Bài dự thi Người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn (8 mẫu) Đáp án cuộc thi
Bài dự thi Người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn gồm 8 mẫu, giúp các em tham khảo để có thêm nhiều ý tưởng mới viết bài dự thi “Người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn” do Hội đồng Đội Trung ương, Quỹ Học bổng Vừ A Dính tổ chức.
Với 8 mẫu bài dự thi Người anh hùng tuổi nhỏ chí lớn các em dễ dàng viết về anh hùng Vừ A Dính, Lý Tự Trọng, Lê Văn Tám, Kim Đồng… Chi tiết mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của chinese.com.vn/giao-duc để có thêm nhiều ý tưởng mới:
Bài dự thi Người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn – Mẫu 1
Câu 1. Em hãy kể tên những người “Anh hùng tuổi nhỏ chí lớn” trong lịch sử đất nước mà em biết.
Bạn Đang Xem: Bài dự thi Người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn (8 mẫu) Đáp án cuộc thi tìm hiểu về anh hùng liệt sỹ Vừ A Dính
Trả lời:
– Anh hùng Nông Văn Dền (tức Kim Đồng, 1929 – 1943) là người dân tộc Tày, quê ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
– Anh hùng Vừ A Dính (1934-1949) sinh ra trong gia đình người Mông ở tỉnh Lai Châu.
– Anh hùng Võ Thị Sáu (1933-1952) sinh ra trong gia đình nghèo ở tỉnh Bà Rịa.
– Anh hùng Dương Văn Mạnh (1930 – 1944) là người dân tộc Kinh, quê ở ấp Tây, xã Long Phước, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Anh hùng Dương Văn Nội (1932 – 1947) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
– Anh hùng Hoàng Văn Thọ (1932 – 1947) là người dân tộc Tày, quê ở xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
– Anh hùng Nguyễn Minh Trung (1934 – 1949) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
– Anh hùng Lý Văn Mưu (1934 – 1950) là người dân tộc Tày, quê ở xã Độc Lập, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
– Anh hùng Nguyễn Đăng Lành (1935 – 1949) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Nam Hưng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
– Anh hùng Phạm Ngọc Đa (1938 – 1953) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Bạch Đằng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.
– Anh hùng Lưu Quý An (1940 – 1953) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.
– Anh hùng Trần Văn Chẩm (1947 – 1962) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, Sài Gòn.
– Anh hùng Trần Hoàng Na (1949 – 1962) là người dân tộc Kinh, quê ở xã An Bình, thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ.
– Anh hùng Phạm Thị Đào (1954 – 1970) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
– Anh hùng Phạm Văn Ngũ (1954 – 1970) là người dân tộc Kinh, quê ở xã An Thạnh, huyện Bến Lức tỉnh Long An.
– Anh hùng Hồ Văn Nhánh (1955 – 1968) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
– Anh hùng Nguyễn Văn Đức (1956 – 1971) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
– Anh hùng Nguyễn Văn Kiến (1958 – 1971) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
Câu 2. Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi anh hùng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ lịch sử nào của nước ta?
Trả lời: Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi anh hùng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Câu 3. Anh hùng Liệt sĩ thiếu niên Vừ A Dính sinh ra và lớn lên ở địa phương nào ở vùng Tây Bắc nước ta?
Trả lời: Anh hùng Lực lượng vũ trang Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12-9-1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên).
Câu 4. Anh Vừ A Dính hy sinh anh dũng vào ngày tháng năm nào? Em hãy kể tên những cuốn sách, những bài hát về anh Vừ A Dính mà em biết.
Trả lời: Anh hùng Lực lượng vũ trang Vừ A Dính hy sinh anh dũng vào ngày 15-6-1949.
– Sách: Vừ A Dính, tác giả Tô Hoài, NXB Kim Đồng (2006).
– Bài hát: Vừ A Dính sáng tác Hồng Tuyến; Vừ A Dính bất tử.
Câu 5. Quỹ Học bổng mang tên Anh hùng Liệt sĩ thiếu niên Vừ A Dính thành lập ngày tháng năm nào, do cơ quan nào đề xuất và làm thường trực của Quỹ? Chủ tịch Quỹ Học bổng Vừ A Dính là ai?
Trả lời: – Quỹ Học bổng Vừ A Dính được Ban Bí thư Trung ương Đoàn quyết định thành lập ngày 5-3-1999 theo sáng kiến của Báo Thiếu Niên Tiền Phong.
– Báo Thiếu Niên Tiền Phong và VTV2 là cơ quan thường trực của Quỹ.
– Quỹ Học bổng Vừ A Dính do bà Trương Mỹ Hoa-Nguyên Phó Chủ tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Chủ tịch.
Câu 6. Quỹ Học bổng Vừ A Dính cấp học bổng và giúp đỡ đối tượng học sinh, sinh viên nào?
Trả lời: Quỹ Học bổng Vừ A Dính là Quỹ dành riêng cho học sinh sinh viên dân tộc thiểu số nghèo, học giỏi, phấn đấu rèn luyện tốt trong cả nước. Quỹ Học bổng Vừ A Dính ra đời góp phần vào sự nghiệp bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực trẻ cho miền núi và dân tộc.
Câu 7. Em hãy kể tên những hoạt động nổi bật của Quỹ Học bổng Vừ A Dính từ khi thành lập đến nay?
Trả lời: Quỹ Học bổng Vừ A Dính được các cơ quan Văn phòng Quốc hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ Ban dân tộc, Đài Truyền hình Việt Nam tham gia điều hành. Báo Thiếu Niên Tiền phong, Công ty sân golf Ngôi sao Chí Linh, Công ty Cáp và Vật liệu viễn thông, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Tập đoàn Tân Tạo, Petrolimex tham gia tổ chức và tài trợ chính.
Trong 19 năm qua, Quỹ học bổng Vừ A Dính đã trao tặng hơn 30.000 suất học bổng cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số học giỏi, rèn luyện tốt. Ngoài cấp phát học bổng thường niên cho các em (mỗi năm 5.000 suất), Quỹ Học bổng Vừ A Dính còn chú trọng đến Chương trình Đầu tư theo chiều sâu với sự đa dạng của nhiều mô hình đầu tư cho các em như:
Dự án Mở đường đến tương lai được Quỹ Học bổng Vừ A Dính phối hợp với Quỹ tài trợ Vinacapital nhằm hỗ trợ một phần khó khăn về kinh tế giúp các em nữ sinh có nguy cơ bỏ học có điều kiện, yên tâm đến trường.
Dự án Ươm mầm tương lai là dự án được các trường học tư thục tại Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Quỹ Học bổng Vừ A Dính tiếp nhận các em học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn nhưng biết phấn đấu vươn lên trong học tập về ăn ở, học tập tại trường.
Dự án Chắp cánh ước mơ là dự án được các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp phối hợp với Quỹ Học bổng Vừ A Dính nhận hỗ trợ kinh phí học tập hàng tháng cho các em học sinh, sinh viên đang theo học tại địa phương.
Dự án Thắp sáng tương lai là dự án được các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp phối hợp với Quỹ Học bổng Vừ A Dính xây dựng trường học, cầu, đường, công trình nước sạch cho những địa phương khó khăn về kinh tế, thiếu thốn về cơ sở vật chất và có đông đồng bào dân tộc sinh sống.
Năm 2009, Quỹ đã chính thức ban hành Giải thưởng Vừ A Dính bên cạnh học bổng Vừ A Dính. Giải thưởng Vừ A Dính là giải thưởng cao quý nhằm tôn vinh các tập thể có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp phát triển miền núi và dân tộc ; tôn vinh các tấm gương xuất sắc người dân tộc thiểu số Việt Nam trong nghiên cứu khoa học, đoạt huy chương Quốc gia và Quốc tế trên các lĩnh vực, tôn vinh những tấm gương xuất sắc lập thân, lập nghiệp và hoạt động vì cộng đồng…
Hàng năm, Quỹ phối hợp với các đơn vị truyền thông tổ chức Đêm nhạc “Con đường vinh quang” để ghi nhận sự đóng góp và tiếp nhận sự ủng hộ của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước.
