Mẫu bài dự thi cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô mới nhất kèm đáp

Đại sứ Văn hóa đọc là cuộc thi thể hiện tình yêu dành cho sách, giúp khơi dậy và lan tỏa đam mê đọc sách của các em học sinh, sinh viên trên toàn quốc. Dưới đây là mẫu bài dự thi cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô 2023 kèm đáp án chi tiết được 9mobi biên soạn, các em học sinh có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong cuộc thi sắp tới. Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2021 đề 1, 2, 3 Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Sư phạm Hà Nội 2022 mới nhất Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Thương Mại 2022 mới nhất Nếu được chọn trở thành Đại sứ văn hóa đọc, em sẽ có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn? Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Tài chính Kế toán 2022 mới nhất

Theo thông tin từ ban tổ chức, đối tượng tham gia cuộc thi đại sứ văn hóa đọc là các em học sinh và sinh viên trên toàn quốc. Mỗi đề có 2 câu hỏi, yêu cầu thí sinh chia sẻ về một cuốn sách yêu thích; một sáng tác/tác phẩm (câu chuyện hoặc một bài thơ); viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà bản thân đã đọc. Một số mẫu bài dự thi cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô 2022 đạt giải cao, chọn lọc cho các đề 1, 2, 3 sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.

mau bai du thi cuoc thi dai su van hoa doc thu do 2022 2023 kem dap an

Bài dự thi đại sứ văn hóa đọc thành phố Hà Nội hay, cập nhật mới nhất

I. Mẫu bài dự thi cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô cho học sinh

1. Đề 1

Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2022 đề 1:

Câu 1: Chia sẻ cảm nhận về một cuốn sách anh (chị) được đọc đã truyền cảm hứng, nâng cao nhận thức, hướng anh (chị) tới lối sống tích cực, trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Gợi ý làm bài:

Cảm nhận về cuốn sách Cây chuối non đi giày xanh

Tôi đã từng nghe nói ở đâu rằng “sách là thế giới”. Quả thật đúng như vậy, sách là thế giới thu nhỏ, cho phép ta trải nghiệm, cảm nhận rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Qua những câu chuyện đầy xúc động mỗi người lại tự rút ra những bài học cho riêng mình. Đối với tôi cuốn sách gối đầu giường, cuốn sách tôi yêu thích nhất chính là “Cây chuối non đi giày xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Câu chuyện được bắt đầu thật tự nhiên hợp lý. Nhân vật Đăng cũng là nhân vật chính trong tác phẩm nhận được lời đề nghị của người bạn: “Mày viết cho tao một bài về những kỉ niệm lúc mày còn ở đây… Mày viết thật thơ mộng vào. Như viết tiểu thuyết càng tốt”. Nhận lời đề nghị của người bạn, Đăng đã bắt tay vào viết, đó cũng là lúc biết bao kỉ niệm xưa cũ, trong trẻo, hồn nhiên của tuổi thơ ùa về: tình bạn, tình yêu, tình cảm thầy trò. Những kỉ niệm ấy thật đẹp đẽ, mơ mộng và đáng trân trọng biết bao.

Trong cuốn truyện điều tôi ấn tượng nhất là hành trình tuổi thơ cũng là hành trình phát triển từ tình bạn thành tình yêu của Đăng và nhỏ Thắm. Những đứa trẻ con ngây thơ, hồn nhiên bên nhau trong suốt thuở thiếu thời: bị chết đuối hụt, chúng cùng đi học bơi, bảo vệ nhau trước những kẻ xấu, cùng nhau đi học, cùng nhau cười đùa,… và chúng ngượng ngùng, xấu hổ khi nghe thấy những lời chòng ghẹo, trêu đùa từ người khác. Nhưng trên hết đó là sự quan tâm, giúp đỡ nhau chân thành, tha thiết.

Tôi đã vô cùng ngỡ ngàng, ngạc nhiên với hành động hồn nhiên mà cũng đầy chân thành của chú tiểu Khôi, Phan… khi Thắm buộc phải lấy người mà bố mẹ mai mối. Đó còn là sự yêu thương vô bờ của mẹ Thắm dành cho đứa con của mình. Chẳng phải ai khác mà chính là bà đã dán tờ giấy ấy trước nhà với nội dung phản đối hôn nhân lạc hậu. Bà mẹ ấy thật bao dung và vĩ đại biết bao. Bà biết rằng nếu bị phát hiện chắc chắn nhỏ Thắm sẽ bị ăn đòn, bởi vậy bà tình nguyện làm việc đó để đỡ đòn roi thay cho con.

Tác phẩm còn thể hiện tình người, tình làng nghĩa xóm đầm ấm, thân thiết. Ông hớt tóc chẳng khác nào ông Ba Bị mà bố mẹ vẫn dọa mỗi lần tôi hư. Ông hay chòng ghẹo những đứa bé trong làng, miệng ông nhai trầu đỏ lòm làm tất cả những đứa trẻ trong làng phải khiếp sợ. Nhưng khi thấy Đăng và Thắm bị ngã nước, sắp chết đuối ông đã vội vàng xuống cứu. Ẩn sau con người gàn dở ấy là cả một tấm lòng nhân hậu và lương thiện biết bao. Và còn rất nhiều câu chuyện nhỏ nhặt, vô cùng đời thường trong truyện khiến người ta đọc một lần rồi chẳng thể nào quên được.

Có lẽ khi đọc cuốn sách này những đứa trẻ nông thôn sẽ như được sống lại những kí ức ngây thơ, hồn nhiên của mình. Chỉ là những câu chuyện vặt, câu chuyện nhỏ nhưng đầy chất nhân văn và thấm đẫm tình người. Truyện được viết bằng giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, thấm đẫm chất trữ tình. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, đậm chất Nam Bộ khiến người đọc cảm nhận được thân thương, gần gũi. Không chỉ vậy, Nguyễn Nhật Ánh còn tạo dựng tình huống đặc sắc, những chi tiết bất ngờ làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, lí thú hơn.

Gấp cuốn sách lại, những gì đọng lại trong lòng mỗi người không chỉ là giọng văn đằm thắm, chân thành mà còn bởi tình người sâu sắc, cảm động, bởi những suy nghĩ hồn nhiên, ngây thơ nhưng hết sức chân thành. Qua tác phẩm, không chỉ tôi mà rất nhiều bạn khác sẽ rút ra cho mình bài học riêng cho mình: bài học về tình bạn, tình cảm hàng xóm, về tình cảm gia đình,…

Cảm nhận về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

Có những câu chuyện đọc rồi sẽ quên. Nhưng cũng không ít quyển sách đã để lại ấn tượng khó phai, là tiền đề, mục đích, lí tưởng và là bệ phóng hướng con người tới những chân trời tương lai tươi mới. “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một quyển sách như vậy.

Tôi tin với bất cứ ai từng đọc tác phẩm này đều không thể quên được thế giới mông lung và đầy mơ mộng trong con mắt của cậu bé tám tuổi tinh nghịch. Nhưng thế giới ấy chẳng hề xa hoa, bí ẩn hay mĩ miều như trong những câu chuyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ mà nó chính là góc khuất thầm kín trong tâm hồn, là những kí ức chân thật nhất, là tấm gương rọi vào quá khứ phản chiếu lại biết bao kỉ niệm của một thời thơ ấu đã qua.

