Soạn bài Sang thu | Ngắn nhất Soạn văn 9 – VietJack.com

Soạn bài Sang thu

Bố cục:

– Khổ 1 : Những tín hiệu giao mùa.

– Khổ 2 : Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa.

– Khổ 3 : Những suy tư và chiêm nghiệm của nhà thơ.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 71 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Sự biến đổi đất trời sang thu được cảm nhận bắt đầu từ những tín hiệu chuyển mùa : hương ổi phả vào gió se, gió thu giăng mắc chầm chậm, dòng sông dềnh dàng trôi, những cánh chim bắt đầu vội vã, đám mây hạ – thu, nắng cuối hạ vơi dần cơn mưa. Tâm trạng tác giả ngỡ ngàng, bâng khuâng qua các từ bỗng, hình như.

Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những chuyển biến trong không gian :

– Hương vị : mùi ổi chín – trái cây mùa thu.

– Cảm nhận bằng xúc giác : gió se, sương – thời tiết se se lạnh của mùa thu.

– Hình ảnh vạn vật đang chuyển mình : sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” (hình ảnh nhân hóa).

Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

– Hình ảnh đặc sắc của thời điểm giao mùa : có đám mây mùa hạ – vắt nửa mình sang thu. Đây là hình ảnh nhân hóa, đầy liên tưởng gợi hình, gợi cảm, một ranh giới mơ hồ, nên thơ.

Đọc thêm:  DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH

– Hai dòng thơ cuối Sấm cũng bớt bất ngờ – Trên hàng cây đứng tuổi :

+ Ý nghĩa tả thực : sấm gắn với cơn mưa mùa hạ cũng đã bớt dần.

+ Ý nghĩa ẩn dụ : Sấm – những gì bất thường dữ dội trong cuộc sống, hàng cây đứng tuổi – người từng trải. Con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.

Luyện tập

(trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Dựa vào hình ảnh …

Đoạn văn tham khảo :

Mùa thu là mùa giao thời của đất trời từ những cơn mưa rào, những ngày nắng hè sang tiết trời se lạnh, chấm sương sớm mai. Cảm nhận tinh tế trước đất trời thiên nhiên, nhà thơ Hữu Thỉnh thể hiện được một góc nhìn đất nước qua bài “Sang thu” .

Bỗng nhận ra hương ổi

Trên hàng cây đứng tuổi.

Bài thơ mang cái hương vị ấm nồng của chớm thu ở miền quê nhỏ. Với những dấu hiệu tinh tế nhất : hương ổi chín, làn gió se lạnh, màn sương mỏng manh đầu ngõ. Rồi thì những hình ảnh như sông chậm chạp, “dềnh dàng” hơn, chim vội vã, đám mây trên không trung như còn lưỡng lự níu kéo mùa hạ sang với mùa thu.

Nhưng thiên nhiên vẫn luôn vận chuyển, còn nắng, bớt mưa, thời gian trôi đi, con người cũng lớn dần, trưởng thành, chín chắn hơn nhiều sau bão táp phong ba như hàng cây đứng tuổi trải nắng giãi mưa.

Đọc thêm:  Giá trị lịch sử và văn chương của bản Tuyên ngôn độc lập hay nhất

Guồng quay của thiên nhiên là tất yếu, là quy luật. Lời thơ ngắn gọn hàm súc, hình ảnh giàu sức biểu cảm đã phần nào thể hiện sự chuyển biến đất trời nhẹ nhàng, rõ rệt với cảm nhận vô cùng tinh tế của Hữu Thỉnh.

Bài giảng: Sang thu – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 cực ngắn, hay khác:

  • Nói với con
  • Nghĩa tường minh và hàm ý
  • Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
  • Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
  • Mây và sóng

Xem thêm bài soạn Sang thu ngắn gọn, hay khác:

  • Soạn bài Sang thu (hay nhất)

  • Soạn bài Sang thu (ngắn nhất)

  • Soạn bài Thu sang (trang 86 lớp 7) (hay nhất)

  • Soạn bài Thu sang (trang 86 lớp 7) (ngắn nhất)

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

  • Soạn Văn 9 (hay nhất)
  • Soạn Văn 9 (siêu ngắn)
  • Soạn Văn 9 (cực ngắn)
  • Văn mẫu lớp 9
  • Tác giả – Tác phẩm Văn 9
  • Lý thuyết, Bài tập Tiếng việt – Tập làm văn 9
  • 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 9
  • Giải vở bài tập Ngữ văn 9
  • Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
  • Ôn thi vào lớp 10 môn Văn

Săn SALE shopee tháng 6:

  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button