Năm 2009, kỷ niệm 10 năm thành lập, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba.
Câu 8. Anh hùng Liệt sĩ thiếu niên Vừ A Dính là tấm gương tiêu biểu đại diện cho truyền thống “Tuổi nhỏ chí lớn” của thanh thiếu niên Việt Nam. Em hãy viết những cảm xúc của em về người thiếu niên dũng cảm Vừ A Dính, người đã truyền cho em cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ, hành động và ước mơ.
Trả lời: Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có cho riêng mình một người truyền cảm hứng, một người truyền cho ta những động lực và sức mạnh giúp ta vững bước hơn trên con đường học tập và con đường trở thành người công dân có ích cho xã hội. Đó có thể là những người thầy cô giáo, những nhân vật nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn hoặc cũng có thể là những người thân yêu như ông bà, bố mẹ, những người gần gũi thân thiết nhất đối với mỗi chúng ta. Còn đối với bản thân tôi, người đã truyền cho tôi cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ, hành động và ước mơ là người thiếu niên dũng cảm Vừ A Dính.
Là người dân tộc Mông và cả gia đình theo cách mạng, Vừ A Dính đã sớm giác ngộ cách mạng và có lòng căm thù giặc sâu sắc, trở thành đội viên liên lạc ưu tú, gia nhập bộ đội Việt Minh, tượng đài về sự mưu trí và người anh hùng kiên cường đã ngã xuống khi mới sang tuổi 15 trước mũi súng của giặc, dù anh có bị tra tấn tàn bạo. Lòng yêu nước và sự căm thù thực dân Pháp sâu sắc của anh đã tác động đến ước mơ của tôi. Tôi ước mơ mình sẽ trở thành một quân nhân để có thể trực tiếp góp sức mình vào công cuộc bảo vệ đất nước. Để làm được điều đó, trước tiên tôi phải học tập thật tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về Tổ quốc Việt Nam để bồi đắp thêm tình yêu nước.
Anh hùng Vừ A Dính có tinh thần học hỏi cao, trong túi áo anh lúc nào cũng có cuốn sách để tranh thủ học đọc chữ và viết chữ. Tinh thần tự học của anh khiến tôi có thêm động lực để cố gắng, không bỏ cuộc trước những bài tập khó hay những khó khăn trong học tập. Anh chính là người truyền cho tôi cảm hứng tích cực trong học tập, ước mơ, là người mà tôi vô cùng ngưỡng mộ.
Tôi tin rằng Vừ A Dính không chỉ là người truyền cảm hứng cho tôi trong suy nghĩ, hành động, ước mơ mà anh còn trở thành người truyền cảm hứng cho rất nhiều những bạn trẻ như tôi. Anh trở thành một biểu tượng đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.
Bài dự thi Người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn – Mẫu 2
Câu 1: Em hãy kể tên những người anh hùng tuổi nhỏ chí lớn trong lịch sử đất nước mà em biết.
1. Kim Đồng:
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng ,quê ở thôn Nà Mạ ,xã Trường Hà, Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng. Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên và là tổ trưởng của tổ chức Đội ta khi mới thành lập(1941)
Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo;Bố mất sớm , anh trai tham gia cách mạng . Kim Đồng sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Năm 1943 trong một lần đi liên lạc về. giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta.Kim Đồng nhanh trí nhử bọn địch nổ súng về phía mình.Nhờ tiếng súng nổ ấy các cán bộ đã tránh thoát lên rừng.Song ,Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ,bên bờ suối Lê-Nin -Hôm ấy vào ngày 15-2-1943
2. Võ Thị Sáu (1935-1952)
Võ Thị Sáu tên thật: Nguyễn Thị Sáu, ở xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Mới 12 tuổi đã tham gia cách mạng. Năm 14 tuổi chị dùng lựu đạn giết chết tên quan ba Pháp và 20 tên lính. Năm 1950 chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai tổng Tòng ác ôn tại xã nhà, lần đó chị bị bắt, sau gần 3 năm giam cầm và tra tấn ở Khám Chí Hoà, giặc Pháp đưa chị ra Côn Đảo. Chúng lén lút đem chị đi thủ tiêu, lúc giết chị tên giặc bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào chúng “ Tao chỉ biết đứng không biết quỳ”. Võ Thị Sáu hi sinh anh dũng hồi 7 giờ ngày 23.1.1952. Chị VÕ THỊ SÁU đã được nhà nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất. Anh hùng Lực lượng vũ trang ( 1993)
3. Vừ -A -Dính
Vừ -A -Dính người dân tộc H Mông, tỉnh Lai Châu. mới 13 tuổi anh tham gia liên lạc cho dân quân, bộ đội. Năm 1948 trong một trận càn, giặc Pháp đã bắt được anh trong lúc đang đi công tác, chúng khảo tra, đánh đập anh trong 3 ngày nhưng khai thác được gì; biết mình không thoát được nên anh lừa bọn giặc phải khiêng anh đi quanh suốt ngày trong rừng dụ rằng để chỉ nơi cơ quan kháng chiến. khi biết bị lừa bọn giặc đã dã man bắn chết anh.
4. Lê văn Tám
Lê văn Tám con nhà nghèo ở gần chợ Đa Kao, Sài Gòn.Hàng ngày phải đi bán lạc rang, đánh giày để kiếm sống. Với những cảnh chết chóc của đồng bào ta dưới sự dã man của giặc Pháp, Tám nảy ra ý định phá kho xăng đạn của giặc tại Thị Nghè.
Xem Thêm : 18 trò chơi Halloween 2021 độc đáo
Sau nhiều lần bán lạc rang để dò la Tám đã quen mặt với bọn lính gác; Lợi dụng lúc bọn lính lơ là, Tám giấu xăng trong người chạy như bay vào chỗ để xăng quẹt diêm bốc cháy, cả kho xăng và đạn cháy nổ rầm trời thành phố.
Lê Văn Tám đã anh dũng hy sinh để lại hình ảnh thành đồng của tổ quốc :“Em bé đuốc sống”
5. Nguyễn Bá Ngọc
Nguyễn Bá Ngọc là học sinh lớp 4B trường cấp I xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá (năm học 1964-1965).Vào những năm 1964 giặc Mỹ đổ bộ vào miền Nam và cho máy bay đánh phá miền Bắc. Một hôm (1965) tại xã Quảng Trung bị giặc ném bom dữ dội, lúc ấy người lớn đã ra đồng ruộng chỉ còn trẻ con ở nhà. Đang ở dưới hầm nhưng nghe tiếng khóc to ở nhà bên, nhào lên dìu 2 em nhỏ xuống hầm, thì bị bom bi bắn vào lưng, cứu được 2 em nhỏ rồi Ngọc lả đi, vết thương nặng Ngọc đã hy sinh vào ngày 5-4-1965 tại bệnh viện. Noi gương ấy nhiều bạn trong cả nước dũng cảm hy sinh cứu em nhỏ trong bom đạn của địch
6. Lê Hồng Phong (1902-1942)
Lê Hồng Phong sinh năm 1902 tại xã Hưng Thông ng Nguyên, Nghệ Tĩnh.
Năm 22 tuổi anh được cử sang Xiêm rồi sang Trung Quốc để liên lạc cách mạng, anh gia nhập cộng sản Đoàn và tham gia nhiều lớp đào tạo quan trọng ở Trung Quốc, Nga…và trở thành cán bộ quân sự quan trọng của cách mạng. Cuối năm 1934 anh được bầu làm uỷ viên dự khuyết của Quốc tế cộng sản. Năm 1936 anh tới Trung Quốc triệu tập hội nghị TW mở đầu thời kỳ cách mạng mặt trận dân chủ ở Việt Nam.
– Năm 1937 về Sài Gòn cùng TW lãnh đạo cách mạng.