Nguyễn Nhật Ánh đã tặng bạn đọc một tấm vé trên chuyến tàu đặc biệt để mỗi người chúng ta có thể lật lại trang sách thời gian nhuốm màu dĩ vãng này trở về dòng sông trong trẻo của tuổi thơ và gột rửa hết những bụi bặm, những bế tắc, những phù phiếm ở thế giới người lớn. Xin đừng vội nghĩ rằng đây chỉ là tác phẩm sáo rỗng, vô vị dành cho bọn trẻ con mà đánh mất đi cơ hội tìm về chính bản thân mình, tìm về chính bản chất đơn thuần nhất của cuộc sống, cũng như tác giả đã từng khẳng định “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”. Xuyên suốt quyển sách là câu chuyện xoay quanh nhóm bạn bốn người với những “ông cụ, bà cụ non” khoác trên mình hình hài trẻ thơ gồm: nhân vật tôi (cu Mùi), con Tí sún, thằng Hải cò và Tủn – hoa khôi của xóm. Qua hành trình khôn lớn của những “bé con” đó, tôi như được chứng kiến một thước phim quay chậm lúc thì mờ ảo, nhiễu loạn nhưng có lúc hình ảnh về ngày tháng tuổi thơ lại hiện lên rõ nét, sinh động ngỡ như mới chỉ ngày hôm qua.

Những hồi ức ấy nào có phải toàn mang ánh hào quang rực rỡ, nào có phải là bản hùng ca với đầy chiến tích đáng tự hào mà với cu Mùi, nó đơn thuần chỉ là nỗi buồn không rõ nguồn gốc về cuộc sống cũ kĩ theo vòng tuần hoàn tẻ nhạt “Vẫn ánh mặt trời ấy chiếu rọi mỗi ngày. Vẫn bức màn đen đó buông xuống mỗi đêm. Trên mái nhà và trên các cành lá sau vườn, gió vẫn than thở giọng của gió. Chim vẫn hót giọng của chim. Dế ri ri giọng dế, gà quang quác giọng gà”. Và hơn hết sự nghịch ngợm, ngổ ngáo của cậu nhóc lên tám còn thể hiện rất chân thật qua những năm mài đũng quần trên ghế nhà trường với niềm vui thú đến lớp để tán gẫu, cãi cọ, cấu véo, ngủ gật hay chọn vị trí tối tăm cho ít bị kêu lên bảng trả bài. Ngay ở chương đầu tiên của quyển sách, chắc hẳn người đọc đã thoáng có chút giật mình, lắng đọng xen lẫn ngượng ngùng khi bắt gặp chính hình bóng của mình trong thời áo trắng qua nhân vật trữ tình.

Dù bạn có dám thừa nhận hay không thì ở cái tuổi ham chơi, hiếu động ấy thì việc học như một nghĩa vụ giam cầm ta trước bao nhiêu trò chơi hấp dẫn, trước bao nhiêu khung trời mới mẻ và giờ ra chơi chính là thời gian thần tiên để chú chim non sổ lồng tìm chút niềm vui ngắn ngủi. Mạch liên tưởng độc đáo đó như thể là một chiếc chìa khóa vạn năng chạm tới mọi góc khuất riêng tư nhất trong miền kí ức của tôi, kí ức về cô học sinh lớp ba luôn thơ thẩn, mơ mộng về những bài toán chia dài ngoằng thành biết bao tòa cao ốc đồ sộ mà chính tôi là vị kiến trúc sư đại tài thiết kế nên hay những dòng chữ gà bới đang múa lượn trong quyển vở tập viết với tôi lại là món mì xoắn ốc mới mẻ, ngon lành dưới bàn tay khéo léo của đầu bếp cừ khôi…

Có lẽ tôi và rất nhiều “bạn nhỏ” khác cũng đã hoặc đang đánh mất rất nhiều năm học tập quý giá, đánh mất rất nhiều kiến thức bổ ích nhưng tôi sẽ chẳng chối bỏ tuổi thơ đó, chẳng chối bỏ lỗi lầm đó vì con người không ai có thể luôn hoàn hảo, nếu ta không đủ can đảm nhìn nhận quá khứ, nhìn nhận những thiếu sót của bản thân thì ta chỉ đang tự lừa dối chính mình bởi vỏ bọc hoàn thiện giả tạo.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng đã nêu triết lý “Để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn”, thật vậy qua những lời kể chân thật về tuổi thơ đã qua, tác giả đã nhẹ nhàng gởi gắm những tư tưởng mang tính giáo dục sâu lắng, nhẹ nhàng gõ tiếng chuông vang vọng vào tiềm thức con người giúp ta khai phá nên những chân lý mới lạ. Văn phong của tác giả nửa như giễu cợt, bông đùa, nửa lại mang hơi hướng triết lý sâu sắc truyền đạt tới đông đảo bạn đọc và đôi khi là các bậc cha mẹ nói riêng.

Chắc ta không thể quên lời than phiền của cu Mùi “Người lớn thường cho phép mình làm tất cả những gì mình thích, kể cả những ý thích rất vớ vẩn và cấm trẻ con làm tất cả những gì họ không thích, và sự cấm cản của họ nhiều khi cũng vớ vẩn nốt”, đôi khi vì quá yêu thương con mà cha mẹ vô tình thái quá sự phán xét và áp đặt trẻ bởi họ luôn muốn con mình nhận lấy mọi điều tốt đẹp và tránh xa những cạm bẫy. Nhưng liệu có quá bất công khi chúng ta tước đi quyền được vấp ngã của con trẻ và ép chúng vào khuôn mẫu hoàn hảo chỉ chứa niềm vui và sự sung túc? Nghe có vẻ nghịch lý nhưng nó cũng giống như một món ăn tuy ngon đến mấy nhưng ăn hoài sẽ thành chán ngán, tầm thương ví như bước đường ta đi nếu quá bằng phẳng và trải đầy hoa hồng thì hạnh phúc cũng trở nên nhàm chán, vô vị vì đời người chỉ được một lần sống, ta chỉ một lần được trải nghiệm hết những hỉ, nộ, ái, ố, đau thương.

Có đứa bé nào tập đi mà chưa từng vấp ngã, đứa bé chưa từng nói ngọng sẽ không thể phát âm tròn vành, rõ chữ vậy nên qua tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh còn muốn gởi thông điệp đến “những người lớn” hãy để con cái được phát triển tự nhiên nhất, ta chỉ nên khuyên răn chứ đừng ngăn cấm chúng khám phá thế giới dù biết trước đó là ngõ cụt bởi ta cũng đã từng được trải nghiệm nên hãy để trẻ con vươn tới tương lai bằng chính đôi chân nhỏ bé của bản thân.

Không chỉ vậy, trong “cho tôi một vé đi tuổi thơ” làm mỗi người lớn phải thốt lên khâm phục trước sự sáng tạo, mộng mơ của bọn trẻ mà cũng chính là của ta ngày xưa. Đó là mong ước muốn “đặt tên cho thế giới”, dùng trí tưởng tượng biến cái gối thành búp bê, biến cái nón thành cuốn tập, con chó thành bàn ủi, chiếc quạt máy thành cái tivi và thằng Mùi là Thầy hiệu trưởng… Chúng không hề lố bịch, quậy phá mà bản chất của trò chơi “kì lạ” đó là ước muốn thầm kín được thay đổi thế giới xung quanh trở nên mới mẻ, tinh khôi như thể được sinh ra một lần nữa, để chúng khỏi chán ngắt với việc ăn, ngủ, đến lớp và học bài. Nhưng có lẽ trong tác phẩm người đọc thích thú nhất vẫn là cái tình cảm ngô nghê, hồn nhiên của cu Mùi với cô bạn Tủn mà thấp thoáng hiện lên lời bộc bạch rất ngây thơ.

