Bài học được rút ra từ truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” – Reader

Truyện ngụ ngôn là loại truyện đề cập đến những bài học về đạo lí hoặc triết lí bằng một hình thức kín đáo, thâm thúy. Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có khi là cỏ cây, muôn thú, có khi là con người. Nhưng cả người lẫn vật trong các truyện ngụ ngôn đều chỉ là những phương tiện nhằm giúp cho tác giả đưa ra những bài học đạo lí đối với người đời. Truyện “Thầy bói xem voi” là một trong những truyện ngụ ngôn nổi tiếng của Việt Nam, một câu truyện cười mang tính ngụ ngôn sâu sắc.

1. Tóm tắt truyện “Thầy bói xem voi”

Truyện kể về năm ông thầy bói nhan buổi ế hàng đang nói chuyện với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem. Mỗi người sờ một bộ phận của con voi rồi ngồi bàn tán với nhau. Đầu tiền, thầy sờ vòi bảo nó sun sun như con đĩa. Sau đó, thầy sờ ngà bảo voi chần chẫn như đòn càn. Đến thầy sờ tai bảo voi bè bè như cái quạt thóc. Rồi cả thầy sờ chân cũng cãi voi sừng sững như cái cột đình. Thầy sờ đuôi không chịu thua cho rằng con voi tua tủa như cái chổi sể cùn. Cả năm người thầy bói cãi nhau không ai chịu ai, ai cũng tự cho rằng mình đúng nên thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu.

2. Bài học được rút ra từ truyện “Thầy bói xem voi”

Truyện ngắn gọn nhưng rất hấp dẫn bởi hàng loại các yếu tố đặc biệt của nó: tình huống đặc biệt, nhân vật đặc biệt, sự vật đặc biệt và cách cảm nhận sự vật của mỗi người lại càng đặc biệt. Có thể coi truyện ngụ ngônThầy bói xem voi” này là một vở hài kịch nhỏ có đủ hoàn cảnh, nhân vật và mâu thuẫn kịch.

Đọc thêm:  Dàn ý nghị luận về câu nói: Trước một trí tuệ vĩ đại, tôi cúi đầu

Mở đầu câu chuyện với cách xem voi của năm người thật kì quặc và mắc những sai lầm khá cơ bản. Từ câu chuyện này, ta có thể rút ra cho mình những bài học hữu ích. Vì là thầy bói mù nên các thầy không thể xem voi tận mắt mà chỉ có thể sờ bằng tay. Con người có năm giác quan, các thầy đã bị khiếm khuyết giác quan quan trọng nhất trong việc xem, ấy là thị giác. Cuối cùng, các thầy chỉ có thể vận dụng một giác quan để làm việc đó, chính là xúc giác. Vậy là các thầy xem voi bằng tay. Thêm nữa, con voi lại quá to nên tất cả những điều đó tất yếu dẫn đến việc mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của nó, nhận biết không được toàn diện về đối tượng. Vậy nên, cùng xem một con voi mà ý các thầy lại không giống nhau nên mới dẫn đến chuyện đấu khẩu bất phân thắng bại.

Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi thầy nào cũng khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình. cãi nhau mãi không xong tất dẫn đến cuộc ẩu đả quyết liệu, bởi vì cả năm thầy không ai chịu ai. Các câu thoại đều rất ngắn gọn, cứ từng nấc làm bộc lộ nội dung, cứ qua một câu đối thoại thì mâu thuẫn giữa các thầy bói lại tăng thêm một bước. Như vậy là cãi nhau không đi đến đâu, mà đánh nhau càng không thể dẫn đến chân lí khách quan. Cái nọ tất yếu dẫn đến cái sai kia. Người đọc tưởng tượng ra cảnh năm thầy bói mù gân cổ cãi nhau rồi quờ quạng đánh nhau mà cười ra nước mắt. Biện pháp phóng đại được sử dụng triệt để trong truyện để tô đậm cái sai về nhận thức của các thầy bói xem voi. Cả năm người họ đều sai lầm trầm trọng bởi vì ai cũng lấy nhận xét chủ quan về một chi tiết của sự vật để khẳng định, đánh giá toàn thể sự vật và phủ nhận ý kiến của người khác.

Đọc thêm:  TOP 15 mẫu Kể một lần em theo bố mẹ hoặc ông bà về quê chơi

Những người chứng kiến tại đó đã có một trận cười ra nước mắt. Tiếng cười ấy vừa thực buồn cười lại vừa mang tính chất mỉa mai, phê phán, chế giễu những ông thầy bói nói dựa, chỉ sờ một bộ phận của con voi nhưng đã phán tổng thể về nó. Chính vì vậy câu truyện đã cho chúng ta bài học nhân sinh về cách nhìn nhận con người hay các sự việc, sự vật và hiện tượng. Để có được cái nhìn đúng đắn và chính xác nhất chúng ta cần phải nhìn một cách toàn diện, đa chiều và tổng thể nhất, không chỉ quan tâm tới bề ngoài mà cần tìm hiểu rõ bản chất bên trong của nó.

Không nên chỉ nhìn từ một chiều, phiến diện, dẫn đến những nhận thức sai lầm, thiếu đúng đắn. Câu truyện có lời lẽ ngắn gọn với những hình ảnh so sánh đặc sắc, gần gũi và phù hợp với đối tượng. Nghệ thuật của truyện ngụ ngôn dân gian ở đây đã đạt tới đỉnh cao. Tác giả đã rất khéo chọn lựa một con vật đồ sộ như voi để cho các thầy bói cùng một lúc đều có thể xem bằng tay, và từ đó sẽ thuận lợi cho việc tưởng tượng, hư cấu nhằm rút ra những điều bổ ích cho con người về việc phán xét, bình giả và ứng xử trong mọi quan hệ ở đời sống. Truyện còn nhằm chế giễu bọn thầy bói mắt đã mù mà còn giở trò bịp bợm, kiếm ăn bằng trò mê tính dị đoan khuyên nhân dân không nên tin vào bói toán, mê tín.

Đọc thêm:  Suy nghĩ về câu Đừng sống bằng thói quen, hãy ... - Download.vn

Qua đó, chúng ta biết được khi muốn xem xét một sự vật hoặc sự việc nào đó cần kết hợp nhận thức của các giác quan (tai nghe, mắt thấy,…). Nhưng nếu không có đủ điều kiện xem xét bằng đầy đủ các giác quan thì phải xem xét một cách kĩ càng, toàn diện, không lấy các bộ phận đơn lẻ thay cho cái toàn thể. Đặc biệt, không nên quá chủ quan trong việc xem xét, đánh giá sự vật, sự việc mà cần phải biết lắng nghe tất cả các ý kiến của người khác, vừa nghe vừa kết hợp với phân tích, đánh giá, tổng hợp của riêng bản thân mình thì sẽ cho ra một kết quả đánh giá chính xác, đúng đắn nhất.

Truyện ngụ ngônThầy vói xem voi” đã để lại cho người đọc những tiếng cười đặc sắc. Các bậc phụ huynh có thể cùng con đọc truyện này bởi tình tiết của truyện rất hấp dẫn, và qua câu truyện này ba mẹ có thể dạy cho các bé những bài học hữu ích trong cuộc sống thực tiễn.

  • Truyện cổ tích Việt Nam và Thế giới chọn lọc hay, ý nghĩa nhất
  • Chùm ca dao châm biếm, hài hước hay nhất
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button