– Năm 1938 anh bị địch bắt và bị tra tấn dã man nhưng không khai thác được gì chúng đưa anh về làng quản thúc. Năm 1939 anh bị bắt lần hai. Năm 1940 Thực dân Pháp đày anh ra Côn Đảo với án 5 năm tù, Chúng tìm mọi cách giết hại anh, dùng đủ cách tra tấn. cuối cùng chúng giam anh trong hầm tối chật hẹp và cùm kẹp suốt ngày.
Ở đó ít lâu anh mắc bệnh kiết lỵ đến cạn kiệt sức lực, và anh đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 6-9-1942
7. Nguyễn Viết Xuân
Nguyễn Viết Xuân – (sinh ở xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). 18 tuổi, anh xung phong vào bộ đội ở trung đoàn pháo cao xạ. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị chiến đấu của anh đã bắn rơi nhiều máy bay địch.Năm 1964, đơn vị anh đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ bầu trời phía Tây Quảng Bình. Buổi sáng ngày 18- 11- 1964, đơn vị anh đã đánh trả nhiều đợt tiến công điên cuồng của lũ máy bay Mỹ với tiếng hô vang “Nhằm thẳng quân thù, bắn!”.
8. Nguyễn Văn Trỗi (1940 – 1964)
Quê ở xã Thanh Quýt, Huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Năm 15 tuổi anh theo gia đình vào Sài Gòn, làm nghề thợ điện ở nhà máy đèn Chợ Quán, tham gia biệt động vũ trang thuộc Đại đội Quyết tử 65, cánh Tây Nam Sài Gòn. Anh bị bắt lúc 22 giờ đêm ngày 9-5-1964, giữa lúc đang gài mìn tại cầu Công Lý nhằm tiêu diệt phái đoàn quân sự cấp cao của Mỹ do Bộ trưởng Quốc phòng Mắc-na-ma-ra dẫn đầu, sang Sài Gòn vạch kế hoạch tăng cường và mở rộng chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Anh bị xử bắn tại vườn rau nhà lao Chí Hòa – Sài Gòn lúc 9 giờ 45 phút ngày 15-10-1964.
9. Hoàng Văn Thụ(1909-1944)
Hoàng Văn Thụ sinh ngày 04/11/1909, tộc Tày, quê xã Nhân Lý (nay là xã Hoàng Văn Thụ), huyện Văn Uyên, tỉnh Lạng Sơn .
10. Trần văn Ơn
Văn Ơn sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, năm 1940, sau khi học xong tiểu học ở thị xã Mỹ Tho, Trần Văn Ơn được lên Sài Gòn theo học tại trường Pétrus Trương Vĩnh Ký. Năm học 1947 – 1948, anh tham gia phong trào học sinh yêu nước tại trường và gia nhập Hội học sinh sinh viên Việt Nam-Nam bộ. Trần Văn Ơn đã vận động nhiều học sinh tham gia bãi khoá phản đối vua bù nhìn Bảo Đại đến trường, tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày quốc tế lao động 1-5
Anh đã tuyên truyền sách báo, tài liệu nói về chủ nghĩa Mác,và Liên Xô .Anh được phân công phát triển thêm mạng lưới cơ sở Hội học sinh Việt Nam. Sáng ngày 9-1-1950, Trần Văn Ơn đã dẫn đầu đoàn biểu tình với khẩu hiệu đòi quyền lợi cho học sinh, phản đối độc lập giả hiệu. Vào lúc 13 giờ, chính quyền Sài Gòn huy động một lực lượng lớn cảnh sát kết hợp với lính lê dương bao vây khu vực học sinh biểu tình. Một cuộc đàn áp đẫm máu diễn ra. Trần Văn Ơn đã dũng cảm đương đầu với dùi cui, che chở cho học sinh nhỏ tuổi và các nữ sinh thoát ra ngoài. Bọn địch nổ súng, Trần Văn Ơn đã anh dũng hy sinh. Anh vừa tròn 19 tuổi. Ngày 23-3-2000 Trần Văn Ơn được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
11. Lý Tự Trọng (1925-1931)
Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng quê xã Thạch Minh, Thạch Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng quê xã Thạch Minh, Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Gia đình bị giặc khủng bố phải chạy sang Thái Lan và anh sinh ra ở đó. Năm 1926, anh được sang Quảng Châu học, rồi làm việc tại cơ quan Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Năm 1929 anh được phái về Sài Gòn công tác ở cơ quan Trung ương An Nam Cộng sản Đảng. Ngày 9-2-1931, trong cuộc mít tinh kỷ niệm khởi nghĩa Yên Bái, anh bắn chết viên thanh tra cảnh sát Pháp Lơ-Grăng để bảo vệ người diễn thuyết. Anh bị bắt, bị tra tấn dã man rồi lại dụ dỗ, nhưng anh luôn luôn giữ khí tiết cách mạng. Giữa đêm một ngày cuối năm 1931 kẻ thù đưa anh lên máy chém. Trước lúc hy sinh anh còn hát vang bài Quốc tế ca. Lúc ấy anh mới 17 tuổi
12. Nguyễn Thị Minh Khai (1910-1941)
Nguyễn Thị Minh Khai (tên thật: Nguyễn Thị Vịnh) sinh năm 1910 ở xã Vĩnh Yên, thị xã Vinh, tỉnh Nghệ An. Năm 16 tuổi chị đã tham gia cách mạng. Năm 1930 chị được kết nạp Đảng, được cử sang hoạt động ở Hương Cảng. Năm 1931-1933 bị đặc vụ Quốc dân Đảng Trung Quốc bắt giam. Năm 1935 học Trường Đại học Phương Đông ở Liên Xô. Đại biểu chính thức của Đảng Cộng sản Đông Dương tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản ở Mat-cơ-va. Năm 1936 về nước làm bí thư Thành uỷ Sài Gòn và uỷ viên Xứ uỷ Nam Kỳ. (Nguyễn Thị Minh Khai là người đồng chí, người bạn đời của Lê Hồng Phong).
13. Bế Văn Đàn
Bế Văn Đàn dân tộc Tày ở xã Quang Vinh, huyện Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng. Anh vào bộ đội rất hăng hái và dũng cảm chiến đấu góp phần làm cho giặc Pháp điên đảo trong chiến dịch Đông Xuân.
Đầu năm 1954 trong trận đối đầu ác liệt với địch nhiều đồng chí đã hy sinh; Quyết trả thù cho đồng đội nhưng lúc đó tầm súng của xạ thủ Pù thấp quá, không chút ngập ngừng anh quỳ xuống lôi khẩu súng của Pù đặt lên lưng 2 tay ghì chặt súng và thét “ Bắn, bắn…trả thù cho các đồng chí”. Khẩu trung liên của Pù nhả đạn làm kẻ địch kinh hoàng.
