Bài luyện tập trang 115 SGK Ngữ văn 11 tập 1 – Đọc Tài Liệu
Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 115 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phầnsoạn bài Chữ người tử tù chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Anh (chị) hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ của mình về nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù.
Trả lời bài luyện tập trang 115 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Để soạn bài Chữ người tử tù tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài luyện tập trang 115 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
Trong Chữ người tử tù, ngòi bút Nguyễn Tuân đã tập trung khắc hoạ vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao. Vẻ đẹp của Huấn Cao trong Chữ người tử tù được thế hiện ở ba phẩm chất:
– Huấn Cao là một con người tài hoa siêu việt, đầy uy lực. Ông có tài viết chữ, chữ ông “đẹp và vuông lắm”. Nó nức tiếng khắp vùng tỉnh Sơn. Nó khiến cho viên quản ngục say mê đến mê muội, ngày đêm mong có được chữ của ông để treo trong nhà.
– Khí phách hiên ngang, bất khuất, Huấn Cao là một trang anh hùng. Huấn Cao là một kẻ “đại nghịch” đã đành, ngay cá khi bắt đầu đặt chân vào nhà lao này, ở ông vẫn giữ được cái thế hiên ngang. Sự ngang tàng của Huấn Cao còn thể hiện thái độ không quỵ luỵ trước cường quyển và tù ngục.
– Huấn Cao còn là một người có “thiên lương” trong sáng và cao đẹp. Nó thể hiện ở thái độ tôn trọng trước một nhân cách đẹp (viên quản ngục), trước một người nghệ sĩ có cái sở nguyện trong sáng. Ông sẵn sàng cho chữ, sẵn sàng chia sẻ những lời gan ruột chân thành với viên quản ngục trước khi vào kinh thành thụ án. Đó là sự ứng xử đáng trọng của một nhân cách cao cả.
Cách trình bày 2
Nhân vật Huấn Cao:
– Hình tượng nhân vật Huấn Cao có tính cuốn hút về nhân cách, tài năng, khí phách anh hùng ngang tàng, một con người mang nét đẹp của khí chất ngang tàng
– Con người sống hiên ngang, đầy tự trọng
+ Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ
+ Những người chọc trời quấy nước chỉ đếm trên đầu ngón tay
– Chí lớn không thành, coi thường cái chết, cường quyền
+ Chống lại triều đình, bị bắt giam nhưng không hề sợ cái chết
+ Có những suy nghĩ, hành vi thật phóng khoáng
– Khinh bỉ kẻ đại diện cho cường quyền
+ Khí phách hiên ngang giữa ngục tù
+ Khinh bỉ những kẻ cầm quyền thị oai, tàn nhẫn
– Là người yêu cái đẹp, tạo ra cái đẹp
+ Tài hoa khi viết thư pháp
+ Dành sự tài hoa cho người tri kỉ
– Hình ảnh cao đẹp, uy nghi của Huấn Cao khi cho chữ quản ngục
+ Viết chữ vốn thanh cao
+ Hình ảnh kì vĩ của người tù đeo gông, chân vướng xiềng xích tô đậm nét chữ >< hình ảnh co ro của thầy thơ lại, run run bưng chậu mực khúm núm, tay vái tạ
⇒ Hình tượng Huấn Cao phản ánh tư tưởng nghệ thuật của tác giả về cái đẹp: thiên lương cao cả tỏa sáng chính nơi bóng tối và cái ác ngự trị.
Cách trình bày 3
Nhân vật Huấn Cao
Trong Chữ người tử tù, ngòi bút Nguyễn Tuân đã tập trung khắc hoạ vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao. Vẻ đẹp của Huấn Cao trong Chữ người tử tù được thế hiện ở ba phẩm chất:
– Huấn Cao là một con người tài hoa siêu việt, đầy uy lực. Ông có tài viết chữ, chữ ông “đẹp và vuông lắm”. Nó nức tiếng khắp vùng tỉnh Sơn. Nó khiến cho viên quản ngục say mê đến mê muội, ngày đêm mong có được chữ của ông để treo trong nhà.
– Khí phách hiên ngang, bất khuất, Huấn Cao là một trang anh hùng. Huấn Cao là một kẻ “đại nghịch” đã đành, ngay cá khi bắt đầu đặt chân vào nhà lao này, ở ông vẫn giữ được cái thế hiên ngang. Sự ngang tàng của Huấn Cao còn thể hiện thái độ không quỵ luỵ trước cường quyển và tù ngục.
