạn bài Ôn tập phần văn học (kì 1) chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Bình luận quan điểm nghệ thuật của Nam Cao: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có…” (Đời thừa).
Trả lời bài 7 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Để soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 7 trang 204 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
Trong Đời thừa Nam Cao phát biểu: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.
Ý kiến nêu trên khẳng định yêu cầu hết sức quan trọng đối với tác phẩm văn chương và các tác phẩm nghệ thuật. Người nghệ sĩ ở đây phải sáng tạo, tìm tòi và phát hiện ra những cái mới.
Đây là ý kiến hoàn toàn đúng, phản ánh bản chất của nghệ thuật, đã được nhiều người thừa nhận và khẳng định theo những cách diễn đạt khác nhau. Ở đây, Nam Cao đã diễn đạt điều đó một cách ngắn gọn, hàm xúc và giàu hình ảnh. Soi tỏ vào các sáng tác của Nam Cao có thể thấy rất rõ vấn đề này.
Ví dụ: Trong các sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám ở đề tài người nông dân. Đây là đề tài không phải mới mẻ đối với các nhà văn hiện thực, bởi trước Nam Cao đã có Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… Nhưng Nam Cao không đi lại lối mòn của các nhà văn trước đó, mà ông đi sâu vào việc khá phá quá trình con người bị tha hóa, bị đè nén trở thành những tên lưu manh hóa. Từ đó ông đặt ra các vấn đề có ý nghĩa xã hội và nhân sinh.
Cách trình bày 2
Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao xuất phát từ ý thức sâu sắc, sự đòi hỏi cao trong sáng tạo của nhà văn đối với nghề
– Khẳng định được yêu cầu quan trọng đối với tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sĩ phải khám phá ra cái mới
– Nam Cao diễn đạt điều đó bằng cách ngắn gọn với những liên tưởng hàm súc, giàu hình ảnh
– Sự nghiệp sáng tác của ông thực hiện nghiêm túc, hình ảnh người trí thức và người nông dân luôn mang nét mới
Cách trình bày 3
– Quan điểm của Nam Cao thể hiện sự ý thức sâu sắc và đòi hỏi rất cao sự tìm tòi sáng tạo của nhà văn trong nghề văn. Ý kiến nêu trên khẳng định yêu cầu hết sức quan trọng đối với tác phẩm văn chương và nói rộng ra là đối với tác phẩm nghệ thuật và người nghệ sĩ đó là phải sáng tạo, phải phát hiện ra những cái mới.
– Đây là ý kiến hoàn toàn đúng, phản ánh bản chất của nghệ thuật, đã được nhiều người thừa nhận và khẳng định theo những cách diễn đạt khác nhau.
– Ở đây, Nam Cao đã diễn đạt điều đó một cách ngắn gọn bằng những liên tưởng hàm súc và giàu hình ảnh. Soi tỏ vào sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, chúng ta có thể thấy nhà văn thực hiện một cách nghiêm túc điều này.
+ Trong cả hai mảng sáng tác của ông giai đoạn trước Cách mạng, hình ảnh những người nông dân và người trí thức đều mang những nét riêng không lẫn với các tác giả khác.
+ Mảng đề tài về người nông dân chẳng hạn, Nam Cao cũng viết về người nông dân nhưng không đi lại con đường của Nguyễn Công Hoan hay Ngô Tất Tố, ông tìm cách khám phá quá trình con người bị tha hóa, bị đè nén đến mức trở thành lưu manh, từ đó ông đặt ra các vấn đề có ý nghĩa xã hội và nhân sinh. Con đường sáng tạo nghệ thuật của Nam Cao là con đường của con người không bao giờ muốn lặp lại mình. Đó là con người luôn muốn làm mới mình.
Cách trình bày 4
– Ý kiến nêu trên khẳng định yêu cầu hết sức quan trọng đối với tác phẩm văn chương và các tác phẩm nghệ thuật. Người nghệ sĩ ở đây phải sáng tạo, tìm tòi và phát hiện ra những cái mới.
– Đây là ý kiến hoàn toàn đúng, phản ánh bản chất của nghệ thuật, đã được nhiều người thừa nhận và khẳng định theo những cách diễn đạt khác nhau.
– Ví dụ: Trong các sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám ở đề tài người nông dân. Đây là đề tài không phải mới mẻ đối với các nhà văn hiện thực, bởi trước Nam Cao đã có Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… Nhưng Nam Cao không đi lại lối mòn của các nhà văn trước đó, mà ông đi sâu vào việc khá phá quá trình con người bị tha hóa, bị đè nén trở thành những tên lưu manh hóa. Từ đó ông đặt ra các vấn đề có ý nghĩa xã hội và nhân sinh.