14. Ngô Gia Tự ( 1908 – 1935)
Ngô Gia Tự sinh ngày 3-12-1908 ở làng Tam Sơn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Anh say mê đọc sách, học rộng tài cao, lại thêm biết nuôi chí lớn lo nước thương dân. Người anh ruột là Tri huyện muốn anh cố học để ra làm quan, nhưng ông kiên quyết đi theo con đường cách mạng, cứu dân, cứu nước.Từ năm 1926 anh gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, rồi được sang Trung Quốc dự lớp huấn luyện. Giữa năm 1927 anh trở về nước, công tác ở tỉnh bộ Bắc Ninh, anh gây dựng được nhiều cơ sở, tích cực hoạt động trong nông dân binh lính và bám sát phong trào công nhân
15. Hà Huy Tập (1902-1941)
Hà Huy Tập sinh 1902. quê làng Kim Nặc, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Vốn là giáo viên của trường tiểu học Vinh, từ năm 1926 ông tham gia nhóm Phục Việt (sau đổi tên là Tân Việt). Năm 1927, ông vào Nam, cùng nhiều đồng chí khác hoạt động phát triển tổ chức đảng Tân Việt. Tháng 12-1928, ông sang Quảng Châu, liên lạc với Tổng bộ Việt Minh Thanh niên cách mạng đồng chí hội, được giới thiệu sang học ở Liên Xô ở trường Đại học Phương Đông. Tại Mátxcơva với bí danh Suixkine. Đến năm 1932, ông lên đường về nước, nhưng đến Pháp thì bị bắt và bị trục xuất sang Bỉ. Ông tìm cách sang Trung Quốc. Từ 1934, ông tham gia Ban chỉ huy hải ngoại Đảng. Năm 1935, ông có chân trong Ban chấp hành trung ương tại Thượng Hải. Sau đó ông về nước tích cực hoạt động.Tháng 5-1938, ông bị bắt tại Sài Gòn rồi bị trục xuất về quê để quản thúc. Hai năm sau chúng lại đưa ông vào Sài Gòn để xử lại, tuyên án 5 năm tù. Đến ngày 25-3-1941 chúng lại tuyên án tử hình, và xử bắn tại Hóc Môn. Hà Huy Tập là một chiến sĩ Cộng sản kiên cường, lập công đầu trong công cuộc chống đế quốc
16. Mạc Thị Bưởi (1927-1951)
Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927 tại xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Trong Cách mạng tháng Tám, cô tham gia Phụ nữ Cứu quốc tại địa phương. Sau khi Pháp tái chiến Đông Dương, cô bắt đầu tham gia lực lượng du kích và là một cán bộ chính trị cơ sở, hoạt động ở địa phương, vốn nằm trong vùng kiểm soát của quân đội Pháp.
Câu 2: Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi anh hùng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ lịch sử nào của nước ta?
– Trả lời: Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi anh hùng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ lịch sử kháng chiến chống Pháp.
Câu 3: Anh hùng Liệt sĩ thiếu niên Vừ A Dính sinh ra và lớn lên ở địa phương nào ở vùng Tây Bắc nước ta?
Trả lời: Anh hùng Liệt sĩ thiếu niên Vừ A Dính sinh ngày 12 tháng 9 năm 1934 , là con của một gia đình người H`mông tại xã Phú Nhung ,huyện Tuần Giáo ,tỉnh Lai Châu ( nay là tỉnh Điện Biên ), miền Bắc Việt Nam.
Câu 4: Anh Vừ A Dính hy sinh anh dũng vào ngày tháng năm nào? Em hãy kể tên những cuốn sách, những bài hát hát về anh Vừ A Dính mà em biết.
Trả lời: Anh Vừ A Dính hy sinh anh dũng vào ngày 15/06/1949, Anh đã anh dũng hi sinh bên gốc cây đào cổ thụ ở Khe Trúc gần đồn Bản Chăn khi chưa tròn 15 tuổi.
– Sách: Vừ A Dính, tác giả Tô Hoài, NXB Kim Đồng (2006).
– Bài hát: Vừ A Dính sáng tác Hồng Tuyến; Vừ A Dính bất tử.
Câu 5: Quỹ Học bổng mang tên Anh hùng Liệt sĩ thiếu niên Vừ A Dính thành lập ngày tháng năm nào, do cơ quan nào đề xuất và làm thường trực của Quỹ? Chủ tịch Quỹ Học bổng Vừ A Dính là ai?
– Trả lời: Quỹ Học bổng Vừ A Dính được Ban Bí thư Trung ương Đoàn quyết định thành lập ngày 5-3-1999 theo sáng kiến của Báo Thiếu Niên Tiền Phong.
– Báo Thiếu Niên Tiền Phong và VTV2 là cơ quan thường trực của Quỹ.
– Quỹ Học bổng Vừ A Dính do bà Trương Mỹ Hoa – Nguyên Phó Chủ tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Chủ tịch.
Câu 6: Quỹ Học bổng Vừ A Dính cấp học bổng và giúp đỡ đối tượng học sinh, sinh viên nào.
Trả lời: Suốt 19 năm qua, Quỹ học bổng Vừ A Dính đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết của nhiều học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số trên cả nước. Quỹ Học bổng Vừ A Dính là Quỹ dành riêng cho học sinh sinh viên dân tộc thiểu số nghèo, học giỏi, phấn đấu rèn luyện tốt trong cả nước. Quỹ Học bổng Vừ A Dính ra đời góp phần vào sự nghiệp bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực trẻ cho miền núi và dân tộc.
Câu 7: Em hãy kể tên những hoạt động nổi bật của Quỹ Học bổng Vừ A Dính từ khi thành lập đến nay?
Trả lời: Quỹ Học bổng Vừ A Dính được các cơ quan Văn phòng Quốc hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ Ban dân tộc, Đài Truyền hình Việt Nam tham gia điều hành. Báo Thiếu Niên Tiền phong, Công ty sân golf Ngôi sao Chí Linh, Công ty Cáp và Vật liệu viễn thông ( SACOM), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Tập đoàn Tân Tạo, Petrolimex tham gia tổ chức và tài trợ chính.
Trong 19 năm qua, Quỹ học bổng Vừ A Dính đã trao tặng hơn 30.000 suất học bổng cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số học giỏi, rèn luyện tốt. Ngoài cấp phát học bổng thường niên cho các em (mỗi năm 5.000 suất), Quỹ Học bổng Vừ A Dính còn chú trọng đến Chương trình Đầu tư theo chiều sâu với sự đa dạng của nhiều mô hình đầu tư cho các em như:
Dự án Mở đường đến tương lai được Quỹ Học bổng Vừ A Dính phối hợp với Quỹ tài trợ Vinacapital nhằm hỗ trợ một phần khó khăn về kinh tế giúp các em nữ sinh có nguy cơ bỏ học có điều kiện, yên tâm đến trường.
Dự án Ươm mầm tương lai là dự án được các trường học tư thục tại Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Quỹ Học bổng Vừ A Dính tiếp nhận các em học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn nhưng biết phấn đấu vươn lên trong học tập về ăn ở, học tập tại trường.
Dự án Chắp cánh ước mơ là dự án được các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp phối hợp với Quỹ Học bổng Vừ A Dính nhận hỗ trợ kinh phí học tập hàng tháng cho các em học sinh, sinh viên đang theo học tại địa phương.
Dự án Thắp sáng tương lai là dự án được các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp phối hợp với Quỹ Học bổng Vừ A Dính xây dựng trường học, cầu, đường, công trình nước sạch cho những địa phương khó khăn về kinh tế, thiếu thốn về cơ sở vật chất và có đông đồng bào dân tộc sinh sống.
Câu 8: Anh hùng Liệt sĩ thiếu niên Vừ A Dính là tấm gương tiêu biểu đại diện cho truyền thống “tuổi nhỏ chí lớn” của thanh thiếu niên Việt Nam. Em hãy viết những cảm xúc của em về người thiếu niên dũng cảm Vừ A Dính, người đã truyền cho em cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ, hành động và ước mơ (bài viết tối đa 500 từ).
Trả lời: Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ chúng ta đã chứng kiến không biết bao nhiêu tấm gương thiếu niên anh dũng, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp Cách mạng của dân tộc. Trong những tấm gương kiên trung nhỏ tuổi ấy, người đã truyền cho em nguồn cảm hứng vô tận từ trong suy nghĩ, hành động và mơ ước là người anh hùng Vừ A Dính.
Vừ A Dính là một người dân tộc Mông, sinh năm 1934 tại tỉnh Lai Châu. Mới 13 tuổi, nhưng Vừ A Dính đã thoát ly để trở thành một cán bộ liên lạc cho đội Vũ trang huyện Tuần Giáo. Tháng 6/1949, giặc Pháp tràn về khu căn cứ Pú Nhung càn quét, trong một lần đi liên lạc, anh bị giặc bắt và trói, tra tấn và bắn ở gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, Bản Chăn. Dù dịch tra tấn tàn bạo nhưng anh chỉ trả lời câu “không biết”.