Đọc thêm:  { H5-5.1-03] BÁO CÁO Kết quả lựa chọn sách giáo khoa lớp 2 năm

“Sau này tôi biết đó là cảm giác ghen tuông, tất nhiên là ghen tuông theo kiểu trẻ con, còn lúc đó tôi chỉ cảm thấy khó chịu”. Đó là tình yêu con nít mà có lẽ là trong sáng, thiêng liêng hơn cả vì nó không hề bị vẫn đục bởi vòng xoáy của tiền tài, danh lợi và không bị chi phối, bão hòa cảm xúc khi người lớn cố lập trình, lên kế hoạch để ép thứ cảm xúc vô hình vào khuôn khổ chặt chẽ.

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – một tác phẩm mở ra thiên đường trong trẻo, tràn ngập hoa nắng và tiếng cười giòn giã của trẻ thơ. Nguyễn Nhật Ánh đã kết nối những trang hồi ức vô tình bị lãng quên hay thậm chí là đánh mất giữa dòng đời xô bồ, tấp nập này. Ông đã mang bạn đọc từ khắp mọi nơi, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp lên chung một chuyến tàu về lại sân ga tuổi thơ để từ đó bắt đầu hành trình tìm lại chính mình, chính bản chất “nhân chi sơ tính bản thiện”. Đọc tác phẩm mà mỗi hình ảnh, mỗi hành động, lời nói của bốn nhân vật đều để lại trong tôi một sự khắc khoải, ám ảnh sâu sắc, ám ảnh về dòng chảy hờ hững của thời gian đã mang đi mất của tôi rất nhiều thứ, mang đi mất những tháng ngày rong ruổi dạo chơi khắp xóm, mang đi mất những người bạn thân thiết đã từng là tất cả với tôi và hơn hết là mang đi mất chính hình bóng tuổi thơ thậm chí là biết bao hoài bão cháy bỏng mà tôi đã từng khát khao thực hiện cũng bị lớp bụi thời gian xóa mờ, vùi lấp.

Mau bai du thi Dai su van hoa doc 2023

Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2022, câu hỏi, đáp án đề 1

Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn?

Gợi ý làm bài:

Người ta có câu “Nhà không có sách giống như thân thể không có linh hồn”. Bởi lẽ, sách không đơn giản chỉ là khối hình chữ nhật, bên trong vô vàn là chữ. Mà mỗi cuốn sách tưởng chừng như vô tri vô giác ấy lại là một linh hồn.

Đối với em sách như là một người bạn, một người thầy, hay một khoảng riêng để em nhìn nhận lại cuộc sống vốn bộn bề, tấp nập. Đọc sách đối với em như một niềm đam mê, niềm đam mê ấy như thể được cất giấu trong một góc khuất nào đó của tâm hồn em. Vậy nếu được chọn làm đại sứ văn hóa đọc, em sẽ lan tỏa tình yêu sách của mình đến với những người cùng chung niềm đam mê, hơn cả là những người không hề thích đọc sách. Em sẽ tuyên truyền cho cộng đồng thấy rằng sách góp phần hình thành nên nhân cách con người, giúp con người ta nâng cao tri thức của mình. Nhân cách con người giống như một mầm cây nhỏ và mỗi cuốn sách là một giọt nước. Đọc nhiều sách cũng giống như tiếp thêm dinh dưỡng cho mầm cây nhỏ đó phát triển xanh tốt trở thành những cây trưởng thành giúp ích cho xã hội.

Nếu là đại sứ em sẽ được tham gia các hội sách, được giao lưu với những người chung niềm đam mê. Từ đó, em có thể lan tỏa tình yêu sách, cất lên tiếng nói, truyền cảm hứng đọc sách đến cộng đồng. Với tư cách là một đại sứ, em sẽ đồng hành với dự án “Cùng đọc sách” tiên phong, tạo nên một thế hệ trẻ biết trân trọng, biết tận dụng nguồn lợi không gì thay thế đến từ những cuốn sách hay.

Qua đó em cùng những người yêu sách sẽ tìm thấy tiếng nói chung, sự đồng cảm chia sẻ với nhau về thông điệp mà mỗi cuốn sách đem lại. Làm đại sứ văn hóa đọc, em có cơ hội được trải nghiệm mình. Chẳng hạn như giao lưu giúp em tăng khả năng giao tiếp hay tăng khả năng sáng tạo, tư duy. Ngoài ra sách còn giúp ta giải trí, cảm thấy cuộc đời rất đỗi phong phú, muôn màu muôn vẻ.

Bên cạnh đó với số tiền không nhỏ được thưởng khi trở thành đại sứ, em sẽ trích ra phần lớn để mua toàn bộ sách hay, đồng thời kêu gọi mọi người ủng hộ sách. Chính tay em sẽ đem tặng số sách đó cho những trẻ em nghèo ở vùng sâu vùng xa không có tiền mua sách mà lại có niềm đam mê đọc sách như em. Qua đây, em cũng phần nào gắn kết mọi người với nhau, cùng nhau trao đi tình yêu thương, niềm đam mê đối với cộng đồng.

Với em làm đại sứ hay không không còn quan trọng nữa. Bởi lẽ, dù có vinh dự được danh hiệu đó hay không, em cũng mong mình có thể khuyến khích mọi người cùng đọc sách, lan tỏa được tình yêu sách của em đến với cộng đồng bằng những việc làm nhỏ như quyên góp sách cho thư viện trường hay ủng hộ sách cho những em nhỏ nghèo. Nhà văn H.Godefroy có câu: “Những quyển sách làm say mê ta đến tận xương tủy, chúng nói chuyện với ta, cho ta lời khuyên và liên kết với ta bởi một tình thân mật, sống động và nhịp nhàng”.

Lời kết, nếu được lựa chọn làm đại sứ văn hóa đọc em sẽ:

– Vận động người thân trong gia đình làm thẻ thư viện để đọc sách trong thời gian rảnh rỗi.

– Tìm đọc những cuốn sách hay có tại thư viện trường sau đó giới thiệu cho bạn bè cùng đọc.

– Rủ các bạn thường xuyên đến thư viện tìm sách đọc.

– Tích cực tham gia các chương trình đọc sách báo do nhà trường tổ chức như: ngày hội đọc sách, các cuộc thi kể chuyện theo sách….

– Cùng các bạn đến những nơi có nhiều sách để mua hoặc mượn về như thư viện hay các nhà sách lớn trên địa bàn.

– Tìm đọc những cuốn sách mới, những câu chuyện hay trong sách để kể lại cho bạn bè.

– Giúp cô thư viện trường giúp các bạn tìm sách đọc, giữ gìn và bảo quản sách đọc, sắp xếp lại sách sau khi đọc xong.

– Giúp cô thư viện trường trưng bày những cuốn sách mới, trang trí làm mới, làm đẹp thư viện để thu hút các bạn đến đọc sách.

Bai dat giai Dai su van hoa doc

Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc giành giải cao 2022

Hết đề 1

2. Đề 2

Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2022 đề 2:

Câu 1: Sáng tác một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ) nhằm khích lệ mọi người đọc sách (Khuyến khích thí sinh vẽ tranh minh họa).