– Huấn Cao còn là một người có “thiên lương” trong sáng và cao đẹp. Nó thể hiện ở thái độ tôn trọng trước một nhân cách đẹp (viên quản ngục), trước một người nghệ sĩ có cái sở nguyện trong sáng. Ông sẵn sàng cho chữ, sẵn sàng chia sẻ những lời gan ruột chân thành với viên quản ngục trước khi vào kinh thành thụ án. Đó là sự ứng xử đáng trọng của một nhân cách cao cả.
Cách trình bày 4
Khi nhắc tới lối văn chương luôn khát khao hướng tới chân-thiện-mĩ, người ta thường nhắc tới Nguyễn Tuân- một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông được đánh giá là một trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong các sáng tác của Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ . Và tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Có lẽ, ai đọc tác phẩm “Chữ người tử tù” đều rung động cảm phục trước vẻ đẹp của người anh hùng Huấn Cao.
Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát làm nguồn cảm hứng sáng tạo nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm 1854. Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sáng ngời và rất đỗi tài hoa.Vì thế, trong truyện Huấn Cao một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình.Khi bị bắt giam ở nhà tù tỉnh Sơn, vì cảm mến trước tấm lòng viên quản ngục ông đã đồng ý cho chữ. Và đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã xảy ra . Huấn Cao là người cho chữ nhưng lại là tử tù chờ ngày ra pháp trường, viên quản ngục là người xin chữ nhưng đồng thời lại là người quản lí trại giam nơi giam giữ Huấn Cao. Cuộc gặp gỡ đã tạo nên tình thế vô cùng kịch tính, làm nổi bật lên vẻ đẹp rạng ngời của nhân vật Huấn Cao.
Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người nghệ sĩ tài hoa,Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp. Ông nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn về tài viết chữ nhanh và đẹp, nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Chữ Huấn Cao trở thành niềm đam mê, khao khát của quản ngục. Viên quản bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng, kiên trì, công phu, dũng cảm xin bằng được chữ của Huấn Cao. Những nét chữ vuông vắn, tươi tắn mà Huấn Cao cho quản ngục trong nhà lao có thể đẩy lùi bóng tối, chiến thắng sự tàn bạo, xấu xa.
Thứ hai, đó là vẻ đẹp thể hiện qua khí phách hiên ngang.Ở ngoài đời, Huấn Cao là người đứng đầu bọn phản nghịch, dám hiên ngang chống lại triều đình.Trong những ngày ở nhà lao, Huấn Cao vẫn giữ được phong thái hiên ngang, chính trực, thản nhiên khi nghe tin mình bị ra pháp trường và đường hoàng, lẫm liệt dậm tô nét chữ trên phiến lụa óng.
Không những thế ông còn là một người có thiên lương trong sáng bởi sinh thời, Huấn Cao không bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc hay quyền thế. Khi hiểu ra tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục, Huấn Cao xúc động, vui lòng cho chữ và nói những lời khuyên với quản ngục như một người tri âm, ông còn thấy suýt nữa để mất tấm lòng trong thiên hạ.
Như vây, với cách giới thiệu gián tiếp, lối xây dựng nhân vật bằng bút pháp lý tưởng hóa cảm hứng lãng mạn Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công vẻ đẹp của Huấn Cao.
Cách trình bày 5
a, Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm b, Phân tích nhân vật Huấn Cao
* Tài năng
– Có tài viết chữ thư pháp nhanh và đẹp
– “Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm. Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”.
– Chữ đẹp khiến quản ngục ao ước có được
* Khí phách
– Hiên ngang, không sợ cường quyền
– Ung dung làm chủ ngục tù: thản nhiên nhận rượu thịt, đuổi viên quản ngục đi…
– Ngày hôm sau phải ra pháp trường nhưng vẫn ung dung thảo viết thư pháp.
* Thiên lương
– HC có thiên lương: Không màng danh lợi. Có tự trọng, sẵn dàng nhận lỗi
– HC muốn người khác cũng bừng sáng thiên lương (cảnh cho chữ): cho chữ quản ngục, khuyên răn ông ta nên từ bỏ danh lợi để giữ sạch thiên lương. Quản ngục hiểu và bái lĩnh.
=> Ý nghĩa: biểu tượng cho cái dẹp, tài năng, khí phách và thiên lương
c, Khẳng định, kết luận.
Tham khảo: Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù
-/-
Bài luyện tập trang 115 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Chữ người tử tù trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!