Với sự ham học, gan dạ và mưu trí, Vừ A Dính đã để lại trong lòng thế hệ sau chúng em sự ngưỡng mộ, kính trọng trước một tấm gương anh dũng, kiên cường, không thể nào quên. Chúng em không chỉ khâm phục về sự bất khuất của anh trước kẻ thù mà còn khâm phục tinh thần hiếu học của anh.
Ở anh, em đã học được một tinh thần bất khuất, kiên trung, không bao giờ chịu khuất phục trước cái ác, trước kẻ thù xâm lược của mình. Anh đã truyền cho em những suy nghĩ tốt đẹp với lòng yêu nước vô bờ bến. Tấm gương anh dũng của anh đã dạy cho em thế nào là lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Chúng em là những thiếu niên được lớn lên trong hòa bình, được xây dựng lên từ mồ hôi, xương máu của anh và các anh hùng khác của đất nước. Có thể chúng em không được chứng kiến sự ác liệt chiến tranh nhưng nhờ có anh, chúng em mới có thể hiểu thế nào là tấm lòng yêu nước.
Không chỉ truyền cho chúng em bao nhiêu cảm hứng tốt đẹp về lòng yêu nước, yêu dân tộc, anh còn để lại cho chúng em tấm gương về sự hiếu học. Chính tinh thần học hỏi không ngừng của anh Vừ A Dính đã giúp cho chúng em có thêm những nguồn động lực phấn đấu noi gương anh, chăm chỉ học tập để xây dựng đất nước sau này. Cũng chính anh đã là người mở đường nêu gương cho lớp thiếu niên chúng em biết được trách nhiệm của mình đối với tương lai của Tổ quốc.
Chúng em sẽ mãi noi theo gương anh, truyền cho nhau sức mạnh, động lực, cảm hứng mà anh đã truyền cho chúng em để phát huy hơn nữa những truyền thống tốt đẹp, những khát vọng, ước mơ xây dựng và bảo vệ đất nước quê hương Việt Nam tươi đẹp.
………………….
Bài dự thi Người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn – Vừ A Dính
Bài dự thi – Mẫu 1
Xem Thêm : Bộ thiệp chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Trong những năm của kháng chiến chống Pháp diễn ra vô cùng gay go, ác liệt thì anh hùng Vừ A Dính là con người được sinh ra tại Lai Châu và sống trong gia đình với cơ sở cách mạng có truyền thống yêu nước. Bố của Anh là một cán bộ Việt Minh và bị thực dân pháp giam cầm sau đó thủ tiêu ở nhà tù ở năm 1949. Mẹ của A Dính là một trong những người tạo cơ sở kháng chiến của địa phương, bà từng bị bắt và đưa về giam tại đồn Bản Chăn do bị nghi ngờ tiếp tế Việt Minh.
Đây chính là nguồn động lực thúc đẩy về tinh thần cách mạng ngay từ khi Anh còn nhỏ. Từ năm Anh 13 tuổi, mặc dù còn ít tuổi nhưng anh đã tự chủ động xung phong làm liên lạc, tiếp tế nguồn lương thực cho nhân dân và các cán bộ cách mạng bị bao vây ở địa phương. Chính sự gan dạ, mưu trí và bản lĩnh kiên cường đã giúp anh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đảm bảo sự liên lạc được thông suốt dù rơi vào tình huống nguy hiểm như thế nào.
Cuộc sống của anh vô cùng lạc quan và yêu đời, ý chí ham học hỏi bởi lúc nào anh cũng để cuốn sách trong áo để có thể tranh thủ học. Anh được các anh trong đơn vị hỏi sao A Dính đi và luồn rừng giỏi thế, Dính hồn nhiên trả lời “Từ nhỏ em trèo núi, đi nhanh đã quen chân rồi”.
Đến năm 1949, giặc Pháp đã huy động lực lượng quân lính tại các đồn ở khu vực để vây và tiêu diệt đội vũ trang Tuần Giáo. Hôm đó, trời mù sương, Dính đã bí mật về để gặp mẹ, mang theo cả trăm viên đạn mẹ mới trao. Không may bị rơi đúng vào ổ phục kích của giặc. Bọn giặc đánh đập tàn bạo, dã man Vừ A Dính, bắt Anh khai ra nhưng anh không hề hé miệng kiên quyết giữ bí mật. Biết không thể thoát khỏi bàn tay của kẻ thù, anh đã trả lời vờ gật đầu: “Biết biết!” , sau đó Dính được đưa khiêng hết các ngọn núi để chỉ vị trí đóng quân bộ đội. Đến chiều tối thì Dính lại chỉ về nơi xuất phát ban đầu, phát hiện bị lừa chúng đã xả băng đạn vào Vừ A Dính và treo xác lên cây đào cổ thụ. Vừ A Dính đã bị hi sinh vào chiều tối của ngày 15/6/1949, anh đã ra đi khi chưa tròn 15 tuổi.
Vừ A Dính đã hi sinh không một chút run sợ, mặc dù Anh đã không còn có thể tiếp tục thực hiện cách mạng nhưng với khí phách vô cùng kiên cường, bất khuất vẫn luôn thắp sáng cả núi rừng Tây Bắc. Con người ở nơi đây luôn tự hào kể về tấm gương của cậu bé người Mông.
Ngày nay, Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Liên đội, Chi đội, nhà trường. Ngoài ra, qua truyện “ Vừ A Dính” đã được nhà văn Tô Hoài ghi lại tấm gương đó. Cùng với đó là ca khúc “ Vừ A Dính – Người thiếu niên Anh hùng” và “ Vừ A Dính bất tử” luôn được hát ngân vang tại các buổi sinh hoạt của Đội.
Ở cái tuổi 15, Vừ A dính đã tự nguyện hi sinh về sự tự do của dân tộc, lấy lại cuộc sống hòa bình như ngày nay. Khi đọc bài viết này chúng ta hãy tự hỏi bản thân đã làm được gì cho quê hương đất nước. Vì vậy, dù cho ở độ tuổi nhỏ hay lớn thì mỗi chúng ta cần phải có ước mơ, hoài bão cùng lý tưởng cao đẹp, từ đó cần ra sức, chăm chỉ học tập, có trách nhiệm, đóng góp một công sức nhỏ vào sự phát triển của đất nước.
Bài dự thi – Mẫu 2
Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta không khi nào vắng bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh và dựng xây đất nước.
Truyền thuyết về người anh hùng làng Gióng tuổi lên ba đã nhổ tre đánh giặc cứu nước khởi đầu cho truyền thống vẻ vang “tuổi nhỏ chí lớn” của các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam; Trần Quốc Toản đi vào lịch sử thời kỳ chống giặc Nguyên Mông với lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, dám hy sinh vì dân tộc; Kim Đồng, người Đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh; Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa – những giao liên, trinh sát mưu trí, gan dạ; Lê Văn Tám – ngọn đuốc sống lao vào kho xăng của giặc; Nguyễn Bá Ngọc hy sinh thân mình cứu các bạn nhỏ…
Đặc biệt, Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.
Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.
Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.
Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng Dính chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.
Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.
Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.
Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.
Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội.
Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.
Theo đề xuất của Báo Thiếu niên Tiền phong, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ra Quyết định thành lập Quỹ Học bổng dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo cả nước. Ngày 5/3/1999, tại Trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã chính thức ra mắt. Báo Thiếu niên Tiền phong được Trung ương Đoàn giao làm Thường trực của Quỹ.
Quỹ rất vinh dự được Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Mỹ Hoa (sau này là Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam) làm Chủ tịch.
Trong gần 20 năm qua, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã dành sự quan tâm cho các bạn thiếu nhi, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo – những vùng phên dậu của Tổ quốc Việt Nam thân yêu thông qua những hoạt động nổi bật:
– Một là, cấp học bổng thường xuyên (5.000 suất/năm) cho các bạn học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Tính đến nay, Quỹ đã trao gần 80.000 suất học bổng, khoảng 80 tỉ đồng.