Gợi ý làm bài:

Bài 1: Đọc Sách

Miệt mài từng chữ tới từng chương

Mỗi trang mỗi chữ mỗi tình ý

Mỗi nghĩa mỗi câu mỗi vấn vương

Đọc trước ra sau thật tỉ mỉ

Đọc trên xuống dưới chớ ương ương

Đọc xong ôm sách vào lòng xiết

Trong giấc mộng vàng gặp bạn đường

Bài 2

Đọc sách có thể không giàu, nhưng không đọc chắc nghèo

Bạn cô đơn ư, mọi cuốn sách đều sẵn sàng kết thân với bạn

Để mai đọc ư? Thứ 2,3,4,5,6,7 chủ nhật. Đâu có thứ nào gọi là thứ mai

Có một tội còn đáng trách hơn cả đốt sách, đó là không đọc chúng

Nhà có thể không có cửa sổ nhưng phải có sách

Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc cả thế giới sẽ mở ra cho bạn

Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với cả một bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua

Bài 3

Mở trang sách lòng đầy rạo rực

Núi sông, đất trời, lịch sử, văn minh

Bao tri thức gói gọn trong tim mình

Nuôi dưỡng tâm hồn rọi sáng ánh bình minh

Lúc mệt mỏi, chán chường, hay thất vọng

Lật trang sách, bạn sẽ thấy yêu đời

Lời chia sẻ, động viên nơi dòng chữ

Sẽ thấy lòng mình đầy nhẹ nhõm, an yên

Những khi vui, hứng khởi không muộn phiền

Lật trang sách, bạn thấy lòng lắng lại

Ôi! Bao mảnh đời ngoài kia đầy ngang trái

Thương cảm, xót xa nhiều hãy mạnh mẽ vượt qua.

Trang sách nhỏ nhưng lớn lao tình ý

Hãy cho sách những tình cảm yêu thương

Trân trọng sách như người thân bè bạn

Trên mọi nẻo đường, tay- cuốn sách mang theo.

Câu 2: Nếu được chọn làm Đại sứ văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn.

Gợi ý làm bài:

Có ai đó đã từng nói rằng: Đọc sách có thể không giàu, nhưng không đọc, chắc chắn nghèo! Bạn có thể giàu có về vật chất nhưng về trí tuệ và đời sống tinh thần sẽ không thể đủ đầy và rộng mở nếu bạn không đọc sách.Sách mở ra cho ta thế giới mới, mang ta đến những chân trời mới và điều quan trọng hơn hết, sách là người bạn thân thiết nhất sẽ không bao giờ bỏ ta đi.Với tôi, việc đọc sách quan trọng rất nhiều. Nếu được vinh dự chọn để trở thành một Đại sứ văn hóa đọc thì tôi sẽ có những suy nghĩ, hành động và việc làm để lan tỏa tình yêu đọc sách đến với mọi người. Tôi tin tôi làm được, và bạn cũng thế.

Tất cả mọi vấn đề đều xuất phát từ nguyên nhân cụ thể.Trước tiên, bản thân tôi sẽ tìm hiểu kĩ về nguyên nhân vì sao khiến mọi người không thích đọc sách. Có thể thấy rằng, từ xưa đến nay, việc đọc sách tại đất nước ta chưa được chú trọng nhiều.Ảnh hưởng trực tiếp đến việc đọc sách phải kể đến ngành giáo dục bởi đây là một trong những ngành ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức ngay từ khi còn nhỏ của học sinh.Hơn nữa, cha mẹ, gia đình đều không có những nhắc nhở hay định hướng cụ thể cho các em khi còn nhỏ để giáo dục các em về văn hóa đọc sách.Ngoài ra, việc các tổ chức, đoàn thể không chú trọng đẩy mạnh công tác đọc sách đã gây ra nhiều những trở ngại cho việc tiếp cận văn hóa đọc của mọi người. Và còn thêm rất nhiều những nguyên nhân khách quan khác tác động đến việc đọc sách của mọi người, nhưng có lẽ quan trọng nhất vẫn là nguyên nhân chủ quan từ chính trong suy nghĩ, nhận thức của mỗi chúng ta.Chúng ta thường có tư tưởng ỷ lại, lười nhác, đặc biệt trong việc đọc sách. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển rầm rộ như ngày nay, chúng ta có tư tưởng bất cứ thứ gì cũng được tìm kiếm trên các trang web. Thông tin tràn lan, cập nhật hàng ngày, đỡ mất thời gian và tiền bạc để đi mua sách.

Trước những thực trạng và nguyên nhân trên, bản thân tôi muốn đề xuất một số giải pháp sau:

Thứ nhất, bản thân mỗi người cần nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách.Chỉ khi nhận thức được vai trò quan trọng của việc đọc sách, bản thân chúng ta mới có động lực và ý thức được bản thân mình.

Thứ hai, cần lập ra kế hoạch cụ thể khi bạn đọc sách. Nếu bạn đọc một cuốn sách theo cách thông thường, tức là khi nào rảnh mới đọc, có nhiều khi vì quá bận rộn nên sao nhãng việc đọc sách, khiến việc đọc sách kéo dài thời gian nhiều tháng. Điều này khiến việc đọc sách không được liền mạch và đôi khi bạn sẽ phải xâu chuỗi lại những chi tiết trong cuốn sách mới có thể hình dung được đến phần mình đọc. Từ hôm nay, bạn hãy tự đặt ra cho mình những kế hoạch đọc sách theo quy củ. Thời gian nào đọc sách, đọc vào lúc mấy giờ?. Mỗi ngày đọc những cuốn sách nào? Mỗi ngày dự định đọc được bao nhiêu trang? Khi thiết lập được kế hoạch, mục tiêu đọc sách của mình, chúng ta sẽ thực hiện có trình tự và sẽ đạt được những hiệu quả nhất định.Điều này cũng khiến bạn rèn luyện thói quen tự ý thức trách nhiệm đối với bản thân.

Thứ ba, việc lựa chọn những cuốn sách thực sự cần thiết với bản thân. Điều này khá quan trọng vì khi bạn cần bổ sung tri thức nào thì bạn sẽ cảm thấy có động lực và hứng thú hơn so với việc đọc những cuốn sách vô bổ, thậm chí là không lành mạnh, không mang lại lợi ích cho bộ não của bạn. Thời điểm lựa chọn một cuốn sách thích hợp đối với bản thân mình rất quan trọng.Theo tôi, đây cũng chính là lợi ích lớn nhất mà việc đọc sách mang lại. Nếu bạn đang buồn chán, mất niềm tin vào cuộc sống, bạn được tặng một cuốn sách tiếp thêm cho bạn động lực và niềm tin, chắc chắn bạn sẽ thấy những vấn đề mình gặp phải vô cùng đơn giản và có thể giải quyết nó một cách dễ dàng. Nếu bạn đang thất tình, bạn mất niềm tin vào tình yêu, bạn tìm thấy một cuốn sách về hạnh phúc, cách tự học yêu lấy bản thân mình, bạn ắt hẳn sẽ cảm thấy cuộc đời đáng sống và còn nhiều điều đang chờ đón bạn phía trước nhiều hơn là việc ủ rũ về một mối tình dĩ vãng đã qua. Bản thân tôi cũng là người tìm được cho mình những cuốn sách hay và cần thiết trong những lúc mất niềm tin nhất. Một người bạn đã tặng tôi cuốn sách Đắc nhân tâm khi tôi mới bắt đầu sự nghiệp của mình. Cuốn sách đến với tôi đúng thời điểm và tôi tìm được trong đó nhiều ý nghĩa hơn những gì tôi nghĩ.Cuốn sách mang lại cho tôi nhiều điều bổ ích và nhờ nó, tôi đã khởi nghiệp thành công.Vậy mới thấy được, việc đọc một cuốn sách đôi khi có thể làm thay đổi cả suy nghĩ, tình cảm và thậm chí là cả cuộc đời bạn.