Cách trình bày 5
Các bạn có thể tham khảo dàn ý sau để viết thành bài văn hoàn chỉnh:
Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận
=> Bình luận quan điểm nghệ thuật của Nam Cao: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có…” (Đời thừa)
Thân bài:
a) Giới thiệu tác giả
b) Giới thiệu tác phẩm Đời Thừa
c) Giải thích ý kiến
– Câu nói được trích từ lời của nhân vật Hộ – người nghệ sĩ với khao khát lớn lao nhưng lại bị cuốn chân bởi gánh nặng của cơm áo gạo tiền, trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao.
– “Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho”:
+ Người thợ khéo tay: Những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề nghiệp của mình. Ở họ có sự khéo léo, tỉ mẩn, làm ra những sản phẩm tương đương nhau, mười sản phẩm giống nhau cả mười.
+ Văn chương không cần những người thợ khéo tay làm ra những tác phẩm dập khuôn, máy móc, không có sự sáng tạo như thế.
– “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có…”
+ Chỉ dung nạp: chỉ chấp nhận những người nghệ sĩ chân chính, lao động hết mình và không ngừng làm mới mình
+ “đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”: đề cao khả năng tìm tòi, sáng tạo của người nghệ sĩ
=> Khẳng định và đề cao giá trị của sự sáng tạo từ người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ chân chính là một người phải lao động không ngừng, làm mới mình, tìm ra những đề tài, cách phản ánh hiện thực mới mẻ chứ không thể nào là sự dập khuôn, máy móc, lặp lại chính mình được.
d) Bình luận ý kiến
– Người nghệ sĩ chân chính không phải là người bắt chước giỏi nhất mà phải là người biết rung động thực sự, không chỉ phản ánh hiện thực như chính sự tồn tại của nó mà sự phản ánh ấy còn phải mang cả dấu ấn cá nhân của mình.
+ Ông đã ý thức sâu sắc về trách nhiệm và lương tâm của người cầm bút. Vì văn học là nhân học. Văn học không chỉ làm cho cuộc sống trở nên sống động trên trang giấy mà còn tác động mạnh mẽ tới cảm xúc, nhân cách đạo đức của con người.
+ Sự lặp lại, dập khuôn trong văn chương không phải là điều khó bắt gặp: những niêm luật nghiêm ngặt trong các thể thơ cổ, bút pháp ước lệ tượng trưng của văn học trung đại; sự dập khuôn của hình tượng chiến sĩ anh hùng trong văn học thời chiến…
+ Cẩu thả, qua quýt trong nghề văn chính là sự đê tiện, bất lương và giết chết sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Và người nghệ sĩ chân chính thì không ai làm điều ấy cả. Hộ trong tác phẩm Đời thừa đã dằn vặt, day dứt, tự phỉ nhổ bản thân khi đọc lại chính những tác phẩm mà mình viết, được đăng lên báo trước đây vì sự cẩu thả, hời hợt của mình khi mà người ta đọc xong sẽ quên ngay vì nó giống như bất kì bài báo, bài viết nào.
– Người nghệ sĩ chân chính cần phải lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc và sáng tạo không ngừng để không lặp lại người khác, cũng không lặp lại chính mình. + Quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc sẽ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn cá nhân và cá tính của người nghệ sĩ trong từng trang giấy.
- Truyện Kiều của Nguyễn Du dù được viết dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân song sự sáng tạo của Nguyễn Du là không thể phủ nhận. Và chính sự sáng tạo ấy đã biến Truyện Kiều thành kiệt tác của dân tộc, biến Nguyễn Du thành đại thi hào dân tộc với con mắt trông thấy sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời
- Truyện Đời thừa, nhân vật Hộ đã trách móc, dằn vặt bản thân vì hắn muốn mang lại điều gì lớn lao, mới lạ cho văn chương nhưng hắn chưa thể làm được. Vì thế mà hắn thấy mình là kẻ vô ích, là người thừa.
- Trong bài thơ Vân chữ, Lê Đạt đã khẳng định:
“Mỗi công dân đều có một dạng vân tay
Mỗi người nghệ sĩ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ
Không trộn lẫn”
+ Nói sáng tạo nhưng không có nghĩa đó là sự bịa đặt, dựng chuyện mà sự sáng tạo ấy phải là kết quả của quá trình tìm tòi, học hỏi, đào sâu, suy nghĩ và nghiền ngẫm về cuộc đời, về con người.
Kết bài: Khẳng định lại tính đúng đắn trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.
Tham khảo thêm: Thuyết minh về tác giả Nam Cao
-/-
Bài 7 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Ôn tập phần văn học (kì 1) trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!