– Hai là, thực hiện một số dự án mang tính chiều sâu như:
+ Dự án Ươm mầm tương lai có 22 trường đã đồng hành cùng Quỹ nuôi dạy 345 em học sinh dân tộc thiểu số và vùng biển đảo trong cả nước về học tập tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương từ năm học 2009-2010 đến nay.
+ Dự án Chắp cánh ước mơ tài trợ học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi và vùng biển đảo trong vòng 7 năm (THCS và THPT) và sinh viên (trong vòng 4 năm). Đến nay đã có 328 em được thụ hưởng dự án này.
+ Dự án Mở đường đến tương lai (Quỹ Vinacapital tài trợ) cấp học bổng trực tiếp và thường xuyên cho100 nữ sinh dân tộc thiểu số học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn trong 7 năm (từ lớp 10 đến khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng). Hiện nay, 50 nữ sinh giai đoạn I đã tốt nghiệp, có việc làm và 50 nữ sinh dân tộc thiểu số giai đoạn II đangtiếp tục được thụ hưởng dự án.
Những dự án này đã góp phần tạo nên nguồn cán bộ có chất lượng cho vùng dân tộc miền núi trong tương lai.
Ba là, hàng năm Quỹ đã xét tặng Giải thưởng vừ A Dính cho các tập thể và cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giải thưởng đã góp phần khích lệ phong trao cả nước quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ cho những vùng miền núi, hải đảo đặc biệt khó khăn. Tính đến nay đã có 64 tập thể và 118 cá nhân được nhận giải thưởng.
Bốn là, Quỹ vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng các trường học, các công trình phúc lợi công cộng ở các vùng miền khó khăn.
Dự án Thắp sáng ước mơ đã tạo nên một số ngôi trường, cây cầu, con đường, nhà tình nghĩa ở các vùng khó khăn. Đặc biệt, trong 2 năm 2013, 2014, chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” của Quỹ đã xây dựng 2 ngôi trường Tiểu học thị trấn Trường Sa và Tiểu học xã đảo Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), trị giá 25 tỉ đồng. Đây thực sự là chương trình có ý nghĩa vô cùng to lớn, gắn kết cộng đồng cả nước quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu.
Chặng đường 20 năm hoạt động, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã góp phần quan trọng kêu gọi, động viên cả xã hội quan tâm thực sự đến đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ đã cố gắng bắc được nhịp cầu nhân ái thân thương giữa các doanh nghiệp, doanh nhân, các đơn vị và cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài nước tới những buôn sóc bản làng hẻo lánh xa xôi nhất; cùng chung tay góp sức nâng đỡ cho rất nhiều học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo.
Quỹ Học bổng mang tên Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính sẽ luôn đồng hành và là điểm tựa tinh thần cùng thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa phát triển.
Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là hai cuộc kháng chiến gian khổ và khó khăn nhất của dân tộc ta. Trong hai cuộc kháng chiến đó, chúng ta đã chứng kiến không biết bao nhiêu tấm gương thiếu niên anh dũng, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp Cách mạng của dân tộc. Trong những tấm gương kiên trung nhỏ tuổi ấy, người đã truyền cho em nguồn cảm hứng vô tận từ trong suy nghĩ, hành động và mơ ước là người anh hùng Vừ A Dính.
Vừ A Dính là một người dân tộc Mông, sinh năm 1934 tại tỉnh Lai Châu. Ngay từ khi còn nhỏ, anh đã được gia đình giáo dục lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược. Chính những bài học ấy đã đi sâu vào trong tâm trí anh, là động lực để cho anh hoạt động cách mạng từ khi còn rất nhỏ. Mới mười ba tuổi, nhưng Vừ A Dính đã thoát ly để trở thành một cán bộ liên lạc cho đội Vũ trang huyện Tuần Giáo. Tháng sáu năm 1949, giặc Pháp tràn về khu căn cứ Pú Nhung càn quét. Vừ A Dính là một trong những liên lạc viên nhỏ tuổi nhất của đội ngũ kháng chiến của Tuần Giáo. Trong một lần đi liên lạc, anh bị giặcc bắt và trói, tra tấn ở gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, Bản Chăn. Địch đã tra tấn và bắt anh khai ra địa điểm của căn cứ đóng quân của Việt Minh, nhưng anh chỉ trả lời đúng một câu “không biết”. Giặc Pháp lúc ấy đã điên cuồng xả súng vào anh khiến anh hi sinh khi vừa tròn mười lăm tuổi. Anh đã được Nhà nước phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang và Huân chương anh hùng hạng Ba.
Cũng như những người anh hùng thiếu niên khác, Vừ A Dính đã để lại trong lòng thế hệ sau chúng em sự ngưỡng mộ, kính trọng trước một tấm gương anh dũng, kiên cường, không thể nào quên. Chúng em không chỉ khâm phục về sự bất khuất của anh trước kẻ thù mà còn khâm phục tinh thần hiếu học của anh. Chúng em đã được nghe kể về tinh thần hiếu học của anh khi các đồng đội của anh đã kể lại rằng, mặc dù trong gian khổ của cuộc kháng chiến, kề cận với bao nguy hiểm nhưng anh vẫn luôn luôn rèn giũa cho mình tinh thần học hỏi với một quyển sách luôn được giữ trong túi áo.
Ở anh, em đã học được một tinh thần bất khuất, kiên trung, không bao giờ chịu khuất phục trước cái ác, trước kẻ thù xâm lược của mình. Anh đã truyền cho em những suy nghĩ tốt đẹp với lòng yêu nước vô bờ bến. Tấm gương anh dũng của anh đã dạy cho em thế nào là lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Chúng em là những thiếu niên được lớn lên trong hòa bình, được xây dựng lên từ mồ hôi, xương máu của anh và các anh hùng khác của đất nước. Chính các anh là người đã truyền cho em nguồn cảm hứng tốt đẹp vô tận từ trong suy nghĩ của mình. Có thể chúng em không được chứng kiến sự ác liệt chiến tranh nhưng nhờ có anh, chúng em mới có thể hiểu thế nào là tấm lòng yêu nước. Tinh thần yêu nước của anh đã truyền cho chúng em những nguồn cảm hứng để chúng em biết tự hào về dân tộc của mình.
Không chỉ truyền cho chúng em bao nhiêu cảm hứng tốt đẹp về lòng yêu nước, yêu dân tộc, anh còn để lại cho chúng em tấm gương về sự hiếu học. Được sinh ra trong hoàn cảnh đủ đầy, được sống trong nền hòa bình dân tộc, được trang bị những hành trang học tập tốt nhất, nhưng đôi khi chúng em vẫn bị xao nhãng mà quên đi nhiệm vụ chính của mình là học tập. Chính tinh thần học hỏi không ngừng của anh Vừ A Dính, dù trong hoàn cảnh gian khó đã giúp cho chúng em có thêm những nguồn động lực phấn đấu noi gương anh, chăm chỉ học tập để xây dựng đất nước sau này. Cũng chính anh đã là người mở đường nêu gương cho lớp thiếu niên chúng em biết được trách nhiệm của mình đối với tương lai của Tổ quốc. Nếu như anh gánh trên vai trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc trước quân thù xâm lược thì ở thế hệ chúng em, chúng em lại gánh trên mình trách nhiệm lớn lao là xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phát triển thịnh vượng hơn. Chính nhờ tinh thần trách nhiệm đó, chúng em không ngừng cố gắng hành động để hoàn thiện bản thân mình, trở thành một lớp thiếu niên có ích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Anh hùng Vừ A Dính hi sinh khi mới vừa mười lăm tuổi. Với số tuổi của mình, anh có lẽ là người anh hùng nhỏ tuổi nhất hi sinh trên chiến trường kháng chiến. Thế nhưng, anh lại để lại cho chúng em nguồn sức mạnh động lực to lớn vô vàn. Những ước mơ của anh đang còn dang dở, ước mơ được đi học, được vui chơi, được cống hiến sức lực cho Tổ quốc. Noi gương anh, chúng em cũng luôn luôn học tập theo tinh thần bất khuất của anh
Chúng em ngày nay được sống trong nền hòa bình độc lập. Chúng em sẽ phải luôn cố gắng học tập rèn luyện nhiều hơn nữa để xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp hơn, và không phụ lòng mong mỏi của anh. Chúng em sẽ mãi noi theo gương anh, truyền cho nhau sức mạnh, động lực, cảm hứng mà anh đã truyền cho chúng em để phát huy hơn nữa những truyền thống tốt đẹp, những khát vọng, ước mơ xây dựng và bảo vệ đất nước quê hương Việt Nam tươi đẹp.