Đọc thêm:  2 Đề đọc hiểu Hội Tây (Nguyễn Khuyến) có đáp án chi tiết

Thứ tư, tôi nghĩ chúng ta nên tạo ra một không gian đọc sách thoải mái.Bạn sẽ không thể ngồi trong một phòng ồn ào với tiếng cười nói để “nghiền” một cuốn sách được. Hay bạn cũng không thể đọc chúng trong những không gian tối tăm, ẩm thấp hay gò bó… Điều mà bạn cần làm là hãy tạo ra một không gian riêng cho việc đọc sách của mình thêm thoải mái và tự do tư tưởng. Hãy tìm một căn phòng tĩnh mịch, một chiếc ghế tựa và thả mình với những trang sách đầy suy tư.

Thứ năm, tôi khuyên bạn hãy thường xuyên đến thư viện. Việc đến thư viện sẽ giúp cho bạn có những lựa chọn nhất định cho những dự định đọc sách của mình. Tại nơi đây, bạn cũng sẽ có một không gian thoải mái để đọc sách hay có thể trao đổi tri thức từ những gì mình đọc được với bạn bè, mọi người xung quanh. Việc trao đổi tri thức đôi khi cũng khiến thế giới tri thức của chúng ta thêm rộng mở.

Tiếp theo, tôi khuyên bạn nếu có thời gian hãy tham gia vào những câu lạc bộ sách. Đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên hiện nay, mỗi trường học đều có một câu lạc bộ sách. Đây là nơi các bạn có thể trao đổi sách với nhau, mượn trả hay bình phẩm về một cuốn sách. Điều này giúp bạn có thêm nhiều tri thức hơn và đồng thời cũng có những nhận thức mới về những cuốn sách mình dự định sẽ đọc.

Tôi cũng khuyên bạn nên tham gia vào các sự kiện hội sách. Tại những địa điểm nhất định sẽ có những hội sách để mọi người có thể mua bán, đổi trả, trao đổi sách cũ, mới với nhau. Điều này vừa giúp bạn có thêm những lựa chọn về những quyển sách trong tủ của mình vừa tiết kiệm được một khoản tiền nho nhỏ khi mua sách cũ.

Việc đọc sách sẽ được ý nghĩa hơn nếu bạn lan tỏa văn hóa đọc sách đến với mọi người. Là một người trẻ tuổi, hãy mang niềm đam mê và nhiệt huyết của mình để lan tỏa điều ấy đến với mọi người xung quanh. Khi ấy, việc đọc sách của bạn còn có ý nghĩa vô cùng lớn lao vì nó đã được lan tỏa đến với mọi người. Bạn đọc sách, tôi đọc sách và mọi người cùng đọc sách.

Bản thân tôi đã, đang và sẽ thực hiện những kế hoạch và phương pháp trên cho việc đọc sách của mình thêm hiệu quả hơn. Tôi hi vọng bạn sẽ giúp tôi lan tỏa những cuốn sách hay, những cách đọc sách hiệu quả đến với mọi người để văn hóa đọc sách trở nên phổ biến đối với mọi người. Hãy thử tưởng tượng, một ngày bạn ra công viên, những nơi công cộng, thay vì những chiếc điện thoại trên tay, mọi người đang cầm những cuốn sách. Hãy tưởng tượng trong khuôn viên trường, các bạn học sinh sinh viên ngồi trao đổi ý nghĩa của những cuốn sách mình đọc được thay vì túm tụm lại để bàn về một chiếc váy mới mua hay một trào lưu nào đó mới mẻ của giới trẻ. Hãy thử tưởng tượng trong những ngôi nhà, sau giờ ăn cơm, cha mẹ sẽ ngồi lại và đọc cho con nghe một cuốn truyện, một cuốn sách hay về cuộc sống thay vì những chương trình giải trí trên truyền hình. Thật sự tuyệt vời biết bao…Người ta thường nói sách vừa là một người bạn, vừa là một người thầy. Cả thế giới đang nằm trong tầm tay bạn, thực hiện được hay không là do bạn…Hãy thay đổi nhận thức ngay từ hôm nay để bước đến với những thế giới tri thức ý nghĩa của nhân loại. Tôi làm được, và bạn cũng thế!

Hết đề 2

3. Đề 3

Đại sứ văn hóa đọc 2022 đề 3:

Câu 1: Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc, khuyến khích thí sinh vẽ tranh minh họa hoặc có lời song ngữ tiếng Anh.

Gợi ý làm bài:

Câu chuyện cô bé bán diêm

Thế là vào đêm giao thừa, cô bé bán diêm đã cùng bà “bay lên trời với Thượng đế”. Từ đây, em sẽ có một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, không phải lo lắng gì nữa. Nhưng, có thật là em sẽ vui vẻ suốt cả ngày không, có thật là em sẽ hoàn toàn vô tư sống trên thiên đường?

Bà dắt tay cô bé bán diêm về trời. Em đã gặp được biết bao là thiên thần bé xíu, xinh xinh, mỗi thiên thần có một đôi cánh trắng toát, mượt mà đằng sau lưng. Trên tay họ là những chiếc kèn để thổi chào mừng em. Cô bé rất háo hức. Vừa đi, em vừa nhảy chân sáo. Có lẽ lâu lắm rồi, em mới được thực sự là một đứa trẻ như bây giờ. Cổng thiên đường rộng lớn, sáng lên một màu vàng lấp lánh. Nó mở ra một vùng đất rộng mênh mông, tươi đẹp, có biết bao nhiêu là hoa. Cô bé đứng sững lại. Chưa bao giờ em thấy nơi nào tràn ngập màu sắc như thế này. Nước mắt chảy dài trên khuôn mặt em, vì quá hạnh phúc, vì xúc động. Em tiến vào trong thiên đường. Ở đây có rất nhiều người, họ vui vẻ, thân thiện. Bỗng, em thấy một bóng hình quen thuộc, rất quen thuộc, gần gũi với em. Em reo lên thật to:

– Mẹ! Mẹ! Mẹ ơi!

Rồi em chạy đến ôm chầm lấy mẹ. Hai mẹ con cùng khóc nức nở. Hôm nay là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời em. Vừa có bà, vừa có mẹ, em sẽ mãi được chở che, bao bọc. Niềm vui ấy đã theo cô bé bán diêm suốt cả ngày. Cô bé cứ luôn nghĩ “mình đã có một mái ấm gia đình ấm áp, đầy đủ, tràn ngập yêu thương”. Đầy đủ? Có thật sự là đầy đủ không? Cô bé chợt nhớ đến bố: “Không biết khi không thấy mình, bố có lo lắng không, có đau khổ không, rồi bố sẽ sống thế nào trong những ngày còn lại”. Những ý nghĩ ấy cứ quanh quẩn trong đầu óc cô bé cả đêm. Sáng hôm sau, em xin bà cho em đến gặp Thượng đế để xin bề trên cho em được nhìn thấy bố. Một tia sáng lấp lánh chiếu rọi xuống những đám mây. Em thấy thế giới mà trước kia em đã sống.