Bài dự thi – Mẫu 3
Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là hai cuộc kháng chiến gian khổ và khó khăn nhất của dân tộc ta. Trong hai cuộc kháng chiến đó, chúng ta đã chứng kiến không biết bao nhiêu tấm gương thiếu niên anh dũng, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp Cách mạng của dân tộc. Trong những tấm gương kiên trung nhỏ tuổi ấy, người đã truyền cho em nguồn cảm hứng vô tận từ trong suy nghĩ, hành động và mơ ước là người anh hùng Vừ A Dính.
Vừ A Dính là một người dân tộc Mông, sinh năm 1934 tại tỉnh Lai Châu. Ngay từ khi còn nhỏ, anh đã được gia đình giáo dục lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược. Chính những bài học ấy đã đi sâu vào trong tâm trí anh, là động lực để cho anh hoạt động cách mạng từ khi còn rất nhỏ. Mới mười ba tuổi, nhưng Vừ A Dính đã thoát ly để trở thành một cán bộ liên lạc cho đội Vũ trang huyện Tuần Giáo. Tháng sáu năm 1949, giặc Pháp tràn về khu căn cứ Pú Nhung càn quét. Vừ A Dính là một trong những liên lạc viên nhỏ tuổi nhất của đội ngũ kháng chiến của Tuần Giáo. Trong một lần đi liên lạc, anh bị giặc bắt và trói, tra tấn ở gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, Bản Chăn. Địch đã tra tấn và bắt anh khai ra địa điểm của căn cứ đóng quân của Việt Minh, nhưng anh chỉ trả lời đúng một câu “không biết”. Giặc Pháp lúc ấy đã điên cuồng xả súng vào anh khiến anh hi sinh khi vừa tròn mười lăm tuổi. Anh đã được Nhà nước phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang và Huân chương anh hùng hạng Ba.
Cũng như những người anh hùng thiếu niên khác, Vừ A Dính đã để lại trong lòng thế hệ sau chúng em sự ngưỡng mộ, kính trọng trước một tấm gương anh dũng, kiên cường, không thể nào quên. Chúng em không chỉ khâm phục về sự bất khuất của anh trước kẻ thù mà còn khâm phục tinh thần hiếu học của anh. Chúng em đã được nghe kể về tinh thần hiếu học của anh khi các đồng đội của anh đã kể lại rằng, mặc dù trong gian khổ của cuộc kháng chiến, kề cận với bao nguy hiểm nhưng anh vẫn luôn luôn rèn giũa cho mình tinh thần học hỏi với một quyển sách luôn được giữ trong túi áo.
Ở anh, em đã học được một tinh thần bất khuất, kiên trung, không bao giờ chịu khuất phục trước cái ác, trước kẻ thù xâm lược của mình. Anh đã truyền cho em những suy nghĩ tốt đẹp với lòng yêu nước vô bờ bến. Tấm gương anh dũng của anh đã dạy cho em thế nào là lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Chúng em là những thiếu niên được lớn lên trong hòa bình, được xây dựng lên từ mồ hôi, xương máu của anh và các anh hùng khác của đất nước. Chính các anh là người đã truyền cho em nguồn cảm hứng tốt đẹp vô tận từ trong suy nghĩ của mình. Có thể chúng em không được chứng kiến sự ác liệt chiến tranh nhưng nhờ có anh, chúng em mới có thể hiểu thế nào là tấm lòng yêu nước. Tinh thần yêu nước của anh đã truyền cho chúng em những nguồn cảm hứng để chúng em biết tự hào về dân tộc của mình.
Không chỉ truyền cho chúng em bao nhiêu cảm hứng tốt đẹp về lòng yêu nước, yêu dân tộc, anh còn để lại cho chúng em tấm gương về sự hiếu học. Được sinh ra trong hoàn cảnh đủ đầy, được sống trong nền hòa bình dân tộc, được trang bị những hành trang học tập tốt nhất, nhưng đôi khi chúng em vẫn bị xao nhãng mà quên đi nhiệm vụ chính của mình là học tập. Chính tinh thần học hỏi không ngừng của anh Vừ A Dính, dù trong hoàn cảnh gian khó đã giúp cho chúng em có thêm những nguồn động lực phấn đấu noi gương anh, chăm chỉ học tập để xây dựng đất nước sau này. Cũng chính anh đã là người mở đường nêu gương cho lớp thiếu niên chúng em biết được trách nhiệm của mình đối với tương lai của Tổ quốc. Nếu như anh gánh trên vai trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc trước quân thù xâm lược thì ở thế hệ chúng em, chúng em lại gánh trên mình trách nhiệm lớn lao là xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phát triển thịnh vượng hơn. Chính nhờ tinh thần trách nhiệm đó, chúng em không ngừng cố gắng hành động để hoàn thiện bản thân mình, trở thành một lớp thiếu niên có ích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Anh hùng Vừ A Dính hi sinh khi mới vừa mười lăm tuổi. Với số tuổi của mình, anh có lẽ là người anh hùng nhỏ tuổi nhất hi sinh trên chiến trường kháng chiến. Thế nhưng, anh lại để lại cho chúng em nguồn sức mạnh động lực to lớn vô vàn. Những ước mơ của anh đang còn dang dở, ước mơ được đi học, được vui chơi, được cống hiến sức lực cho Tổ quốc. Noi gương anh, chúng em cũng luôn luôn học tập theo tinh thần bất khuất của anh
Chúng em ngày nay được sống trong nền hòa bình độc lập. Chúng em sẽ phải luôn cố gắng học tập rèn luyện nhiều hơn nữa để xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp hơn, và không phụ lòng mong mỏi của anh. Chúng em sẽ mãi noi theo gương anh, truyền cho nhau sức mạnh, động lực, cảm hứng mà anh đã truyền cho chúng em để phát huy hơn nữa những truyền thống tốt đẹp, những khát vọng, ước mơ xây dựng và bảo vệ đất nước quê hương Việt Nam tươi đẹp.
Bài dự thi Người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn – Lý Tự Trọng
Lịch sử dân tộc ta trải dài hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với bao cam go, khó khăn, vất vả. Trong cuộc chiến gian khổ ấy, chúng ta đã thấy được biết bao tấm gương thiếu niên anh dũng, những người đã đứng lên quyết tâm bảo vệ quê hương mình. Và trong những người anh hùng đó, tôi không thể nào không cảm phục người anh hùng Lý Tự Trọng. Người thiếu niên đã dũng cảm, hiên ngang đối đầu với kẻ thù với một sức mạnh của lòng yêu nước to lớn. Chính anh đã truyền cho tôi nguồn động lực, nguồn cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ và hành động của mình.