Bố em bước ra khỏi căn nhà lụp xụp với cái dáng của kẻ say rượu. Vừa đi bố vừa lẩm bẩm điều gì đó, nhưng em biết là bố đang tìm em. ” Một ngày trôi qua rồi mà bố mới nhớ đến đứa con gái của mình” – em buồn bã nghĩ. Bố đi khắp con phố mà không thấy em đâu. Có lẽ là bố đang tức giận lắm. Nhưng mà bố vẫn tiếp tục đi tìm. Bố tới những nơi gần đó. Hỏi thăm mọi người về em. Chắc lúc đầu bố tìm em chỉ để lấy tiền bán diêm thôi, nhưng bây giờ thì bố lo lắng thật. Bố chạy thật nhanh, mồ hôi chảy đẫm áo, quanh quẩn nhìn khắp nơi. Em xúc động lắm. Em chỉ muốn chạy thật nhanh xuống nói với bố hãy lên trời cùng em. Bố tìm em tới tận trưa. Rồi ông đi qua một nhà thờ. Mọi người bàn tán xôn xao lắm. Bố hỏi một người, và người đó nói rằng họ vừa tổ chức tang lễ cho một cô bé bán diêm bị chết vì rét. “Đó chính là mình” – em bần thần nghĩ. Và ở dưới kia, người bố cũng rất sững sờ. Ông cứ đứng yên một chỗ, đôi mắt nhìn vô định. Một giọt nước mắt chảy xuống. Ông hét lên một tiếng đầy đau khổ:

– Trời ơi! Con ơi! Con của bố!

Rồi ông như không thể đứng vững, ông ngã xuống con đường đầy tuyết. Bất ngờ, cô bé bán diêm hốt hoảng gọi to:

– Bố!

Cô bé lại khóc, nhưng không phải vì xúc động nữa, mà vì đau khổ. Em thấy thương bố. Liệu có phải chính em đã làm bố đau khổ? Có phải em là người có lỗi? Em day dứt, ân hận. Trong tiếng khóc, em nói với bà:

– Bà ơi… bà có thể…xin cho Thượng đế… cho bố cháu lên… thiên đường này.., không ạ?

Người bà ôm chầm lấy cô bé, lau nước mắt rồi an ủi:

– Cháu nín đi… cháu nín đi…

Cô bé được đưa vào phòng nghỉ ngơi. Em cần thời gian để trấn tĩnh.

Vài ngày sau, em thấy bố em ngồi một góc trong căn nhà, ngắm nhìn tấm ảnh duy nhất của em mà bố còn giữ. Không rượu chè nữa, bố cứ ngồi im như vậy, tay mân mê tấm hình đó. Trong nhà đã tối, giờ lại càng âm u và buồn tẻ. “Đã mấy ngày rồi mà bố cứ ngồi thế này ?” – em lo lắng. Đôi mắt bố sưng lên vì khóc nhiều. Em thấy thương bố da diết. Rồi bỗng, bố đứng dậy, tay nắm chặt. Bố phải đi xin việc và khó khăn lắm mới được nhận vào hàng bán bánh kẹo. Bố đã phải năn nỉ người ta suốt mấy ngày, và cũng vì người ta thương bố quá. Lâu sau đó, cô bé bán diêm mới lại nhìn xuống thế giới của bố. Em rất bất ngờ khi thấy bố đang làm việc tốt trong cửa hàng. Bỗng có một em bé nghèo đang ăn xin trên đường. Bố vội vã chạy ra, mang cho em bé một chiếc bánh thật ngon mà bố vừa mua được. Em bé ấy cười hiền lành, và bố cũng vậy. Ở đâu đó trên thiên đường, cô bé bán diêm cũng cười thật tươi.

Lúc ấy, cô bé bán diêm mới thực sự hạnh phúc. Cô bé có thể hoàn toàn vui vẻ sống bên bà và mẹ, vì cô bé tin rằng bố em cũng đang rất hạnh phúc. Nhưng có một điều mà em không biết, đó chính là dòng chữ mà em đã ghi sau tấm ảnh là điều khiến cho bố em thêm sức mạnh để sống tiếp. Em ghi gì trên đó, em cũng quên rồi nhưng bố em thì nhớ mãi: “Bố ơi, con yêu bố lắm, con tin là bố có thể luôn sống tốt trên thế giới này”.

Câu chuyện Rùa và Thỏ

Kết thúc câu chuyện Thỏ đã phải chịu thua Rùa. Bởi vì khinh thường Rùa nên Thỏ đã không nghiêm túc trong cuộc thi chạy, cuối cùng phải chịu thất bại. Và Rùa đã trở thành người chạy nhanh nhất bởi tính kiên trì, nhẫn nại của mình.

Viết tiếp câu chuyện

Mặc dù thắng thua đã rõ, nhưng Thỏ ta không chịu khuất phục và cho rằng chỉ vì quá lơ đãng ham chơi ngủ quên nên mới bị thua Rùa. Và quyết định đấu lại với Rùa vào hôm khác.

Được sự đồng ý của Rùa, vào một buổi sáng đẹp trời khi bình minh thức giấc Thỏ đã có mặt tại nơi thi đấu đứng đợi Rùa. Và trận đấu được diễn ra như đã định. Cũng như lần thi đấu trước, Rùa vẫn căm chỉ từng bước một với những bước chân nặng nhọc tiến về phía trước, trong khi đó Thỏ lao như tên bắn về đích, lần này Thỏ không hề nhởn nhơ ham chơi không khinh thường Rùa mà quyết dành chiến thắng. Cuối cùng Thỏ đã về đích và thắng được Rùa.

Sau khi thất bại Rùa đã suy nghĩ rất nhiều, nếu thi đấu với Thỏ trên cạn thì Rùa sẽ không bao giờ thắng được Thỏ nên quyết định thách đấu với Thỏ dưới nước. Rồi cuộc thi cũng diễn ra tại một hồ nước lớn trong rừng. Ban đầu khi xuất phát Thỏ cũng cố gắng chạy nhưng dưới nước không thể chạy được như ở trên cạn, càng ra xa Thỏ càng không thể chạy và bơi được. Khi ra đến đoạn nước sâu Thỏ đã đuối sức uống nhiều ngụm nước rất may là Rùa bơi ra kịp kêu Thỏ leo lên và chở Thỏ vào bờ. Thỏ đã khuất phục và chịu thua.

Thỏ và Rùa bắt tay nhau co rằng mỗi người đều có một thế mạnh riêng không ai được khinh ai cả. Từ đó về sau Thỏ và Rùa tiếp tục là đôi bạn thân trong rừng thương yêu giúp đỡ nhau không còn tranh thắng thua với nhau nữa.

Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn.

Gợi ý làm bài:

Đọc sách không phải chỉ để giết thời gian, mà đọc sách là để nâng cao nhận thức, tích lũy vốn văn học, qua sách vở tìm được những câu văn hay, những ý thơ đẹp. Không ít người luôn ghi chép những câu văn, bài thơ vào cuốn sổ, mở mang thêm kiến thức đa chiều

Nhà Văn Lỗ Tấn đã từng nói: Muốn viết một chữ trong bụng phải có một tấn chữ, muốn nói một từ, trong đầu phải có một ngàn từ.

Trong đọc sách sẽ tạo cho người ta một thói quen, rèn luyện cho đôi mắt thêm tinh, nhanh. Người ham đọc sách sẽ rút ra được phương pháp đọc, đọc bằng mắt để rà nhanh, phát hiện những ý hay mình cần tìm. Đọc bằng miệng vừa huy động tổng hợp mắt nhìn, miệng đọc, tai nghe và não ghi vào bộ nhớ, tạo sự nhớ lâu, hiểu sâu ý nghĩa của nó.

Lênin đã dạy rằng: “Không có sách, không có tri thức/Không có tri thức, không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Đọc thêm:  Đặc trưng là gì? - Luật Hoàng Phi

Nhà nghiên cứu Nguyễn Trung cho rằng: “Đọc sách là con đường ngắn nhất đi tới hiểu biết cuộc sống đang ngày càng mở rộng với vận tốc ngày càng nhanh. Đọc sách sẽ giúp mình được rảnh rỗi hơn nhiều trong công việc, bình tĩnh hơn nhiều trong cuộc đời. Càng nhiều tuổi, tôi càng thấm thía: càng bận bịu, bức xúc bao nhiêu, thì càng phải cố tìm chọn sách mà đọc bấy nhiêu”.

Vậy mà ngày nay xem ra văn hóa đọc đang bị giới trẻ lãng quên. Cội nguồn lịch sử và cả những gương người tốt, việc tốt ít đến với bạn đọc trẻ… Những điều đó đang làm cho sinh hoạt văn hóa kém phần hấp dẫn, đạo đức xã hội xuống cấp.

Với tinh thần đề cao tầm quan trọng của sách báo và tri thức trong đời sống, cá nhân em mong muốn sự kiện ngày đọc sách thế giới ở Việt Nam đang trở thành một nét sinh hoạt văn hoá, văn minh của những người yêu mến sách báo cần được duy trì và quảng bá rộng hơn trong xã hội và rất cần sự hỗ trợ, quan tâm hơn nữa của các cơ quan chức năng để Văn hóa đọc luôn là nhu cầu không thể thiếu của những công dân văn minh trong thời đại ngày nay.

Hết đề 3

II. Mẫu bài dự thi cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô cho sinh viên

1. Đề 1

Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà anh (chị) yêu thích, một cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của anh (chị).

Gợi ý làm bài:

Có những điều tưởng chừng giản dị trong cuộc sống con người, tuy nhiên mấy ai lại quan tâm, để ý đến. Có những ước mơ mới nhìn qua cảm thấy rất bình thường, nhưng có những người khao khát mãi cũng không với lấy được nó. Vì vậy, chúng ta hãy luôn trân trọng những điều bình dị nhất ngay xung quanh chúng ta và hãy làm những việc có thể làm khi ta còn sống. Cách nhìn cuộc sống của tôi đã thay đổi như thế từ khi tôi đọc cuốn sách này, tôi càng thêm trân trọng cuộc sống cũng như đồng cảm và yêu quý,nâng niu cuốn sách” bảo bối” của tôi, đấy là cuốn sách: “Một lít nước mắt”.

Cuốn sách “một lít nước mắt” quả là một câu chuyện cảm động, sâu lắng, dựa trên nhân vật có thật là cô bé Aya người Nhật Bản mắc phải căn bệnh nan y thoái hóa tiểu não khi mới vừa tròn mười lăm tuổi nhưng có một nghị lực phi thường. Nhan đề cuốn sách thật giàu hình ảnh và ý nghĩa nhưng phải chăng là một cách nói thậm xưng, nói quá. Không đâu, bởi khi đọc xong cuốn sách này, tôi lại nghĩ, một lít nước mắt thì vẫn chưa đủ, vẫn còn quá ít bởi lẽ câu chuyện này đã làm cảm động, rung cảm đến hàng triệu trái tim người đọc, khiến hàng triệu giọt nước mắt rơi, muôn đời chưa ráo. Cuốn sách được xuất bản dựa trên nhật kí của Aya với câu chuyện mười năm chống chọi với cái chết thật phi thường và ở tuổi hai mươi lăm, cái tuổi đẹp nhất đời người, cô đã gác bút nghìn thu, gác mọi ước mơ, hoài niệm, hi vọng về một tươi lai tốt đẹp.

Cô gái xinh đẹp ấy đã ra đi vì cơn bạo bệnh khi tuổi đời còn quá ngắn ngủi hai mươi lăm năm với những dự định cuộc sống còn nhiều dang dở. Và ước mơ lớn nhất của cô ngay lúc này đó là:” Liệu con có thể kết hôn được không?”. Cô luôn khao khát về tình yêu và hạnh phúc. Cô cần một hạnh phúc giống như bao người, thật sự rất cần… Ước mơ chưa thể thực hiện mà đã ra đi, một ước mơ, một niềm khát khao cháy bỏng làm nhức nhối tâm can người đọc.

“Con người ta ai cũng mang nặng những ưu phiền

Hễ nhớ về quá khứ là nước mắt tuôn rơi

Còn hiện thực quá phũ phàng và tàn nhẫn

Mơ ước nhỏ nhoi không cách nào thực hiện

Nghĩ đến tương lai lại sụt sùi nước mắt”.

Cuốn sách này chỉ có thể tái hiện được một phần nào đó nỗi đau của cô nhưng nó đã làm tôi xót xa khôn xiết. Khi bị bệnh, cô ăn uống khó khăn, tay chân không thể cử động như những người bình thường, tình yêu đến với cô rồi cũng xa cô khi biết cô bị bệnh, bạn bè ai cũng xa lánh vì sợ bị làm phiền, khi cận kề cái chết, mặt cô trở nên xấu xí, biến dạng. Nhưng nghị lực sống phi thường không để cô có thể gục ngã mà buộc cô phải tiếp tục sống. Bởi trong tận cùng của sự phũ phàng, tuyệt vọng, cô vẫn còn có cha mẹ yêu thương bằng cả tấm lòng, có cả Asou – một người bạn thân luôn bên cạnh cô, động viên, an ủi, khóc cùng cô những lúc khó khăn nhất. Cũng chính tình yêu thương đó đã tiếp thêm nghị lực để cô có thể tiếp tục sống thêm mười năm nữa.

Các bạn biết không, cách nhìn nhận cuộc sống của Aya rất khác biệt. Bên cạnh nghị lực phi thường, cô còn có cảm nhận khá sâu sắc về cuộc sống bên ngoài:” Mình muốn trở thành không khí”. Cô ấy ước ao mình có cuộc sống nhẹ nhàng êm dịu như bao người và muốn cho mọi người biết đến sự tồn tại của mình trên cuộc đời này. Có lẽ căn bệnh nghiệt ngã này đã khiến cho cô có cái nhìn sâu sắc hơn với thế giới, với những gì đang diễn ra xung quanh cô, tuy đơn sơ nhưng gần gũi, cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Và chính lúc này đây, cô đã cảm nhận được tình cảm gia đình dành cho mình, thiêng liêng và cao cả biết nhường nào. “Ở nơi đó, có lẽ tôi sẽ không còn nước mắt nữa”, ở thế giới hiện tại cô đã khóc thật nhiều nhưng tâm hồn vẫn luôn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, cô ước mong thi đậu vào trường Đại học nổi tiếng ở Nhật Bản. Nhưng có lẽ mong ước ấy mãi mãi không thể thực hiện được, cô giờ đã đi đến một thế giới khác, một thế giới không còn nước mắt nữa. Trước khi chết, cô đã có một ước nguyện:” con muốn mình được nằm giữa một rừng hoa, ba..mẹ..đừng quên con nhé”. Đúng như vậy, vào cái ngày cô ra đi, tất cả mọi người biết được câu chuyện nhật kí của cô, đều xúc động, thương tiếc đến chia buồn. Trên tay mỗi người đều cầm một bó hoa tạo thành một rừng hoa xung quanh cô Aya đầy nghị lực phi thường. Đóa hoa hướng dương mà cô đã viết trong những năm tháng cuối đời:” Con biết cha mẹ luôn cầu mong một điều kì diệu sẽ đến với con.