Lý Tự Trọng là một người con Việt kiều với tên thật là Lê Hữu Trọng, sinh năm 1914. Anh là một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi nhất của dân tộc ta trong kháng chiến chống Mỹ. Sinh ra và lớn lên tại làng Bản Mạy, tỉnh NaKhon, Thái Lan, nhưng anh lại cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Ngay từ nhỏ, anh đã tham gia vào Cách mạng. Mười tuổi, anh được gửi đi học tại Trung Quốc, sau khi trở về, anh hoạt động Cách mạng và làm liên lạc cho xứ ủy Nam Kỳ với Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Năm 1931, khi mới mười sáu tuổi, anh bắn chết tên mật thám Le Grand trong một cuộc mít tinh. Ngay sau đó, anh bị giặc Mỹ bắt và kết án tử hình. Dù bị bắt và kết án tử khi chưa đủ mười bảy tuổi, nhưng Lý Tự Trọng vẫn hiên ngang lý luận, bảo vệ tư tưởng của mình. Trước khi chết, anh còn hô to hai chữ: “Việt Nam! Việt Nam!”. Ở Lý Tự Trọng, tôi vô cùng khâm phục trước tinh thần yêu nước nồng nàn, bất khuất, lòng căm thù giặc sâu sắc của anh. Chính những tư tưởng đó của anh đã làm động lực cho những ước mơ của tôi, tôi muốn được tự mình tham gia vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện được ước mơ đó, tôi phải tích cực học tập hơn nữa, rèn luyện bản thân hơn nữa để xây dựng quê hương và bồi đắp lòng yêu nước của mình.
Ngoài ra, ở anh, tôi còn học được tinh thần ham học hỏi, bởi Lý Tự Trọng là người thông thạo hai ngoại ngữ là tiếng Hán và tiếng Anh. Đó chính là động lực cho tôi trước những giờ học ngoại ngữ và những bài tập khó. Anh là người truyền cho tôi động lực để gắng sức hơn nữa trong học hành.
Tuy đã ra đi, nhưng tấm gương Lý Tự Trọng sẽ mãi sáng và soi đường, làm động lực, truyền nguồn cảm hứng tốt đẹp để suy nghĩ, ước mơ, hành động không chỉ tôi và cho toàn thiếu niên Việt Nam.
Bài dự thi Người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn – Lê Văn Tám
Dù chiến tranh đã qua đi bao năm tháng, nhưng trong lòng mỗi người dân Việt, những hình ảnh ác liệt về một thời khói lửa đạn bom vẫn còn vang vọng đâu đây. Dù những ngày gian khổ đã đi qua, nhưng những tấm gương anh dũng kiên cường của thế hệ cha anh nước nhà vẫn còn sống mãi trong lòng chúng ta. Những tấm gương yêu nước ấy nhiều vô cùng như Đặng Thùy Trâm, Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi,… Nhưng đối với tôi, có lẽ hình ảnh người anh hùng Lê Văn Tám – người lấy thân mình phá kho xăng đạn của giặc để lại trong tôi ấn tượng mạnh mẽ nhất. Anh là người là truyền lửa cho tôi biết thế nào là lòng yêu nước, truyền cho tôi cảm hứng tốt đẹp để tôi có thêm động lực thực hiện ước mơ, suy nghĩ, hành động của mình.
Lê Văn Tám sinh năm 1932, là một đứa trẻ thuộc những gia đình bần cùng, nghèo khó nhất của Sài Gòn bấy giờ. Cuộc sống của anh hàng ngày không phải được đi học mà phải lang thang trên những con đường bán kẹo, bán lạc rang, đánh giày, … để kiếm sống. Có lẽ sống trong những khổ cực của một xã hội bị đô hộ, áp bức, chứng kiến cảnh đồng bào ta bị sát hại bởi súng đạn kẻ thù đã khiến cho anh nuôi trong mình lòng căm thù giặc, muốn tiêu diệt những kẻ cướp nước ấy từ rất sớm. Vậy nên, vào năm mười ba tuổi, anh đã nảy ra ý định phải diệt kho xăng đạn của kẻ thù. Sau những buổi bán kẹo, lạc rang cho bọn lính gác kho xăng đạn, anh đã quen mặt chúng nên đã lợi dụng lúc bọn giặc gác lơ là lẩn vào kho xăng đạn đó. Anh đã quẹt diêm, châm lửa, đốt cháy kho xăng đạn của giặc khiến chúng bị thiệt hại nặng nề.
Anh đã anh dũng hi sinh và trở thành biểu tượng “em bé đuốc sống”, vang danh dân tộc Việt về sự dũng cảm của mình. Tuy tuổi còn nhỏ, nhưng anh đã khiến chúng ta vô cùng khâm phục bởi lòng dũng cảm, lòng yêu nước của mình. Lòng yêu nước và sự dũng cảm của anh đã tiếp cho tôi thêm động lực về phấn đấu học tập và rèn luyện. Anh cũng đã truyền cho tôi ước mơ được cống hiến sức lực của mình cho Tổ quốc Việt Nam. Để làm được điều đó, tôi phải ra sức học tập, rèn luyện sức khỏe và tu dưỡng đạo đức hơn nữa, để có thể cống hiến một phần nhỏ bé của mình trong công cuộc bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
Tấm gương vì nước hi sinh anh dũng của Lê Văn Tám sẽ là động lực cho mỗi thiếu niên Việt Nam học tập, suy nghĩ, ước mơ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bài dự thi Người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn – Kim Đồng
Trong lịch sử nước ta có rất nhiều anh hùng với tuổi đời còn rất nhỏ, họ là những người thiếu niên với tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc và đã giác ngộ Cách mạng từ rất sớm. Họ đã dạy chúng ta về lòng dũng cảm, lòng yêu nước sâu nặng, tinh thần quả cảm và tinh thần học hỏi không ngừng. Đối với tôi, những người thiếu niên đó đã giúp tôi có thêm những niềm cảm hứng tốt đẹp trong từng suy nghĩ, từng hành động và ước mơ của mình. Và có lẽ, người anh hùng thiếu niên Kim Đồng là người mà tôi yêu kính,khâm phục và là nguồn cảm hứng lớn nhất trong tôi.
Kim Đồng, anh tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1928, là một người dân tộc Nùng tại tỉnh Cao Bằng. Tuy là người dân tộc thiểu số, nhưng được sinh ra trong cái nôi Cách mạng nên anh sớm đã giác ngộ lý tưởng Cách mạng và trở thành đội trưởng đội Nhi đồng cứu quốc. Tuy còn nhỏ nhưng Kim Đồng đã nhận thức rõ được nhiệm vụ của Cách mạng và khuyến khích, vận động các bạn khác đi theo hoạt động và làm liên lạc cho Việt Minh.
Năm 1943, khi đó, Kim Đồng mới mười lăm tuổi, trong một lần làm nhiệm vụ canh gác, anh đã anh dũng hi sinh khi bảo vệ các đồng chí lãnh đạo rút lui về chiến khu an toàn. Anh hi sinh khi tuổi đời còn rất nhỏ, và sự hi sinh của anh đã trở thành tấm gương sáng chói để lớp thiếu niên thế hệ sau noi theo.
Ở Kim Đồng, chúng ta học được sự thông minh, nhanh nhẹn, lòng dũng cảm và lòng yêu nước sâu sắc. Vâng lời Bác Hồ đã dặn, thiếu niên chúng ta phải luôn biết “yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”. Từ tấm gương anh hùng Kim Đồng, chúng ta được truyền thêm nguồn cảm hứng để thực hiện được điều đó. Mỗi người thiếu niên chúng ta cần phải rèn luyện đạo đức, tác phong của mình, học tập thật chăm chỉ, tham gia các lớp ngoại khóa về chủ quyền dân tộc cũng như tuyên truyền để bảo vệ đất nước của mình. Kim Đồng cũng đã truyền cho tôi động lực và ước mơ được trở thành một người lính cầm súng bảo vệ quê hương mình. Chính anh là người đã khơi lên tình yêu nước trong tôi và lòng quyết tâm thực hiện ước mơ của mình để góp phần giữ gìn Tổ quốc như anh đã từng làm.
Chắc hẳn, không chỉ tôi mà toàn bộ người dân Việt Nam đều khâm phục lòng yêu nước vô cùng của Kim Đồng. Anh sẽ mãi mãi là tượng đài bất hủ của thiếu niên chúng ta về lòng yêu nước và sự can đảm, lòng dũng cảm của mình.
Nguồn: Trung tâm Ngoại ngữ ILC – Blog Giáo dục Danh mục: Biểu mẫu giáo dục
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!