Nhưng nếu điều kì diệu không xảy ra, mong cha mẹ cũng đừng đau buồn..” Và một câu nói mãi làm nghẹn ngào tâm hồn người đọc:” Tại sao lại là con chứ ?” Có ai đọc những dòng chữ này mà không đau lòng? Phải chăng tất cả là do số phận như Nguyễn Du từng nói:

“Ngẫm hay muôn sự tại trời

Trời kia đã bắt thì người phải theo

Bắt phong trần, phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao”.

Đây là một cuốn sách đáng để chúng ta đọc và ngẫm nghĩ, tái hiện một câu chuyện thấm đẫm tính nhân văn và nghị lực phi thường. Đọc ” Một lít nước mắt ” để ta thêm trân trọng từng giây, từng phút trong cuộc đời này. Cuộc sống của tôi diễn ra vẫn bình thường như bao ngày, tôi vẫn cảm nhận được ánh nắng mặt trời, cát, gió, không khí. Nhưng chỉ khác là từ khi tôi đọc cuốn sách ấy, tôi càng thêm trân trọng những điều giản dị ấy mà trước đây tôi chẳng để ý đến. Và tôi cảm ơn cuốn sách yêu dấu này đã giúp tôi nhận ra và thêm trân trọng những khoảnh khắc đẹp trong cuộc đời khi còn có thể.

Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn?

Gợi ý làm bài:

Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, em sẽ:

– Vận động người thân trong gia đình làm thẻ thư viện mượn sách đọc trong thời gian nhàn rỗi.

– Tìm đọc những cuốn sách hay có tại thư viện trường sau đó giới thiệu cho bạn bè cùng đọc.

– Rủ các bạn thường xuyên đến thư viện tìm sách đọc.

– Tích cực tham gia các hoạt động đọc sách báo do nhà trường tổ chức như ngày hội đọc sách, cuộc thi kể chuyện theo sách.

– Cùng các bạn thường xuyên đến nơi nhiều sách để mua hay mượn về đọc như đến thư viện trường, các nhà sách trên địa bàn.

– Giúp cô thư viện trường hướng dẫn các bạn tìm sách đọc, giữ gìn bảo quản sách và sắp xếp lại sách ở thư viện trường.

– Tìm đọc những cuốn sách mới, những câu chuyện hay trong sách để kể lại cho các bạn.

– Tạo ra những tủ sách tri thức bằng cách tận dụng những sách cũ, có thể cũ với người này nhưng lại mới với người khác để mọi người dễ dàng tiếp cận với nhiều loại sách hơn.

Hết đề 1

2. Đề 2

Câu 1: Anh (chị) hãy sáng tác một tác phẩm văn học (truyện ngắn, thơ, kịch) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (tranh vẽ) nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, nuôi dưỡng tâm hồn giàu tính nhân văn, từ đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc.

Gợi ý làm bài:

Làn gió nhẹ lướt qua khung cửa nhỏ

Đưa hương hoa thoảng nhẹ tới bên em

Gió trầm ngâm đứng ngắm nhìn cô bé

Thảnh thơi đọc sách bên bàn nhỏ xinh xinh

Gió phân vân, suy nghĩ hoài không biết

Sách có gì mà thấy bé ưu tư?

Bé trả lời: Cuộc đời người bạn nhỏ

Đôi lúc buồn cũng lắm lúc đau thương

Một hồi lâu, bé mỉm cười mãn nguyện

Gió vui vời, bèn hỏi bé làm sao:

Sách có gì mà nhìn em vui thế?

Bé trả lời: Sách đầy ắp những yêu thương

Gió biết không? Những cuốn sách này nhé!

Chứa vạn điều mới mẻ và mê say

Mỗi trang sách dạy ta sống mỗi ngày

Cho đi rồi sẽ nhận lại tình yêu.

Gió thích thú với bao lời bé kể

Đọc sách hay vào những lúc thảnh thơi

Có gió mát, bé thơ cùng trang sách nhỏ

Và chúng mình du ngoạn khắp nhân gian

Câu 2: Anh (chị) hãy viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng? (Nêu rõ được mục đích, tính sáng tạo mới mẻ, các kết quả, tác động (đã đạt được hoặc dự kiến đạt được) và khả năng ứng dụng, triển vọng nhân rộng sáng kiến trong cộng đồng).

Gợi ý làm bài:

Phương pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng:

Phương pháp 1:

– Tổ chức một nhóm nhỏ mọi người có thể đóng góp sách vở của mình cho mọi người có thể đọc được nhiều thể loại.

– Tổ chức các cuộc thi đọc sách, đọc hiểu kiến thức.

– Tuyên truyền với mọi người về lợi ích của sách.

– Thường xuyên cùng bạn bè đến thư viện.

Phương pháp 2:

– Hãy tổ chức một cuộc thi đọc sách với luật là : ai đọc sách và hiểu sách nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc.

– Tổ chức cuộc thi nhỏ với đề bài:”hãy thuyết trình về cuốn sách yêu quý của bạn” và thuyết trình cảm nhận của mình về cuốn sách yêu quý của minh.

– Mở các sự kiện trao đổi sách

– Tham gia các câu lạc bộ đọc sách

– Lập kế hoạch cho những cuốn sách mà chúng ta sẽ đọc

Một số mẹo giúp đọc được nhiều sách hơn:

– Mang sách theo bên mình mọi lúc mọi nơi để tranh thủ những lúc có thời gian rảnh rỗi đọc sách nhiều hơn. Đặc biệt là sách điện tử.

– Hãy tạo một danh sách các đầu sách bạn dự định sẽ đọc.

– Hãy đọc nhiều loại sách khác nhau. Việc này giúp giữ cho tâm trí và suy nghĩ của bạn luôn tươi mới.

– Chia sẻ những gì bạn đã đọc được. Việc chia sẻ những điều bổ ích mình đã đọc được là một biện pháp rất hữu hiệu để mọi người có thể biết thêm nhiều cuốn sách hay và bổ ích khác.

– Nghe sách nói. Điều này có thể chưa hợp lý đối với văn hóa đọc tuy nhiên nó cũng giúp bạn nắm được rất nhiều nội dung mới của những cuốn sách hay khi bạn đang di chuyển.

– Luôn tìm kiếm những quyển sách hay, nếu bắt gặp lướt qua ở đâu hãy chụp ảnh hoặc note lại và sau đó hãy kiếm tìm chúng.

– Hãy ưu tiên việc đọc sách. Một ngày chỉ có 24 giờ, hãy ưu tiên cho việc đọc sách thay vì lướt facebook hay xem Netflix.

– Hãy lập thời gian biểu cho việc đọc sách, điều này sẽ giúp chúng ta tạo ra thói quen đọc sách mỗi ngày.

Hết

https://9mobi.vn/bai-du-thi-cuoc-thi-dai-su-van-hoa-doc-thu-do-31971n.aspx Với hình thức dự thi đa dạng, các em học sinh có thể tham gia cuộc thi đại sứ văn hóa đọc thủ đô bằng cách viết hoặc quay clip. Trên đây là các mẫu đề thi đại sứ văn hóa đọc 2023 cùng với gợi ý bài làm chi tiết, hy vọng sẽ giúp các bạn học sinh tham dự cuộc thi nắm bắt ý tưởng dễ dàng hơn. Ngoài ra, các em cũng có thể tham khảo các mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2021 đề 1, 2, 3 để có thêm nhiều gợi ý về cách lập dàn ý và triển khai nội dung bài viết của cá nhân.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button